Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa?

Thi Thi - Ngày 25/07/2022 18:52 PM (GMT+7)

Một số lời nói đơn giản từ bố mẹ, nhưng có thể là nguồn sức mạnh tinh thần lớn cho con.

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 1

Ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ nên khuyến khích, hỗ trợ, động viên và giúp con tin tưởng vào bản thân của mình qua các câu nói, dạy con cách kiểm soát cảm xúc, tiếp thêm sức mạnh để trẻ sẵn sàng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Thực tế, một số lời nói từ bố mẹ tuy ít từ nhưng lại chứa đựng sức mạnh tinh thần to lớn đối với trẻ. Các chuyên gia cho biết, trẻ em khao khát được nghe những lời này, bố mẹ hãy nên nói với con thường xuyên hơn.

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 2

"Mẹ xin lỗi, mẹ rất lấy làm tiếc"

Không đứa trẻ nào muốn bị đổ lỗi, nhất là khi bố mẹ hiểu sai về mình. Đằng sau câu nói "Bố/mẹ xin lỗi" mà trẻ mong mỏi chính là mong muốn bố mẹ hiểu và chứng minh rằng mình đáng được yêu thương. 

Tuy nhiên, khi câu nói "Bố/mẹ xin lỗi" được bố mẹ giấu nhẹm đi, nỗi đau trong lòng của đứa trẻ đang tích tụ từng chút một với những cảm xúc như tức giận, buồn bã, bất bình.

Bố mẹ khi nhận ra lời nói và việc làm của mình đã khiến con cái hiểu lầm thì nên xin lỗi kịp thời. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dám đối mặt với sai lầm của mình, điều này sẽ có thể tạo dựng hình ảnh dũng cảm và làm gương, có tác động tích cực đến trẻ.

Đồng thời, giải thích bố mẹ đã sai ở đâu và từ sai lầm đó bạn đã rút ra bài học gì để con có thể đồng cảm và thấu hiểu.

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 3

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 4

"Mẹ hứa chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra nữa"

Khi bố mẹ nhận thấy lời nói và việc làm của mình đã gây tổn hại lớn cho con, thì ngay từ đầu nên nói với con một cách dứt khoát rằng “Mẹ hứa, chuyện này sẽ không xảy ra nữa”.

Đối với con cái, dù không ngang hàng với cha mẹ về thâm niên, nhưng trẻ thường mong muốn được giao tiếp bình đẳng và chân thành với bố mẹ.

Nếu câu "Mẹ xin lỗi" là một sự nhẹ nhõm, thì “Mẹ huwasm chuyện này sẽ không xảy ra nữa” như là một sự trấn an để sửa chữa những tổn thương của hiện thực, hai là cho đứa trẻ hy vọng.

Trong trường hợp, nếu bố mẹ cứ lặp đi lặp lại sai lầm cũ, thì sự tin tưởng của trẻ cũng sẽ giảm dần theo sự gia tăng tần suất của câu này, và tác dụng của nó cũng dần mất đi.

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 5

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 6

"Mẹ yêu con"

“Mẹ yêu con” là câu nói mà nhiều đứa trẻ mơ ước có thể nói ra từ miệng của mẹ, đây cũng là câu nói mà nhiều bậc phụ huynh muốn bày tỏ nhưng lại chôn sâu trong lòng.

Khi một đứa trẻ bị thương, đặc biệt là khi đứa trẻ cảm thấy mình đã mắc lỗi, trẻ thường lo lắng và sợ rằng mẹ sẽ không còn yêu thương mình nữa. Đây là lúc mà trẻ yếu đuối nhất, mẹ hãy làm những điều tốt nhất cho con bằng tình yêu, dù có muôn ngàn lời nói thì cũng đừng bỏ sót một câu “Mẹ yêu con”.

Thực tế, bố mẹ luôn chăm sóc con cái, cho trẻ học hành đàng hoàng, mua những thứ chúng cần và cả những lúc lo lắng cho con đến mất ngủ. Tất cả những điều này đều bắt nguồn từ tình yêu thương của bố mẹ bởi con cái luôn quan trọng trong cuộc đời của họ.

Nhưng đối với đứa trẻ, tình yêu thương này chưa đủ lớn. Đó là lý do vì sao các chuyên gia tâm lý khuyên bố mẹ ngoài việc thể hiện tình yêu thương qua hành động thì họ cũng nên thực hiện bằng lời nói. Điều này mang đến những nguồn năng lượng tích cực.

Giúp củng cố mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, mang đến cho trẻ sự tự tin khi chúng cảm thấy được yêu thương và che chở từ gia đình, đồng thời giúp con luôn thấy hạnh phúc và truyền năng lượng đó cho mọi người xung quanh, đứa trẻ được lớn lên trong sự yêu thương luôn có những suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 7

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 8

"Mẹ tự hào về con"

Không khó để chúng ta dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống, có bao nhiêu người con đã vất vả cả đời chỉ để mong có được một lời khẳng định của bố mẹ.

Khi trẻ dễ bị tổn thương, trẻ cần sự khẳng định kịp thời của bố mẹ. Nếu không luôn nhận được sự khẳng định và khích lệ của bố mẹ, ngoài việc chứng tỏ bản thân đến cùng, trẻ có thể đi đến cực đoan, dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thử thách mới.

Hầu hết các bậc phụ huynh đều có những kỳ vọng và yêu cầu đối với con cái. Mặc dù điều này có thể thúc đẩy sự tiến bộ trẻ ở một mức độ nhất định, nhưng nó thường truyền đi một tín hiệu "Con rất xuất sắc, mẹ sẽ yêu", và ngược lại "Nếu con không đủ tốt, mẹ sẽ không yêu".

Đối với những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương có điều kiện, trẻ thường cảm thấy bị tổn thương và tự hỏi liệu bố mẹ có yêu thương mình không. Vì vậy, thông điệp "Mẹ rất tự hào về con" nên truyền tải một định hướng quá trình tự hào về phẩm chất, sự cố gắng và tiến bộ của trẻ, không chỉ là kết quả và thành tích.

Hãy tập trung vào kết quả mà con có được, hãy trân trọng những khó khăn chúng đã vượt qua và đặc biệt là sự kiên trì bền bỉ của trẻ. Đó là những thứ cần được tuyên dương hơn là kết quả mà con đạt được.

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 9

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 10

"Mẹ sẽ không bao giờ rời bỏ con"

Trẻ sơ sinh nói chung phát triển mối quan hệ gắn bó với mẹ (hoặc người chăm sóc ban đầu) khi được 6 tháng tuổi, khi người mẹ biến mất khỏi tầm mắt, trẻ sẽ khóc và có cảm giác bị bỏ rơi.

Nếu mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé không được xử lý tốt trong giai đoạn đầu, nó sẽ để lại một tổn thương cho đứa trẻ. Khi biến cố đau thương xảy ra trong tương lai, đứa trẻ sẽ lại trải qua cảnh đau thương khi bị mẹ bỏ rơi.

Là bố mẹ, bạn nên để con mình trải nghiệm cảm giác được yêu thương và chăm sóc. "Mẹ sẽ không bao giờ rời bỏ con" là một kỹ thuật ổn định để đối phó với tổn thương. Nó có thể đưa đứa trẻ đến sự hòa nhập ấm áp giữa mẹ và con, tăng kỷ niệm đẹp từ thời thơ âu.

Câu nói trên còn truyền tải nhiều hơn về một kiểu đồng hành và quan tâm thiêng liêng, rằng mẹ luôn dõi theo và quan tâm đến con.

Bố mẹ hãy ở bên và động viên con khi trẻ thấy tự ti về bản thân và không đủ can đảm để làm điều gì đó, có thể vì chúng sợ hoặc không biết cách làm. Hãy cho con biết bạn tin tưởng vào năng lực của chúng và sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Chỉ cần bố mẹ luôn ở đó, con sẽ có thêm động lực để tiếp tục cố gắng và thậm chí không cần tới sự giúp đỡ.

Bố mẹ hãy làm điều này ngay từ khi con còn nhỏ, sẽ giúp quá trình trưởng thành của con dễ dàng hơn, nhất là sau này khi trẻ bước ra ngoài xã hội và bắt đầu đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn hơn.

Con cái mong mỏi mẹ nói ra 5 từ này, mẹ đã bao giờ nói chưa? - 11

Mẹ thông minh tận dụng 3 thời điểm để dạy con, không cần đòn roi trẻ vẫn ngoan nghe lời
Các chuyên gia gợi ý, bố mẹ lựa chọn thời điểm thích hợp để giáo dục cũng là lợi thế để trẻ dễ tiếp thu và ngoan hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời