Nếu cha mẹ áp dụng phương pháp cải thiện phù hợp, nhiều trẻ nhỏ vẫn đạt được chiều cao lý tưởng dù mang gen di truyền thấp.
Chiều cao của trẻ luôn là chủ đề được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy di truyền là yếu tố chiếm phần lớn sự ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, các yếu tố còn lại đến từ môi trường sống, dinh dưỡng, rèn luyện thể chất...
Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố tuyệt đối quyết định chiều cao của trẻ, nếu áp dụng phương pháp cải thiện phù hợp và đúng cách, nhiều trẻ nhỏ vẫn đạt được chiều cao lý tưởng dù cha mẹ không cao.
Vợ chồng chị Trương hiện đang sinh sống tại Trung Quốc, cậu con trai 16 tuổi của chị luôn là niềm tự hào của gia đình, bởi cậu bé không chỉ đạt được thành tích học tập tốt mà còn sở hữu chiều cao tốt 1m85, mặc dù có bố cao 1m75 và mẹ chỉ cao 1m58.
Nếu cha mẹ áp dụng phương pháp cải thiện phù hợp, nhiều trẻ vẫn đạt được chiều cao lý tưởng dù mang gen di truyền thấp. (Ảnh minh họa)
Khi nói đến con trai, chị Trương cho biết, từ khi con còn nhỏ nhận thấy quá trình phát triển của con không theo kịp bạn bè, nên chị đã đưa con đến bệnh viện khám thì kết quả cho thấy cậu bé thường xuyên bị mắc chứng khó tiêu, lá lách và dạ dày yếu, cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Kể từ ngày đó, chị Trương đã rất chú trọng đến việc thay đổi khẩu phần ăn trong sinh hoạt của con, chú ý lựa chọn những loại thực phẩm tốt và có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, dạ dày, tập cho con thói quen ngủ sớm và rèn luyện các môn thể thao giãn cơ, dần dần, chỉ trong vài năm chiều cao của cậu bé cải thiện đáng kể.
Ngay cả khi cha mẹ có chiều cao khiêm tốn thì vẫn có thể yên tâm về khả năng phát triển chiều cao của con trong tương lai, chỉ cần có “chiến lược” cải thiện vóc dáng đúng cách cho con.
Để trẻ có được sức khỏe dạ dày tốt và tăng chiều cao hiệu quả, cha mẹ nên chú ý 4 điều cơ bản nhưng rất quan trọng sau đây.
Không cho trẻ ăn thịt chứa nhiều hormone
Thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, chứa nhiều chất như kẽm, magie giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ thích cho con ăn súp từ thịt gà, vì nghĩ rằng điều này có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, một số bộ phận từ thịt gà như ức gà, cổ, phao câu, nội tạng nên tránh cho trẻ ăn nhiều.
Bởi các bộ phận này thường chứa một lượng hormone nhất định, trẻ ăn nhiều có thể làm cho nội tiết tố tăng đột biến, khiến trẻ dễ dậy thì sớm.
Cụ thể, cổ gà có ít thịt nhưng tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà. Trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi dễ tồn tại.
Một số bộ phận từ thịt gà như ức gà, cổ, phao câu, nội tạng chứa một lượng hormone nhất định nên tránh cho trẻ ăn nhiều.
Trong khi đó, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đồng thời, nội tạng cũng là bộ phận dễ nhiễm virus, ký sinh trùng và vi khuẩn. Gan gà là bộ phận có nhiều dinh dưỡng nhất trong nội tạng nhưng đây cũng là nơi chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng.
Hơn nữa, thịt gà có tính chất tương đối ôn hòa nên chỉ thích hợp cho những trẻ có cơ địa lạnh. Nếu trẻ ăn nhiều sẽ dễ gây ra hiện tượng tích tụ nội hỏa, xuất hiện các triệu chứng như tích tụ thức ăn, tiêu chảy, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn ở trẻ.
Không ăn thức ăn để qua đêm
Nhiều bậc cha mẹ thường có thói quen hâm lại thức ăn để qua đêm và cho con ăn vào buổi sáng. Tuy nhiên, cách này sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân, thấp còi. Vì thực phẩm để qua đêm và nấu lại nhiều lần thường mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết. Chưa kể đến việc thay đổi nhiệt độ đột ngột tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho đường tiêu hóa của trẻ.
Thức ăn được hâm lại nhiều lần khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập mà chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường.
Đồng thời, trong loại thực phẩm này có chứa một lượng lớn độc tố aflatoxin, khi vào cơ thể người sẽ tấn công trực tiếp vào lá lách và dạ dày, nếu ăn một lượng lớn sẽ làm tổn thương lá lách và dạ dày, dễ gây tiêu chảy, đau bụng và ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Cho trẻ ăn nhiều thức ăn để qua đêm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân, thấp còi.
Chú ý đến sức khỏe của lá lách và dạ dày
Từ câu chuyện trên, các bác sĩ cho biết ngoài việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, cha mẹ cần chú ý cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, dạ dày của trẻ. Bởi khi có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sẽ giúp trẻ hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Cha mẹ nên chú ý đến việc bồi bổ tỳ vị và dạ dày của trẻ, chỉ khi tỳ vị và dạ dày hoạt động tốt thì quá trình hấp thu và tiêu hóa mới diễn ra bình thường.
Ngoài việc ăn nhiều rau và trái cây, trẻ cũng nên ăn một số thực phẩm chứa chất dinh dưỡng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Đi ngủ sớm, đúng giờ
Ban đêm là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất, phải làm việc và nghỉ ngơi đều đặn để hệ thống lá lách và dạ dày của trẻ có thể tiêu hóa và hấp thụ bình thường.
Theo mô hình giấc ngủ chất lượng cao, quá trình chuyển hóa hormone tăng trưởng sẽ được đẩy nhanh, và sự phát triển này sẽ làm cho chiều cao của trẻ được nâng lên.
Trẻ từ 3-7 tuổi cần được ngủ ít nhất 10-12 giờ mỗi ngày. Sau lứa tuổi này, trẻ sẽ cần ngủ đủ ít nhất 8 tiếng để đảm bảo sức khỏe. Không những đảm bảo thời gian ngủ, cha mẹ cần rèn cho con thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, kể cả những ngày nghỉ.
Đặc biệt nên để trẻ ngủ trước 10 giờ tối, vì trong khoảng từ 10 giờ đến 3 giờ sáng là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng nhất. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ngủ càng sớm càng tốt.
Ban đêm là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất, vì vậy, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ngủ càng sớm càng tốt.