Lời nói của bố mẹ trong lúc nóng giận đôi khi vô tình làm ảnh hưởng đến tâm trí của trẻ.
Bố mẹ nào cũng yêu thương và mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất con con cái. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phương pháp giáo dục và cách bày tỏ tình yêu thương của bố mẹ chưa chắc phù hợp với mong ước của con trẻ.
Để nuôi dạy trẻ lớn lên với sự tự tin, bố mẹ hãy tránh nói với con nhưng câu có khả năng gây ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý hay vô tình khiến trẻ cảm thấy mình thấp kém, ngày càng rụt rè, kém tự tin vào bản thân.
Chê bai con trước mặt người khác - "Con nhà tôi học hành chán lắm, toàn mang phiền phức đến cho mẹ”
Đây là trường hợp phổ biến dễ thấy khi bố mẹ cùng con đi gặp người quen, sau màn chào hỏi sẽ thường là câu chuyện: "Con nhà anh chị học hành thế nào?" "Cháu có đạt thành tích gì không?", nhiều bố mẹ thường có thói quen trả lời: "Con nhà tôi học chán lắm..." cho dù thực tế không phải như vậy.
Nhiều người thường cho rằng việc chê bai con trước mặt người khác là để trẻ nhìn nhận ra khuyết điểm của mình và sửa chữa, nhưng thực tế đây là quan điểm sai lầm. Thực tế, việc chê bai trẻ trước mặt người khác không khiến con học giỏi lên lên mà có thể thui chột sự phát triển tính cách của con.
Một số trường hợp ý định của bố mẹ là tốt, nhưng đồng thời có thể khơi dậy sự xấu hổ trong trẻ. Việc chê bai có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm với người khác và trở nên rụt rè.
Bởi trẻ chưa thể phân biệt được hết tất cả các sắc thái của câu nói nên khi nghe bố mẹ nói thế, trẻ sẽ tin là thật. Và đặc biệt khi lời nói ấy được nói ra bởi bố mẹ là người gần gũi, thấu hiểu trẻ, vô tình cản sự phát triển của trẻ, hướng trẻ theo chiều hướng đi xuống.
Một câu như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy mình thật sự rất tệ, trong mắt mắt bố mẹ mình thật sự vô dụng. Thay vì thể hiện năng lực bản thân, trẻ sẽ chọn cách lùi lại phía sau vì nghĩ rằng mình không thể làm tốt.
Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, để thúc đẩy trẻ thay đổi khuyết điểm và trở nên tốt hơn, bố mẹ nên hạn chế so sánh con với đứa trẻ khác hay chê bai con.
Bình phẩm về ngoại hình của trẻ - "Con suốt ngày chỉ biết ăn thôi, người thì ngày càng béo"
Ngoài việc trẻ trưởng thành thành công, bố mẹ còn mong muốn con lớn lên sở hữu ngoại hình ưu nhìn, tuy nhiên trẻ còn nhỏ chưa biết cách chăm sóc bản thân nên đôi khi làm bố mẹ thất vọng, nhiều bố mẹ vô tư chê bai ngoại hình, vóc dáng, cân nặng của con trẻ.
Việc thường xuyên nhắc nhở con về vấn đề cân nặng có thể sẽ khiến trẻ bị tổn thương và tự ti về hình thể. Thay vào đó, bạn nên nhấn mạnh lợi ích của việc ăn uống lành mạnh để con hiểu. Mẹ nên hạn chế nói với con những câu như: "Con suốt ngày chỉ biết ăn thôi, người thì ngày càng béo" hay "Sao con dạo này xấu thế"
Hình hài của con khi sinh ra là được thừa hưởng từ bố mẹ, trẻ khó có thể định đoạt được mặt mũi, dáng vẻ, chiều cao của bản thân mình sẽ như thế nào ngay từ đầu.
Với những đứa trẻ có bản lĩnh, khi bị chê bai ngoại hình có thể thấy không sao. Nhưng đối với những trẻ có tâm lý yếu mềm, lâu dần sẽ thấy rất chạnh lòng, buồn rầu, cảm thấy tự ti về bản thân, đôi lúc còn có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
Vội vàng đánh giá khả năng của con - "Sao con ngốc vậy, việc đơn giản mà cũng không làm được"
Khi trẻ chưa thành thạo một việc, trẻ sẽ tỏ ra vụng về. Ví dụ khi rót nước thì làm tràn ra ngoài, vô tình làm rơi đồ vật nào đó... Trong tình huống này, bố mẹ có thể vô thức nói những câu như "Việc đơn giản mà con cũng không làm được" hay "Sao con ngốc vậy".
Khi trẻ nhận được lời đánh giá này, con có thể cảm thấy bản thân kém cỏi và không thể làm tốt bất cứ điều gì. Dần dần, trẻ có thể hình thành nỗi mặc cảm đối với bản thân.
Khi bắt đầu việc gì đó mới, trẻ mặc nhiên nghĩ mình không thể làm tốt nhiệm vụ được giao, cảm thấy rụt rè và ngại thử sức.
Nhiều phụ huynh lo lắng việc khen ngợi có thể khiến con tự mãn, vì vậy luôn giữ tâm lý phải khiêm tốn mới giúp con tiến bộ. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của bố mẹ, khi trẻ đạt được điều gì đó, trẻ rất hào hứng và hy vọng được nhận lời khen và sự khích lệ từ cha mẹ.
Vì vậy, sự khích lệ của bố mẹ theo cách này như thể đang phủ nhận mọi sự cố gắng của con. Điều này không chỉ làm tổn thương, giảm đi sự tự tin trẻ mà còn khiến trẻ sinh ra tâm lý ghét bố mẹ.
Trong nhiều trường hợp, nếu bố mẹ thường xuyên không hài lòng với những nỗ lực của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy rằng mình đã thất bại, và không thể làm gì tốt, do đó trở nên ngày càng yếu kém.