Giải mã nụ cười trẻ sơ sinh khi ngủ, có phải do bà mụ dạy hay lý do khác?

Hạ Mây - Ngày 12/02/2022 19:00 PM (GMT+7)

Em bé ban đầu đột nhiên cười khi ngủ

Giải mã nụ cười trẻ sơ sinh khi ngủ, có phải do bà mụ dạy hay lý do khác? - 1

Cười trong khi ngủ là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ông bà cho rằng đó là lúc bé được bà mụ dạy. Còn khoa học lại chỉ ra rằng bé cười khi ngủ có thể là do phản ứng tự nhiên và từ một số nguyên nhân đặc biệt khác.

Giải mã nụ cười trẻ sơ sinh khi ngủ, có phải do bà mụ dạy hay lý do khác? - 2

Vì sao trẻ sơ sinh hay cười khi ngủ?

Giải mã nụ cười trẻ sơ sinh khi ngủ, có phải do bà mụ dạy hay lý do khác? - 3

Bé đang mơ

Trên thực tế, khi còn trong bụng mẹ, bé đã có thể mơ rồi. Một số mẹ bầu vẫn có thể nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của con khi ngủ thông qua siêu âm vào khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ.

Khi trẻ vừa mới chào đời, não bộ và hệ thống giác quan chưa phát triển hoàn thiện, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng trẻ được bổ sung dinh dưỡng và nhận được sự tương tác từ cha mẹ, do đó khả năng phản ứng não bộ và hệ thống giác quan của trẻ sẽ nhanh chóng phát triển và hoàn thiện hơn.

Không chỉ tăng cường khả năng nhận thức thế giới bên ngoài mà trí nhớ cũng được cải thiện rất nhiều, lúc này trẻ có thể nhận biết rõ ràng mọi người và mọi vật xung quanh nên có thể có được những giấc mơ như người lớn. Nếu một đứa trẻ đang cười trong khi ngủ, có khả năng trẻ đang nằm mơ.

Nếu một đứa trẻ đang cười trong khi ngủ, có khả năng trẻ đang nằm mơ.

Nếu một đứa trẻ đang cười trong khi ngủ, có khả năng trẻ đang nằm mơ.

Các cử động cơ mặt không tự chủ

Sau khi trẻ được sinh ra, não bộ chưa phát triển hoàn thiện sẽ tạo ra một số cử động cơ bắp vô thức, và cười cũng thực chất là một hành động nhỏ của cử động cơ vô thức.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh cười và khóc trong giấc mơ đều là phản xạ tự nhiên. Trẻ sơ sinh rõ ràng không có khả năng giao tiếp, và đương nhiên các bé không hiểu ý nghĩa thực sự của tiếng cười.

Lúc này, chỉ cần bé ăn đủ và ngủ thoải mái, khóe miệng sẽ nhếch lên và nở nụ cười. Nếu cảm thấy đói, lạnh, buồn tiểu, khó chịu, trẻ sẽ khóc.

Nụ cười có ý thức của bé thường xuất hiện sau tháng thứ 3, lúc này bé đã dần hình thành những ký ức về mẹ và cha, khi được ở gần cha mẹ, bé cảm thấy hạnh phúc.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh cười và khóc trong giấc mơ đều là phản xạ tự nhiên.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh cười và khóc trong giấc mơ đều là phản xạ tự nhiên.

Bé chưa ngủ sâu

Ngoài hai khả năng trên, có một khả năng khác là bé đang trong tình trạng ngủ nhẹ. Mặc dù ngủ nhẹ cũng là một loại trạng thái ngủ, nhưng trạng thái ngủ này rất nông, một chút xáo trộn xung quanh cũng có thể đánh thức trẻ.

Ở trạng thái này, em bé sẽ thỉnh thoảng thực hiện những cử động nhỏ của cơ thể, nhãn cầu sẽ xoay chuyển theo thời gian, và sẽ có những biểu hiện mỉm cười, cau mày hoặc khóc. Mẹ đừng lo lắng, đây cũng là tình trạng rất tự nhiên, khi giấc ngủ của trẻ sâu dần thì các tình trạng này sẽ giảm dần.

Có thể bé đang ốm

Cuối cùng, có một kiểu cười trong mơ mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, đó chính là dấu hiệu trẻ đang bị ốm.

Các mẹ cần chú ý rằng không phải lúc nào trẻ cười khi ngủ cũng là biểu hiện của sự thông minh hay đơn giản là do bé nằm mơ. Đôi khi, việc cười khi ngủ cũng là một tín hiệu từ cơ thể trẻ sơ sinh báo hiệu rằng sức khỏe của bé đang có vấn đề và cầu cứu mẹ.

Một số trẻ có thể bị va đập vào đầu trong lúc vui chơi, lúc đó trẻ có thể không có biểu hiện gì bất thường nhưng sau một thời gian có thể có hiện tượng cười liên tục về đêm. 

Nếu tình trạng này kéo dài kèm theo một số triệu chứng khác như co giật, nôn trớ, lừ đừ… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kịp thời.

Việc cười khi ngủ cũng là một tín hiệu từ cơ thể trẻ sơ sinh báo hiệu rằng sức khỏe của bé đang có vấn đề, cha mẹ cần lưu ý.

Việc cười khi ngủ cũng là một tín hiệu từ cơ thể trẻ sơ sinh báo hiệu rằng sức khỏe của bé đang có vấn đề, cha mẹ cần lưu ý.

Giải mã nụ cười trẻ sơ sinh khi ngủ, có phải do bà mụ dạy hay lý do khác? - 7

Những điều mẹ cần lưu ý giúp trẻ ngủ ngon hơn

Như chúng ta đều biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có phục hồi năng lượng và xây dựng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. 

Vì vậy, đối với trẻ, chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng, cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường và không khí ngủ tốt, nên lưu ý những điều sau đây để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

- Mẹ nên chú ý ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ, chọn đèn ngủ hoặc điều chỉnh thiết bị có ánh sáng dịu nhẹ, điều này có thể tạo cho trẻ cảm giác an toàn và chìm vào giấc ngủ nhanh.

- Khi trẻ ngủ, nên tránh nhiễu âm thanh bên ngoài và tạo môi trường thoải mái.

Cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường và không khí ngủ tốt để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường và không khí ngủ tốt để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

- Trước khi đi ngủ, cố gắng không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu, nếu không trẻ sẽ tăng tần suất thức dậy giữa đêm và không thể ngủ được.

- Trau dồi tâm trạng khi ngủ của trẻ, mặc quần áo thoải mái và kể một số câu chuyện trước khi đi ngủ, điều này có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn.

Ngoài giấc ngủ, bố mẹ cũng cần đảm bảo cho con hít thở nhiều không khí trong lành vào ban ngày ngày và tập thể dục, vận động thể chất phù hợp với lứa tuổi. Một số hoạt động nhẹ nhàng, thú vị và lịch trình cố định sẽ cần thiết để trẻ ngoan ngoãn khi đến giờ lên giường, có giấc ngủ sâu và phát triển tốt.

Bác sĩ chỉnh hình: Muốn con nhanh cao, tránh xa 5 loại thực phẩm này
Nếu cha mẹ muốn con phát triển chiều cao tốt nhất, hãy tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ