Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hạ Mây - Ngày 06/03/2021 09:42 AM (GMT+7)

Nghẹt thở ban đêm ở trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 1

Bố mẹ thường mong muốn con trẻ đi ngủ sớm để có thể có một sức khỏe tốt sau khi thức dậy. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ của trẻ lại không hề được đánh giá đơn giản thông qua số giờ ngủ trên giường mà còn bắt nguồn từ việc trẻ có một giấc ngủ không gián đoạn.

Để có được một sức khỏe tốt, trẻ không chỉ cần một giấc ngủ chất lượng mà bố mẹ cũng cần chú ý tới các hội chứng như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường gặp ở trẻ nhỏ - một loại rối loạn giấc ngủ, trong đó nhịp thở của con bị chặn một phần hoặc hoàn toàn, lặp đi lặp lại trong khi ngủ (viết tắt là OSA). 

Tuy nhiên hội chứng này lại có thể dễ dàng được phát hiện bằng 3 bước đơn giản, bố mẹ nên thường theo dõi, quan sát giấc ngủ của con để có thể phát hiệm sớm.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 2

Nguồn ảnh: Smartparents

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 3

Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ em là gì (OSA)?

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) bao gồm các giai đoạn đóng lại toàn bộ hoặc một phần của đường thở trên xảy ra trong thời gian ngủ và dẫn đến ngừng thở (được định nghĩa là thời kỳ ngưng thở hoặc ngưng thở) > 10 giây).

Biểu hiện bao gồm buồn ngủ ban ngày quá mức, bồn chồn, ngủ ngáy, thức tỉnh lặp đi lặp lại, và đau đầu buổi sáng, đổ mồ hôi vào ban đêm. Các biến chứng có thể bao gồm rối loạn học hành hoặc hành vi, rối loạn tăng trưởng, tâm phế mạn và tăng áp phổi, tăng huyết áp, rung nhĩ…

Khoảng 10 phần trăm trẻ em ngủ ngáy đều đặn, nhưng chỉ 1 đến 3 phần trăm trẻ em ngủ ngáy bị ngưng thở lúc ngủ.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 4

Tại sao bố mẹ nên chú ý đến hội chứng OSA ở trẻ?

Theo như các nghiên cứu chỉ ra, hội chứng OSA làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ, tình trạng thiếu ngủ như vậy có thể ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ ngủ không ngon, trẻ có thể trở nên cáu kỉnh vào buổi sáng, hoặc cũng có thể gây ra tình trạng hiếu động thái quá, làm giảm sự phát triển nhận thức và thể chất. Thậm chí, hội chứng tưởng chừng đơn giản này lại có thể làm phát sinh các vấn đề về tim mạch trong tương lai.

Hơn 10.000 trẻ nhỏ ở Singapore mắc chứng rối loạn giấc ngủ OSA nhưng nhiều bố mẹ có con nhỏ không hề hay biết. Trên thực tế, chín trong số 10 phụ huynh Singapore không thể xác định chính xác các triệu chứng của bệnh OSA ở trẻ em.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 5

Trẻ mắc hội chứng tắc nghẽn hơi thở trong lúc ngủ sẽ thay đổi nhiều tư thế, hơi thở mạnh.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 6

Bố mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con mình bị OSA?

Nếu bố mẹ nghi ngờ rằng con mình có thể bị OSA hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra, hoặc tìm đến một chuyên gia về giấc ngủ nhi khoa để được tư vấn. Chuyên gia cũng sẽ cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị hội chứng OSA ở trẻ.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 7

 3 cách phát hiện trẻ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn 

Thực hiện theo ba bước trong biểu đồ đơn giản sau để tìm hiểu xem con bạn có đang mắc chứng OSA hay không?

Quan sát giấc ngủ bồn chồn, không yên của trẻ

Một đứa trẻ bị tắc nghẽn đường thở sẽ điều chỉnh tư thế ngủ của mình theo bản năng để giải phóng đường thở. Điều này dẫn đến việc trẻ di chuyển thường xuyên trong khi ngủ để tìm một vị trí thích hợp. Các dấu hiệu của điều này có thể bao gồm gối và chăn bị rơi xuống sàn và ga trải giường nhàu nhĩ.

Chú ý các tư thế ngủ bất thường

Sau khi vật lộn để tìm một vị trí thích hợp để giải phóng đường thở, trẻ mắc chứng OSA có thể nằm ở một tư thế ngủ bất thường. Điều này thường tạo thành hiện tượng ưỡn cổ ra sau và hướng ra ngoài, một vị trí có thể giải phóng đường thở. Các tư thế ngủ điển hình ở trẻ mắc hội chứng OSA bao gồm vị trí của đầu thường nghiêng khỏi giường, ngồi lên giường để ngủ và sử dụng gối để tựa đầu ra sau.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 8

Bố mẹ nên chú ý quan sát giấc ngủ của con để phát hiện kịp thời trẻ có mắc hội chứng tắc nghẽn hơi thở khi ngủ hay không.

Thói quen ngủ ngáy ở trẻ

Trái ngược với những gì nhiều người nghĩ, thói quen ngủ ngáy không chỉ là kết quả của tình trạng kiệt sức mà trên thực tế là dấu hiệu của một đường thở bị tắc nghẽn. Trẻ bị OSA thậm chí có thể ngủ ngáy tần suất 3 đêm/ tuần hoặc nhiều hơn thế.

Cha mẹ hãy áp dụng phương pháp 3 bước đơn giản mỗi đêm để đảm bảo rằng con bạn có được giấc ngủ chất lượng! Để biết được chính xác trẻ có mắc hội chứng OSA hay không, bạn sẽ cần sử dụng trong vài tuần để xác định. Ba triệu chứng này kết hợp với nhau có thể chỉ ra bệnh OSA ở trẻ và vì vậy, cha mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 9

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 10

OSA có nguy hiểm đến tính mạng của trẻ không?

Chứng ngưng thở dẫn đến nhiều hệ lụy đi kèm như, giấc ngủ bị xáo trộn trong thời gian dài khiến tình trạng mệt mỏi kinh niên vào ban ngày. Khó tập trung ở trường học ảnh hưởng đến kết quả học tập. Dẫn đến các vấn đề về hành vi bắt chước rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), điển hình như hiếu động thái quá, nổi loạn, bốc đồng.

Tâm trạng khó chịu. Khó kiểm soát cảm xúc, thường xuyên cáu gắt. Trẻ chậm lớn. Có thể gây cao huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi một trẻ ngừng thở, lượng oxy trong máu sẽ giảm xuống và mức độ carbon dioxide (CO2) tăng lên. Trẻ có thể bị giảm nhịp tim nghiêm trọng, thậm chí bất tỉnh.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 11

OSA ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Trường hợp cha mẹ nghi ngờ trẻ bị ngưng thở khi ngủ cần đưa trẻ đi khám sức khỏe và làm các xét nghiệm khác nhau theo chỉ định bác sĩ như đo nồng độ oxy trong máu và theo dõi nhịp thở, nhịp tim, chụp X-quang.

Bên cạnh đó, mẹ và bé có thể được giới thiệu đi khám thêm ở các chuyên gia về giấc ngủ, bác sĩ nhi chuyên khoa phổi hoặc các chuyên gia về chứng ngưng thở. Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ được gọi là đa ký giấc ngủ (Polysomnography).

Đây là một thủ thuật không đau được thực hiện trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ dưới sự quan sát của các kỹ thuật viên được đào tạo. Quá trình kiểm tra sẽ có công cụ theo dõi sóng não, chuyển động mắt, nhịp thở, nồng độ oxy trong máu cũng như tiếng ngáy và thở hổn hển của trẻ khi ngủ.

Nếu các bác sĩ nghi ngờ rõ ràng về chứng ngưng thở khi ngủ, việc ghi lại nhịp tim của trẻ và lượng oxy trong máu khi trẻ ngủ có thể giúp chẩn đoán. Oximetry có thể được thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi nó không đưa ra được chẩn đoán, trong trường hợp đó, trẻ vẫn cần phải thực hiện nghiên cứu về giấc ngủ.

Chỉ với 3 bước đơn giản, bố mẹ biết ngay con có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ - 12

OSA ở trẻ được điều trị như thế nào?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) ở trẻ được điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp để đưa ra được phác đồ điều trị thích hợp cho trẻ.

Với chứng ngưng thở khi ngủ từ mức độ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể giới thiệu trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhi khoa để kiểm tra về việc loại bỏ amidan và adenoids. Cắt bỏ tuyến phụ có thể cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ. Các hình thức phẫu thuật đường thở trên khác có thể được khuyến nghị, dựa trên tình trạng của trẻ.

Điều trị áp lực đường thở tích cực, trong áp lực đường thở dương liên tục (CPAP - là thở máy qua mũi với áp lực dương liên tục để phòng và điều trị các trường hợp ngừng thở nặng khi ngủ không rõ nguyên nhân) và áp lực dương đường mật (BPAP), các máy nhỏ nhẹ nhàng thổi không khí qua một ống và mặt nạ gắn vào mũi, hoặc vào miệng của trẻ.

Máy đưa áp suất không khí vào phía sau cổ họng của trẻ để giữ cho đường thở của trẻ luôn mở. Các bác sĩ thường điều trị chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em bằng liệu pháp tạo áp lực đường thở tích cực khi các phương pháp kể trên không hiệu quả.

Các bài tập về miệng và cổ họng - liệu pháp điều trị cơ cũng giúp cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và chứng ngáy ngủ ở trẻ em.

Đối với những trẻ có triệu chứng rất nhẹ hoặc không có biểu hiện có thể được theo dõi theo thời gian. Trong thời gian này bố mẹ nên chăm sóc, giáo dục trẻ về các thói quen ngủ tốt, để ý các triệu chứng và tái khám để nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ.

10 sai lầm cha mẹ thường mắc phá hủy giấc ngủ của trẻ 
Một số bậc cha mẹ thích cho con ngủ trên giường cùng với mình, hy vọng gia tăng sự gắn kết giữa bản thân với con cái.
Hạ Mây Dịch từ Smartparents
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn