Theo một số nghiên cứu, khung giờ ngủ cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ.
Hầu hết chúng ta đều biết giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, ngủ không chỉ để nghỉ ngơi mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất, trí tuệ.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng thực hiện một cuộc khảo sát liên quan và kết quả cho thấy khi trẻ đang chìm trong giấc ngủ sâu tốc độ phát triển của não bộ cao gấp đôi so với trạng thái thức, hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng nhiều hơn gấp ba lần tỷ lệ thông thường.
Ngược lại, trẻ thức khuya hay ngủ không đủ giấc sẽ tạo ra những tác động xấu đến sức khỏe. Đặc biệt trong kỳ nghỉ hè, trẻ không phải đến trường, lịch học tập và nghỉ ngơi có thể bị xáo trộn, do đó các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.
Những nguy hiểm của việc trẻ thức khuya, ngủ trễ
Ảnh hưởng đến chiều cao
Lượng hormone tăng trưởng tiết ra là bao nhiêu là yếu tố quyết định trẻ có thể cao thêm hay không. Sau 12h đêm là thời điểm tiết hormone tăng trưởng cao nhất, trẻ ở trạng thái ngủ nhẹ không dễ đạt đến đỉnh điểm này.
Vì vậy, tốt nhất nên cho trẻ ngủ trước 10 giờ đêm để đạt trạng thái ngủ sâu càng sớm càng tốt. Bố mẹ chú ý rằng, tiền đề của việc tiết ra lượng lớn hormone tăng trưởng là trong giấc ngủ sâu.
Vì vậy, bố mẹ nên chú ý tập cho con thói quen ngủ đúng giờ, tăng cường vận động ngoài trời cho trẻ vào ban ngày, cho trẻ ngủ sớm và đi vào giấc ngủ sâu càng sớm càng tốt, để trẻ cao lớn hơn.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, ngủ không chỉ để nghỉ ngơi mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất, trí tuệ.
Suy giảm trí nhớ
Khi ngủ não bộ của trẻ được nghỉ ngơi để tái tạo các tế bào thần kinh và chuẩn bị cho ngày hôm sau. Thường xuyên thức khuya dẫn đến không kịp tái tạo tế bào, gây hại cho não bộ.
Từ đó làm suy giảm khả năng thị giác, khả năng tiếp thu và khả năng học tập. Thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tăng động, mất kiểm soát.
Ảnh hưởng tim mạch
Khi trẻ không ngủ đủ, trẻ cảm thấy phấn khích. Nếu tâm trạng phấn khích hay khó chịu sẽ làm tăng tốc độ tim, tăng huyết áp gây ra các bệnh tim mạch nếu tình trạng này kéo dài.
Trẻ dễ cáu gắt, xúc động
Nhiều bậc bố mẹ thường thấy con đêm ngủ không ngon giấc, sáng dậy thức dậy uể oải, mệt mỏi.
Một số trẻ còn biếng ăn và hay cáu gắt, đây được xem là biểu hiện của việc thiếu ngủ.
Lượng hormone tăng trưởng tiết ra là bao nhiêu là yếu tố quyết định trẻ có thể cao thêm hay không.
Dễ ốm vặt
Nếu trẻ ngủ muộn trong thời gian dài, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi, không sản sinh được các yếu tố miễn dịch có khả năng chống lại bệnh tật, từ đó tạo cơ hội cho vi rút, vi khuẩn xâm nhập.
Vì vậy, cho trẻ đi ngủ sớm có thể giúp cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, các cơ quan được phục hồi, nâng cao khả năng miễn dịch, từ đó giảm khả năng mắc các bệnh cảm lạnh và truyền nhiễm.
Trẻ ngủ đủ giấc vào 2 khung giờ này, giúp tăng chiều cao và IQ hiệu quả
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 70% chiều cao của trẻ phụ thuộc vào gen di truyền của bố mẹ, và 30% phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Trong số 30% yếu tố bên ngoài này, giấc ngủ có ảnh hưởng đầu tiên đến chiều cao, vượt qua cả tập thể thao và chế độ ăn uống, vì hormone tăng trưởng được tiết ra khi ngủ.
Dưới đây là 2 khung giờ ngủ theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu bỏ lỡ khoảng thời gian này tương đương với việc bỏ lỡ thời kỳ vàng để trẻ cao lớn.
Từ 9h tối-1h sáng
Qua quan sát tình hình giấc ngủ của trẻ, giai đoạn từ 21 giờ đến 24 giờ đêm là thời điểm trẻ bước vào giấc ngủ sâu, đồng thời cũng là giai đoạn tiết hormone tăng trưởng quan trọng.
Trẻ ngủ ngon giấc trong giai đoạn này có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể về mọi mặt. Hormone tăng trưởng do trẻ tiết ra khi ngủ sâu chiếm khoảng 70%.
Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí thức khuya thì lượng hormone tăng trưởng tiết ra trong cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến não bộ và chiều cao của trẻ.
Trẻ ngủ không đủ giấc có thể làm suy giảm thể chất và trí tuệ.
Từ 5-7 giờ sáng
Thời kỳ tiết hormone tăng trưởng quan trọng thứ hai của trẻ là từ 5-7 giờ sáng. Đây cũng là thời gian trẻ ngủ tốt nhất, cha mẹ không nên đánh thức trẻ quá sớm, cần đảm bảo ngủ đủ giấc thì trẻ mới có thể lớn lên khỏe mạnh.
Nhìn chung, hai giai đoạn vàng này là giai đoạn trẻ tiết hormone tăng trưởng nhanh nhất nên cha mẹ càng phải chú ý để con đi ngủ đúng giờ.
Để trẻ có thể tận dụng được tốt nhất khoảng thời gian vàng này thì các bé nên được bố mẹ cho lên giường sớm hơn 30 phút so với thời điểm vàng này để bé được ru giấc và vào giấc ngủ say sưa hơn.
Ngoài ra, trẻ em với các tình trạng phát triển thể chất khác nhau đòi hỏi thời lượng ngủ khác nhau. Harriet Hiscock, một chuyên gia về giấc ngủ trẻ em từ Viện Nghiên cứu trẻ em Úc, đã đưa ra thời lượng ngủ phù hợp cho trẻ theo từng độ tuổi sau đây.
- Đối với trẻ sơ sinh, thường phải ngủ từ 14 đến 17 tiếng.
- Trẻ sau 1 tuổi cần 12 đến 15 giờ.
- Trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi) cần 10 đến 13 giờ.
- Trẻ em trong độ tuổi đi học (6-13 tuổi) cần ngủ từ 9 đến 11 tiếng.
- Thanh thiếu niên cần ngủ từ 8 đến 10 giờ.
Những thực phẩm giúp bé ngủ ngon, bố mẹ nên biết
Nhìn chung, tất cả các loại thực phẩm đều cung cấp năng lượng. Trong đó có một số loại đặc biệt cung cấp những dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ giấc ngủ của trẻ tốt hơn.
Chuối
Ngoài việc ổn định serotonin và melatonin, chuối còn chứa magiê có tác dụng thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, ăn chuối trước khi đi ngủ (khoảng 2 tiếng) sẽ không làm tăng cân, vì nó ít calo và giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột.
Sữa ấm
Sữa có chứa tryptophan, serotonin có thể thúc đẩy quá trình bài tiết chất dẫn truyền thần kinh gây buồn ngủ của các tế bào thần kinh trong não.
Ngoài ra, peptid có tác dụng điều hòa chức năng sinh lý, trong số đó peptid opioid có thể kết hợp với hệ thần kinh trung ương để gây mê và giảm đau, làm cho người ta cảm thấy dễ chịu toàn thân, có lợi để giải tỏa mệt mỏi, và dễ chìm vào giấc ngủ.
Uống sữa ấm từ 1-2 tiếng trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ ngủ ngơn hơn.
Hạt bí ngô
Magiê giúp cơ bắp thư giãn và cải thiện giấc ngủ bằng cách thúc đẩy não sản xuất melatonin điều hòa giấc ngủ. Hạt bí ngô rất giàu magiê, vì vậy ăn một ít hạt bí ngô mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, rau xanh và các loại đậu cũng rất giàu magiê.
Quả anh đào
Nghiên cứu chỉ ra rằng melatonin có trong một ly nước ép anh đào là đủ để kích hoạt phản ứng ngủ lành mạnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Mật ong
Y học Trung Quốc cho rằng mật ong có tác dụng bổ trung, bổ khí, làm dịu ngũ tạng, dễ kết hợp các vị thuốc khác, muốn ngủ ngon thì uống một cốc nước mật ong trước khi đi ngủ cũng có vai trò nhất định.
Thêm một lượng nhỏ mật ong vào sữa ấm, và một lượng nhỏ đường glucose có thể thúc đẩy não ngừng sản xuất orexin, một chất dẫn truyền thần kinh được phát hiện gần đây có liên quan đến việc tỉnh táo.
Thực phẩm giàu kẽm
Ăn thực phẩm giàu kẽm thường xuyên có thể giúp cải thiện giấc ngủ vì kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi tryptophan thành serotonin và melatonin. Những loại thực phẩm này bao gồm hải sản như hàu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt khác.
Muốn con cao lớn và khỏe mạnh thì không thể quên 2 nguyên tắc quan trọng khi ngủ
Đừng đợi đến khi mệt mới ngủ
Việc cho trẻ ngủ khi chơi mệt rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ vui chơi quá đà sẽ khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, thậm chí nếu trẻ bước vào trạng thái ngủ thì tâm trạng còn hưng phấn hoạt động trí não vẫn tiếp diễn.
Vì vậy, tốt nhất bố mẹ nên giúp con hình thành thói quen ngủ ngon, đến giờ giấc phải đi ngủ và hình thành giờ ngủ cố định.
Đừng để con thức khuya với mình
Một số bố mẹ không đi ngủ cho đến tối muộn, nhưng thường giục con đi ngủ sớm. Nếu muốn con đi ngủ sớm thì tốt nhất bố mẹ nên tạm gác lại những việc đang làm khi đến giờ đi ngủ, kể cho con nghe một câu chuyện chúc ngủ ngon để con có thể chìm vào giấc ngủ yên bình.
Nếu cha mẹ vẫn còn việc phải làm, hãy cố gắng chịu đựng, sau đó có thể quay lại làm việc lại khi trẻ đã ngủ.
Bố mẹ nên giúp con hình thành thói quen ngủ ngon, đến giờ giấc phải đi ngủ và hình thành giờ ngủ cố định.
Tóm lại, khi đến giờ cho trẻ đi ngủ, gia đình sẽ cố gắng tạo cho trẻ một môi trường ngủ phù hợp, điều này cần có sự chung tay của cả gia đình.
Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, hay đi ngủ muộn, gan giải độc rất dễ bị suy yếu, từ đó khiến cơ thể trẻ suy nhược, thiếu năng lượng. Vì vậy, khi trẻ còn nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi đi học phải đảm bảo ngủ đủ giấc, để trẻ thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường, giúp trẻ có trí nhớ và khả năng vận động tốt.