4 kiểu dỗ ngủ khiến trẻ không bao giờ ngủ ngoan, dễ mắc bệnh

Thi Thi - Ngày 10/09/2022 18:40 PM (GMT+7)

Một số sai lầm khi dỗ trẻ ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Trong cuộc sống hàng ngày, không ít bố mẹ dễ mắc một số sai lầm nuôi dưỡng, đặc biệt áp dụng các phương pháp dỗ giấc ngủ không chưa phù hợp.

Theo các chuyên gia, sự phát triển của trẻ bao gồm xen kẽ giữa ăn và ngủ. Cách dỗ giấc ngủ sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, bố mẹ nên tránh 4 sai lầm dưới đây.

4 kiểu dỗ ngủ khiến trẻ không bao giờ ngủ ngoan, dễ mắc bệnh - 2

4 sai lầm phổ biến khi dỗ trẻ ngủ, vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của con

Lắc mạnh để dỗ con ngủ

Theo quan niệm trước đây của nhiều người, lắc trẻ là một mẹo để dỗ giấc ngủ. Tuy nhiên, việc rung lắc mạnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bố mẹ không nên đong đưa hay rung lắc mạnh khi cho bé ngủ. Ở độ tuổi này, các xương khớp của bé còn rất yếu, rung lắc mạnh có thể ảnh hưởng đến não, gây tắc nghẽn đường thở hoặc nguy cơ ngạt thở.

Ngủ thiếp đi trong vòng tay mẹ

Trước khi trẻ được 1 tuổi, cột sống của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, việc bế trẻ trên tay khi ngủ sẽ không có lợi cho sự phát triển xương của trẻ và chất lượng giấc ngủ cũng khó đảm bảo.

Ngoài ra, việc bế trẻ ngủ trong vòng tay của bố mẹ không phải là giải pháp lâu dài, một khi bé hình thành thói quen ôm mới ngủ, ngay khi đặt giường xuống sẽ dễ khóc và không thể phát triển khả năng đi vào giấc ngủ một cách độc lập.

Giấc ngủ an toàn sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Giấc ngủ an toàn sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Không quan ngủ quá yên tĩnh 

Tạo một môi trường ngủ hợp lý có thể giúp bé đi vào giấc ngủ một cách hiệu quả, nhưng bố mẹ không cần phải chặn tất cả các âm thanh. 

Trẻ không như người lớn và không cần môi trường quá yên tĩnh mới ngủ được. Vì khi ở trong bụng mẹ, bé đã quen với tiếng ồn từ các cơ quan trong cơ thể mẹ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thời gian đầu đời, bé có khả năng “che chắn” các tiếng ồn ở một mức độ nhất định bên ngoài và vẫn bảo đảm giấc ngủ của mình. Ngược lại nếu bé ngủ trong môi trường quá yên tĩnh thì con có thể không ngủ ngon, ngủ sâu như ý.

Từ điều này mà nhiều bà mẹ sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) để dỗ bé nếu con bị khó ngủ, vỗ về trẻ đang ngọ ngoạy, khó chịu.

Đổi người chăm sóc thường xuyên

Đối với một em bé, người lo giấc ngủ cho mình thường là bố mẹ hoặc ông bà thân thuộc, nhưng nhiều gia đình phải thay đổi người canh giấc ngủ vì bận công việc và nhiều lý do khác. Việc thay người dỗ dành thường xuyên cũng có thể khiến trẻ chưa có cảm giác an toàn.

Trẻ 4 tháng tuổi đã hoàn thiện các chức năng về thị giác, vị giác và thính giác, các giác quan ngày càng phát triển mạnh mẽ, có thể nhận biết khuôn mặt, ngửi các mùi khác nhau của cơ thể người, phân biệt được giọng nói của người lớn. 

Mỗi người khác nhau chăm sóc bé từng miếng ăn giấc ngủ, điều này sẽ làm gia tăng sự cô đơn và ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tinh thần của bé, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ vì thiếu cảm giác an toàn.

Nếu bế trẻ trên tay khi ngủ sẽ không có lợi cho sự phát triển xương của trẻ và chất lượng giấc ngủ cũng khó đảm bảo.

Nếu bế trẻ trên tay khi ngủ sẽ không có lợi cho sự phát triển xương của trẻ và chất lượng giấc ngủ cũng khó đảm bảo.

4 kiểu dỗ ngủ khiến trẻ không bao giờ ngủ ngoan, dễ mắc bệnh - 5

Những cách xây dựng cho trẻ giấc ngủ đúng cách và an toàn

4 kiểu dỗ ngủ khiến trẻ không bao giờ ngủ ngoan, dễ mắc bệnh - 6

Chú ý điều chỉnh tư thế ngủ an toàn

Lựa chọn những tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ là điều mà bố mẹ nên làm, điều này nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh những nguy hiểm khi trẻ ngủ sai thư thế.

Nếu ngủ đúng tư thế, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, các bộ phận trên cơ thể được đặt ở vị trí thích hợp, nhờ vậy mà trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, tư thế ngủ đúng sẽ giúp cho cổ, vai và lưng được duỗi ra một cách thoải mái, nhờ vậy mà chiều cao của trẻ cũng được phát triển.

Với những trẻ ngủ sai tư thế, ví dụ như cong lưng, chân tay co rút và cong thì cột sống và xương khớp sẽ bị kìm hãm, điều này sẽ gây bất lợi cho việc phát triển chiều cao.

Hiện nay nằm ngửa là tư thế an toàn được các chuyên gia sức khỏe và các bác sĩ khuyên nên áp dụng cho trẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh. 

Ăn đủ no và đúng thời gian

Bố mẹ nên sắp xếp thời gian cho trẻ có một bữa ăn tối đầy đủ vào thời gian hợp lý. Cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ có thể khiến trẻ tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái.

Điều này có thể khiến bé khó ngủ hơn. Vào buổi sáng, một bữa ăn sáng lành mạnh sẽ giúp khởi động đồng hồ sinh học của trẻ đúng thời gian.

Hạn chế cho trẻ đắp mền dày

Nhiều phụ huynh có thói quen chèn thêm gối hay gấu bông cho con thấy có bạn, có cảm giác an toàn và có thể dựa hay gác tùy thích.

Cách làm này có thể tạo ra nguy hiểm cho trẻ, vì khi trong quá trình cựa quậy, gối hay gấu bông sẽ chèn lên bé, đè lên mặt và có thể khiến con khó thở, nhẹ thì con khó ngủ còn nặng hơn thì con cũng có thể bị ngạt.

Một không gian riêng tư, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để có giấc ngủ ngon.

Một không gian riêng tư, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để có giấc ngủ ngon.

Tạo môi trường ngủ khỏe mạnh

Một không gian riêng tư, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để có giấc ngủ ngon. Mẹ nên kiểm tra xem phòng ngủ của trẻ có quá sáng hay quá ồn không.

Ánh sáng xanh từ tivi, màn hình máy tính, điện thoại và máy tính bảng có thể làm giảm tiết hóc môn melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ. Bố mẹ nên tắt những thứ này ít nhất một giờ trước khi đi ngủ hoặc để màn hình ra khỏi phòng con vào ban đêm.

Hãy hạn chế tối đa các chương trình TV, phim ảnh và trò chơi điện tử kinh dị, thay vào đó có thể cho bé nghe nhạc nhẹ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng như lắp ghép gỗ, xếp hình. 

5 số cuối ngày sinh âm lịch tiết lộ sự thật bất ngờ về tương lai tương lai một đứa trẻ
Ngày sinh âm lịch được xem là có thể dự đoán phần nào tương lai và cuộc sống của một đứa trẻ về sau.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con