Chỉ thay đổi vài từ trong câu nói, không cần giục con cũng tự giác đi học

Thi Thi - Ngày 31/10/2022 18:08 PM (GMT+7)

4 câu nói “chẳng mất tiền mua”, giúp trẻ ý thức và tự giác học hơn

Lời nói của bố mẹ được xem là có tính ảnh hưởng nhất định đến con đường thành công sau này của trẻ, đặc biệt trong quá trình con học tập. 

Những gì bố mẹ nói có thể là sự động viên, truyền cảm hứng cho con phấn đấu, biết ý thức và tự giác trong việc học. Muốn con ngoan hơn, đạt thành tích tốt bố mẹ có thể nói nhiều hơn những câu dưới đây.

Chỉ thay đổi vài từ trong câu nói, không cần giục con cũng tự giác đi học - 2

"Mẹ nghĩ sẽ vui hơn nếu con hoàn thành bài tập, sau đó cùng chơi trò chơi" 

Bố mẹ có vai trò rất lớn trong suốt cuộc đời của con cái, là tấm gương tốt để con noi theo. Đặc biệt, trong những trường hợp trẻ gặp khó khăn, đặc biệt là khi trẻ muốn từ bỏ việc học thì sự giúp đỡ, chia sẻ của bố mẹ như "phao" cứu sinh với con.

Trẻ nhỏ dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ, vì vậy đôi khi con ham chơi hơn ham học là điều bình thường. Quan trọng, lúc này bố mẹ nên có phương pháp điều chỉnh phù hợp, rèn luyện cho con duy trì tính tự giác trong học tập, trẻ mới không bị xao nhãng trước những cám dỗ xung quanh.

Khi con có dấu hiệu chán học, mẹ có thể động việc trẻ bằng câu nói "Mẹ nghĩ sẽ vui hơn nếu con hoàn thành bài tập, sau đó cùng chơi trò chơi", việc mẹ cùng con làm bài tập sau đó cùng vui chơi sẽ giúp trẻ hiểu rằng bố mẹ luôn đồng hành cùng mình.

Khi trẻ bước vào tuổi đến trường, nếu có điều kiện bố mẹ hãy sắp xếp một khu vực yên tĩnh trong nhà làm góc học tập cho trẻ. Góc học tập nên đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sách vở và dụng cụ học tập được sắp xếp gọn gàng. Bố mẹ có thể cùng con trang trí góc học tập phù hợp với sở thích của trẻ để trẻ hứng thú hơn với việc học.

Ngoài ra, hãy quy định giờ học bài mỗi tối để con hình thành thói quen ngồi học đúng giờ. Bằng cách đó, trẻ sẽ không phải nhắc nhở hoặc giục con học bài, hay trẻ sẽ lúc nào nên dừng các trò chơi để ngồi vào bàn học.

Chỉ thay đổi vài từ trong câu nói, không cần giục con cũng tự giác đi học - 3

Chỉ thay đổi vài từ trong câu nói, không cần giục con cũng tự giác đi học - 4

“Việc học không hề dễ dàng, nhưng có thể đưa con đến nơi con muốn"

Khi một đứa trẻ chán học, điểm số thấp, đó là do chúng chưa hiểu hết ý nghĩa của việc học. Trẻ cho rằng, việc học rất nhàm chán, buồn tẻ, thậm chí có chút khổ cực.

Vì thế, trẻ thường phản kháng lại việc học, không có hứng thú. Một số đứa trẻ còn cho rằng, việc học là nhiệm vụ mà bố mẹ và thầy cô ép buộc mình phải nghe theo.

Khi sống trong một hoàn cảnh sung sướng, có điều kiện, nhiều đứa trẻ không nhận ra tầm quan trọng của việc học vì mọi thứ đã có bố mẹ lo.

Vì vậy, nhiều chuyên gia giáo dục luôn nhấn mạnh rằng, thay vì nhồi nhét vào đầu trẻ kiểu “có học thì mới có tương lai, thay đổi được số phận”, hãy để trẻ được tự trải nghiệm thông qua sự hiểu biết của bản thân bằng cách nghe và nhìn thông qua những trải nghiệm trong cuộc sống. 

Đây là cơ hội để trẻ tạo nên một cuộc sống như mình mong muốn, khi có điều kiện tốt đến nhiều nơi trẻ có thể  thu nạp thêm kiến thức, khám phá những điều hay trong cuộc sống, gặp những con người mới, làm giàu cho cuộc sống tương lai.

Chỉ thay đổi vài từ trong câu nói, không cần giục con cũng tự giác đi học - 5

Chỉ thay đổi vài từ trong câu nói, không cần giục con cũng tự giác đi học - 6

“Con đừng xấu hổ khi làm sai bài tập, nếu không biết hãy hỏi bố mẹ nhé!" 

Việc bố nghiêm khắc với con trong học tập là cần thiết, nhưng điều đó không có nghĩa là tìm cách để kiểm soát mọi hoạt động, hành vi của trẻ. Nếu bố mẹ dùng uy quyền để ép con phải hoàn thành bài tập thì trẻ rất dễ có biểu hiện học kiểu chống đối hoặc thậm chí là ghét học.

Vì vậy, thay vì bắt ép con, bố mẹ hãy tìm hiểu tâm lý của trẻ và giúp con vượt qua cảm giác chán học. Điều quan trọng là bố mẹ phải kiên trì, nhẫn nại, tránh hành vi áp đặt, kiểm soát trẻ.

Như đã nói ở trên, việc học không hề dễ dàng, trong trường hợp trẻ làm chưa tốt, thay vì vội la mắng, bố mẹ hãy từng bước khích lệ để con tăng hứng thú với việc học.

Hãy nói với trẻ rằng, “Con đừng xấu hổ khi làm sai bài tập, nếu không biết hãy hỏi bố mẹ nhé!" điều này giúp trẻ bộc lộ được điểm yếu, khả năng hiểu biết của mình ở một dạng bài tập nhất định. Đồng thời, cho trẻ nhận biết rằng bố mẹ có thể giúp con sửa chửa và học tập tốt hơn. 

Chỉ thay đổi vài từ trong câu nói, không cần giục con cũng tự giác đi học - 7

Chỉ thay đổi vài từ trong câu nói, không cần giục con cũng tự giác đi học - 8

"Bố mẹ thấy sự cố gắng của con, con đã rất tuyệt rồi".

Thực tế, bố mẹ nào cũng từng đặt kỳ vọng vào những đứa con của mình. Điều này xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn và nỗ lực dành cho con em mình những gì tốt nhất và mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp, thành công.

Vì thế, rất nhiều cha mẹ đặt áp lực vào con cái trong chuyện học tập, lựa chọn nghề nghiệp theo ý mình mà quên mất các con cũng có những suy nghĩ, những mong muốn ước mơ riêng.

Khi con đã cố gắng rồi mà điểm vẫn không được như mong muốn, thay vì hò hét với con “Cố gắng lên, phải cố nữa lên!” mà hãy nói "Bố mẹ thấy sự cố gắng của con, con đã rất tuyệt rồi". Khi đó, trẻ sẽ phấn khích và lại có động lực cố gắng hơn, đồng thời hiểu rằng bố mẹ ghi nhận sự cố gắng của mình.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần khen ngợi và dành tặng trẻ những phần thưởng hợp lý cho các điểm số tốt mà trẻ đã đạt được. Không nhất thiết đó phải là những món quà giá trị, đơn giản chỉ là cho trẻ có thêm thời gian chơi đùa với bạn bè hay thưởng thức món ăn khoái khẩu một cách thoải mái.

Chỉ thay đổi vài từ trong câu nói, không cần giục con cũng tự giác đi học - 9

3 câu nói cửa miệng của mẹ vô tình khiến con đánh mất sự tự tin, lớn lên khó hạnh phúc
Lời nói của bố mẹ trong lúc nóng giận đôi khi vô tình làm ảnh hưởng đến tâm trí của trẻ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn