Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia "bắt bệnh" ngay lập tức

Hạ Mây - Ngày 19/03/2021 16:00 PM (GMT+7)

Tiêu chảy khi uống sữa bột là vấn đề mà các bé đa số mắc phải, khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

Câu nói “Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” ít nhiều đã phản ánh vai trò quan trọng của sữa mẹ. Thế nhưng không phải trẻ em nào cũng có cơ hội được bú sữa mẹ này bởi nhiều lý do khác nhau. Khi ấy, nguồn cung cấp dinh dưỡng thay thế và bổ sung là sữa bột.

Thế nhưng khi uống sữa bột, nhiều bé có biểu hiện bị tiêu chảy khiến các mẹ vô cùng đau đầu. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến trẻ luôn bị tiêu chảy khi uống sữa bột?

Tình trạng tiêu chảy xuất hiện ít nhiều có liên quan đến loại sữa đang sử dụng tùy vào từng nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số vấn đề trẻ có thể gặp phải khi uống sữa bột, mẹ có thể tham khảo để biết cách cách xử lý khi trẻ xuất hiện tình trạng này.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 2

Nồng độ pha sữa không chính xác

Các thương hiệu sữa bột khác nhau có tỷ lệ pha chế khác nhau, vì vậy cha mẹ cần pha theo đúng tỷ lệ ghi trên bao bì. Pha chế sai tỷ lệ, sữa quá loãng hoặc quá đặc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của bé, gây ra tiêu chảy.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 3

Sữa bột là nguồn cung cấp dinh dưỡng thay thế và bổ sung khi trẻ thiếu sữa mẹ.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 4

Không dung nạp lactose

Một số trẻ không đủ lượng enzyme lactase trong cơ thể nên không thể phân hủy hết đường lactose trong sữa bột. Và những đường lactose chưa được phân hủy này sẽ được lên men bởi vi khuẩn coliform trong ruột già, có thể tạo ra nhiều khí và axit, gây đầy hơi và tiêu chảy cho bé.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 5

Bình sữa không sạch

Bình sữa không được rửa và khử trùng sạch chắc chắn sẽ dẫn đến việc bé bị tiêu chảy. Khi đó, vi khuẩn trên bình sữa sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ, gây nhiễm trùng đường ruột và tiêu chảy.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 6

Trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa bột xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 7

Dị ứng đạm sữa

Do hệ miễn dịch của bé vẫn đang trong thời kỳ phát triển và chưa hoàn thiện nên một số bé có thể bị dị ứng với đạm sữa. Lúc này, cha mẹ có thể lựa chọn sữa bột có công thức đạm thủy phân, bởi loại sữa bột này không chỉ đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển bình thường của bé mà còn có tỷ lệ dung nạp tương đối cao.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 8

Nhiệt độ nước sai hướng dẫn

Các loại sữa bột khác nhau yêu cầu nhiệt độ nước khác nhau, do đó, cha mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì khi pha sữa bột cho con, sử dụng nhiệt độ nước thích hợp nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa của bé.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 9

Th.S Đặng Ngọc Hùng, Chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 10

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa bột?

Trẻ dưới 2 tuổi được khuyến nghị nên bú sữa mẹ thay vì sữa công thức. Ai cũng biết sữa mẹ có nhiều vai trò quan trọng đối với trẻ nhưng không phải ai cũng đủ khả năng nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ đến lúc 2 tuổi.

Có một số trường hợp bất khả kháng trẻ phải bú thêm sữa công thức. Lúc này, tình trạng tiêu chảy xảy ra mà phụ huynh khó có thể nhận biết rằng đây có phải là do sữa công thức gây ra hay không.

Ngoài các nguyên nhân đã nêu ở trên, các nguyên nhân sau đây cũng có thể gây tiêu chảy cho trẻ em khi sử dụng sữa công thức:

Do nhiễm trùng, nhiễm virus: trên 6 tháng tuổi trẻ còn phải ăn dặm bên cạnh chế độ sữa. Vì vậy, thức ăn có thể gây ra nhiễm trùng nếu được cung cấp từ các nguồn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc thức ăn để lâu ở nhiệt độ bên ngoài dễ sinh ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Kể cả nguồn nước nấu ăn hoặc pha sữa, dụng cụ pha sữa đều có thể là nguồn chứa các vi khuẩn gây ra bệnh truyền nhiễm nếu không được vệ sinh cẩn thận.

Các tác nhân vi sinh vật thường gây tiêu chảy trẻ em: Rota virus, Shigella, Campylobacter, Salmonella, vi khuẩn tả,…

Do dị ứng: Dị ứng đạm sữa bò là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Tình trạng dị ứng sẽ cải thiện khi trẻ được 4- 5 tuổi. Dị ứng đạm sữa bò đòi hỏi trẻ phải có chế độ sữa thủy phân hoàn toàn và chế độ ăn loại bỏ chất đạm từ bò phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do dị ứng gây ra.

Bất dung nạp sữa bò: Nguyên nhân tiêu chảy có thể gặp ở trẻ là bất dung nạp đường lactose trong sữa. Khác với dị ứng sữa, bất dung nạp lactose là do trẻ thiếu đi loại men tiêu hóa đường lactose trong sữa làm trẻ xuất hiện tình tiêu chảy kéo dài sau khi uống sữa. Để khắc phục tình trạng này, trẻ cần phải sử dụng loại sữa công thức không có đường lactose.

Do rối loạn đường ruột:

+ Đổi sữa: khi đang sử dụng một loại sữa bột ổn định và đổi sang một loại sữa khác là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn do đã thích nghi với loại sữa trước đó. Phụ huynh không nên đổi sữa cho con liên tục. Khi muốn đổi sang một loại sữa khác buộc phải thay đổi từ từ và theo dõi các triệu chứng tiêu hóa thường xuyên. Tránh thay đổi đột ngột làm trẻ không kịp thích nghi.

+ Sữa năng lượng cao: Các loại thức uống nhiều năng lượng (nước ngọt, nước đường) hút nhiều nước vào lòng mạch, làm tăng khối lượng nước trong phân, khiến phân loãng và đi ngoài nhiều hơn bình thường.

Thuốc đang sử dụng: Các loại thuốc kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, giết chết các vi khuẩn có lợi trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy.

Môi trường sống và vệ sinh nhà cửa: Môi trường sống ẩn chứa nhiều mầm bệnh và vi khuẩn, đặc biệt là môi trường sống không được vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường hay bỏ đồ chơi vào miệng ngậm. Nếu đồ chơi không được rửa sạch định kỳ thì trẻ rất dễ nhiễm bệnh.

Mẹ lo vì trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa công thức, chuyên gia amp;#34;bắt bệnhamp;#34; ngay lập tức - 11

Bố mẹ nên làm gì nếu trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa bột?

Như đã trình bày phía trên, trẻ tiêu chảy khi uống sữa bột có nhiều nguyên nhân kể cả do loại sữa đang uống và kể cả các nguyên nhân không phải do sữa bột gây ra. Trẻ tiêu chảy thì các bậc phụ huynh cần phải chú ý tìm thêm các nguyên nhân chính xác để giải quyết kịp thời. Khi đã xác định tiêu chảy do sữa bột gây ra, điều quan trọng hàng đầu là phải đảm bảo trẻ không bị mất nước cũng như thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.

Pha dung dịch oresol để đảm bảo trẻ không bị mất nước khi bị tiêu chảy. Dung dịch được bù thêm sau mỗi lần đi ngoài hoặc nôn ói. Cho trẻ uống từ từ với lượng 50ml sau mỗi lần đi ngoài đối với trẻ dưới 2 tuổi; 100-200 ml với trẻ 2-10 tuổi và theo nhu cầu với trẻ lớn hơn. Không nên cho trẻ ăn uống kiêng khem trong giai đoạn tiêu chảy vì dễ dàng làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng.

Tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đối với trẻ dưới 6 tháng. Trẻ trên 6 tháng tăng cường các cữ bột và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Chú ý các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm hỗ trợ cho tình trạng tiêu chảy như: hải sản, hàu, sò, các loại thịt, tim gà, tim heo, hạt điều,…

Giai đoạn trẻ đang bị tiêu chảy, không nên sử dụng quá nhiều chất xơ từ các loại rau. Hạn chế cho bé ăn các món chiên, xào cũng như các loại nước ngọt, bánh kẹo ngọt.

Đối với loại sữa bột trẻ đang sử dụng, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần kèm theo trẻ không tăng cân, trẻ khó chịu quấy khóc thường xuyên thì nên đổi sang loại sữa khác. Nhưng trước hết, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân tiêu chảy có phải do dị ứng đạm sữa hay bất dung nạp lactose để có thể lựa chọn loại sữa phù hợp tình trạng của bé.

Thông thường đối với trẻ dị ứng đạm sữa bò sẽ kèm thêm các triệu chứng dị ứng ở da và đường hô hấp như: nổi mẩn đỏ ở da, phù nề mí mắt, môi, khò khè kéo dài, khó thở có thể xảy ra nếu dị ứng nặng,…

Khi sử dụng sữa công thức cho trẻ cần phải lựa chọn nhà sản xuất uy tín, chất lượng sữa phải phù hợp độ tuổi trẻ, và công thức phải phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Mới bắt đầu sử dụng hoặc đổi sang loại sữa khác phải cho trẻ thử trước với lượng ít và tăng dần lên.

Không nên đổi sữa một cách đột ngột hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện sẽ chưa kịp thích nghi. Trẻ em tiêu chảy khi uống sữa bột thì nguyên nhân có thể là do sữa bột hoặc không. Phụ huynh cần xem xét tổng thể các nguyên nhân trước khi đổi sang một loại sữa khác cho trẻ.

Ngoài việc chỉ tập trung vào sữa, nên dự phòng tiêu chảy ở trẻ do những nguyên nhân khác cũng quan trọng không kém là: chủng ngừa rota virus, tả, giữ gìn vệ sinh nhà cửa cũng như sử dụng thức ăn và nguồn nước sạch.

Băn khoăn trẻ ăn trái cây trước hay sau bữa ăn: Chuyên gia mách thời điểm hấp thu tốt nhất
Trái cây chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết cho trẻ ăn trái cây đúng cách.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn