Những câu chuyện cổ tích dân gian hay nhất, mẹ nên kể cho bé ngủ ngon hơn

Hạ Mây - Ngày 03/10/2021 20:49 PM (GMT+7)

Dưới đây là top 3 câu chuyển cổ tích hay, với nội dung đơn giản, gần gũi, mẹ nên kể cho bé nghe.

Những câu chuyện cổ tích dân gian hay nhất, mẹ nên kể cho bé ngủ ngon hơn - 1

Truyện cổ tích được nhiều bạn nhỏ yêu mến bởi nhiều câu chuyện thú vị, hấp dẫn khác. Các bé sẽ được bước chân vào thế giới của các bà tiên quyền năng, các nàng công chúa xinh đẹp hay các chàng hoàng tử dũng cảm, hình ảnh dân gian Việt Nam được tái hiện lại sinh động… Và đằng sau mỗi câu chuyện ấy đều là những bài học bổ ích về đạo đức và cuộc sống.

Những câu chuyện giản dị nhưng mang lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm cho người đọc đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi. Hàng ngày, cha mẹ nên kể cho bé nghe các câu truyện cổ tích Việt Nam, truyện cổ tích thế giới, truyện ngụ ngôn, truyện dân gian… là cách rèn luyện kỹ năng sống cùng ý chí và đạo đức tốt nhất.

Một số câu chuyện mượn hình ảnh các loài vật để giải thích nguồn gốc ra đời của một số hiện tượng tự nhiên, truyền đạt những bài học hay về cuộc sống, giúp bé có thêm kiến thức mới, cũng như hình thành nhân cách tốt.

Dưới đây là top 3 câu chuyện cổ tích hay, với nội dung đơn giản, gần gũi, mẹ nên kể cho bé nghe.

Những câu chuyện cổ tích dân gian hay nhất, mẹ nên kể cho bé ngủ ngon hơn - 2

Sự tích chim Bắt cô trói cột và chim Năm trâu sáu cột 

Ngày xưa, có một bác lực điền tên là Ba ở trong một xóm dưới chân núi. Bác không có ruộng phải làm rẽ năm sào của một phú ông ở làng bên cạnh. Phú ông là tay giàu có nhất tổng: ruộng đất trâu bò ở rải rác các thôn xóm nhiều không đếm xiết.

Thấy bác là tá điền cũ, tính nết thật thà chăm chỉ, lúc nào cũng nộp thóc sòng phẳng, phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu. Công việc của bác Ba trở nên thêm bận rộn. Ngày ngày bác phải chăn một bầy trâu của phú ông từ độ ấy sinh nở tổng cộng đã được năm con.

Tự nhiên một ngày nọ, phú ông lăn ra chết. Hắn chết giữa lúc tuổi còn khá trẻ. Phú ông chưa có con trai, chỉ có mỗi một cô gái nên bao nhiêu ruộng đất trâu bò đều về tay cô. Mà ruộng đất trâu bò của phú ông giao cho các tá điền nhiều thứ linh tinh phức tạp, có thứ đã làm giấy tờ phân minh nhưng cũng có thứ vì cái chết đột ngột xảy đến nên chưa có giấy tờ gì cả.

Cô con gái phú ông rất giống tính cha, lại là một người có mánh khóe vặt. Không bao giờ chịu để mất không cái gì cho người ngoài dù là những vật nhỏ mọn, Sau khi làm ma bố xong, cô gái mới bắt đầu đi kiểm soát một lượt gia sản của bố để lại.

Cô đến nhà bác Ba vào một buổi chiều. Lúc đó bác ta còn đi chăn trâu chưa về. Nhà này có nuôi trâu, cô biết, nhưng tất cả số trâu nuôi trâu đẻ được mấy con và lớn bé như thế nào thì hãy còn mập mờ. Trừ phú ông ra chả ai biết rõ. Mấy người đầy tớ chỉ nhớ mang máng cả mẹ đẻ con đẻ đâu năm sáu con.

Tục ở đây nuôi trâu không có chuồng. Người ta đóng ở góc sân những cái cột, tối về buộc mỗi con vào một cột. Thoạt vừa đến cô gái đếm ngay số cột được sáu cái: “Sáu cột vị chi là sáu trâu” – cô tự bảo thế. Cô không biết rằng trước đây một hôm vì có một cột gần gãy nên bác Ba phải đóng một cột khác, chưa kịp nhổ cái kia đi.

Sự tích chim Bắt cô trói cột và chim Năm trâu sáu cột giải thích về nguồn gốc và tiếng kêu của hai loại chim này ngày nay.

Sự tích chim Bắt cô trói cột và chim Năm trâu sáu cột giải thích về nguồn gốc và tiếng kêu của hai loại chim này ngày nay.

Lúc bác lực điền đánh trâu về, cô gái đếm đi đếm lại chỉ có năm con, bèn ngẫm nghĩ: “Quái thật! Sao chỉ có năm. Có lẽ vì không có giấy tờ, nên nghe tin cha chết lão này đã bán trộm một con”. Bèn nói to:

– Này bác Ba. Còn một con nữa đâu?

Bác lực điền ngạc nhiên:

– Còn trâu nào nữa, tôi nuôi của cụ cả thảy chỉ có năm con.

Cô gái lý sự:

– Năm trâu sao lại sáu cột. Có lẽ bác đánh lạc mất một con trong rừng chứ gì?

Bác Ba đem việc cột gãy ra phân trần, nhưng cô nào đâu có nghe:

– Thôi, bác chịu khó đi tìm cho tôi đi. Năm trâu sao lại có sáu cột?

Thấy cô ta lẩm bẩm mãi mấy tiếng “năm trâu sáu cột”, bác lực điền nổi xung:

– Chỉ có bắt cô trói vào cột này thì họa chăng mới thành sáu được!

Cô con gái phú ông không phải là tay vừa, nhảy lên xỉa xói bác Ba. Bác Ba bực mình bỏ đi vào rừng. Cô tiếp theo chân bác. Rồi đó hai câu “năm trâu sáu cột” và “bắt cô trói cột” trở thành lời đối đáp của hai bên.

Cả bác Ba và cô gái về sau đều hóa thành chim. Hai con chim đó thường xuất hiện ở vùng rừng núi Thái Nguyên, Bắc Kạn là vùng xảy ra câu chuyện. Hai con chim kiếm ăn từ nhá nhem cho đến mờ sáng: một con đàng này núi, một con đàng kia núi, một con kêu: “Năm trâu sáu cột”, một con đáp: “Bắt cô trói cột”. Người ta nhận tiếng kêu của từng con một mà đặt tên.

Những câu chuyện cổ tích dân gian hay nhất, mẹ nên kể cho bé ngủ ngon hơn - 4

Gốc tích tiếng kêu của Vạc, Cộc, Dủ Dỉ, Đa Đa và Chuột

Ngày xưa Cò, Vạc, Cộc, Dủ Dỉ và Đa Đa ăn ở với nhau như anh em một nhà. Chúng sống một cuộc đời sung sướng và hòa thuận. Con nào con ấy đều có nhà cửa, ruộng đồng riêng, nhưng mỗi khi kiếm được món gì ngon như mớ cá, rổ tép, v.v… trong đồng của mình thì chúng thường chia nhau ăn rất vui vẻ, tử tế.

Không ngờ một ngày kia chúng nó rủ nhau đánh bạc. Trước còn đánh một đồng, hai đồng nhưng sau ăn thua lớn. Trong cuộc bạc hôm ấy, Cò vơ tất cả. Cuối cùng cả mấy con kia phải vay nợ của Cò để gỡ gạc, nhưng chúng chỉ “gỡ vào”, mà thôi. Hơn nữa. Cò âm mưu với Chuột viết vào văn tự nhiều hơn số tiền bọn họ đã vay. Vì không biết chữ, không ngờ bị Chuột làm gian nên hầu hết tài sản của Vạc, Cộc, Dủ Dỉ và Đa Đa đều thuộc về tay Cò cả.

Thua cay hơn hết là Đa Đa. Cờ bạc đến lúc “khát nước nó bèn đánh những tiếng rất táo bạo. Vì thế, đến lúc phủi áo đứng dậy, Đa Đa đã gán hết từ ruộng đồng cho đến nhà ở của mình cho Cò. Ngay buổi sáng hôm sau, Đa Đa trần như nhộng, phải bán xới đi kiếm ăn ở miền núi cao.

Dủ Dỉ không thua quá nhiều như Đa Đa. Nhưng Chuột đã chơi cho nó một vố khá đau. Trong văn tự, Chuột đã viết là Dủ Dỉ sẽ gán tất cả phần đồng điền của nó nếu quá hạn không trả được nợ. Vì thế đến hạn, Dủ Dỉ mất hết cả ruộng đồng, chỉ còn lại cái nhà ở. Từ đó nó phải ngày ngày đi làm thuê làm mướn kiếm ăn rất cực khổ.

Còn Vạc chỉ thua có ba mươi quan. Nhưng khi nhờ Chuột làm giấy hộ: Chuột đã viết còn số ba thành con số chín. Cho nên cuối cùng Vạc cũng mất gần hết phần ruộng đồng của mình cho Cò. Nhưng Vạc vốn không sợ Cò. Không dám kiếm ăn công khai thì Vạc ta lại kiếm ăn lẩn lút trên đồng đất của Cò. Đêm đến, chờ khi Cò về nhà nghỉ ngơi, Vạc mới mò ra đồng ăn trộm con tôm cái tép. Nhờ thế cũng đủ sống qua ngày.

Riêng Cộc cũng thua cháy túi như Đa Đa. Cuối cùng vốn liếng còn lại chỉ có mười quan định để dành đong gạo, nhưng máu mê cờ bạc xui nó đánh luôn một tiếng vào cửa lẻ. Khi mở bát ra thì bốn đồng tiền trắng xóa làm cho Cộc sững sờ, rồi ngất đi. Cho đến khi những con khác gào vào tai: – “Thua rồi, ớ Cộc!” thì nó mới tỉnh dậy, và vì xấu hổ quá nên đâm đầu chạy miết, không ngoái cổ lại.

Gốc tích tiếng kêu của Vạc, Cộc, Dủ Dỉ, Đa Đa và Chuột là truyện cổ tích Việt Nam, qua đó giải thích thói quen kiếm ăn và tiếng kêu của các con vật này.

Gốc tích tiếng kêu của Vạc, Cộc, Dủ Dỉ, Đa Đa và Chuột là truyện cổ tích Việt Nam, qua đó giải thích thói quen kiếm ăn và tiếng kêu của các con vật này.

Còn Cò nhờ cuộc bạc hôm ấy lại nhờ khóe gian của Chuột nên làm chủ đồng ruộng mênh mông. Hàng ngày nó bay hết đồng này sang trồng khác ăn uống thỏa thích.

Từ đó, dòng dõi của Cò thong dong đi lại kiếm ăn ban ngày. Người ta bảo “ruộng cò bay thẳng cánh” là thế. Trên đầu nó có mấy cái lông “seo” người ta vẫn gọi là cò văn tự”, để chỉ những khế tự giấy tờ của nó mang theo luôn luôn bên người.

Dòng dõi Vạc thì chờ lúc tắt mặt trời mới rúc ra khỏi bụi tre và kêu luôn mồm: – “Thua một vác! Thua một vác!”. Trời chưa sáng, chúng nó đã lò mò về tồ, chỉ sợ dòng dõi nhà Cò bắt gặp.

Dòng dõi của Dủ Dỉ thường kêu những tiếng ai oán: – “Đông Tây tứ chi bán hết! Mần như ri cực cực? Mần như ri cực cực!”.

Dòng dõi Đa Đa thì không dám trở về quê hương đồng ruộng nữa. Tuy thế, chúng nó vẫn kêu lên những lời tỏ ý tiếc nhớ đời sống sung sướng ở đồng ruộng của cha ông chúng ngày trước: – “Tiếc rổ tép Đa Đa? Tiếc rổ tép Đa Đa!”.

Dòng dõi Cộc thì thỉnh thoảng lại gào lên mấy tiếng: – “Thua rồi, ớ Cộc!” rồi đâm đầu xuống nước, lặn một mạch thật xa mới trồi đầu lên tìm chỗ vắng mà đậu.

Còn chuột, người ta bảo trong việc làm gian lận nói trên, nó chả được lợi lộc gì cả. Dòng dõi của nó ngày nay sống trốn tránh lẩn lút chỉ sợ con cháu Vạc và Dủ Dỉ báo thù. Miệng vẫn kêu mấy tiếng: – “Chín chục! Chín chục”.

Tục ngữ có câu:

Con vạc bán ruộng cho cò,Cho nên vạc phải ăn mò cả đêm.

hay là:

Vạc sao vạc chẳng biết lo,Bán ruộng cho cò, vạc phải ăn đêm.

Những câu chuyện cổ tích dân gian hay nhất, mẹ nên kể cho bé ngủ ngon hơn - 6

Con chim khách nhiệm màu

Vào một ngày xa xưa, có hai anh em con một nhà quan nọ một hôm đi chơi thấy có một nhà đạo sĩ ngồi bên vệ đường. Trước mặt đạo sĩ có đặt một cái lồng, trong có một con chim khách. Hai anh em sán lại xem và hỏi:

– Chim gì mà trông chẳng đẹp. Nó có hót được không?

– Chim này không phải để nghe hót đâu – đạo sĩ trả lời.

– Thế dùng để làm gì?

– Đây là một con chim khách nhiệm màu. Ai ăn được thịt nó sẽ trở thành bậc vương giả.

– Có bán không?

– Chỉ bán cho người nào mang lại đây bốn ngàn quan tiền. Đưa về nuôi đúng ba tháng mười ngày, sau đó mới làm thịt. Chỉ cần ăn một miếng thịt chim này tự khắc có ngày phú quý sẽ đến, đứng trùm lên thiên hạ.

– Có chắc thế không?

– Đã mua thì đừng ngờ. Đã ngờ thì đừng mua. Nhưng hãy nhớ, không phải bất kỳ ai có tiền là mua được chim, cũng không phải bất kỳ ai mua được chim là ăn được thịt. Phải có số, lại phải có tài.

Tin tưởng ở lời nói của nhà đạo sĩ, hai anh em liền chạy về nhà lấy trộm của mẹ mình đủ số tiền mang tới cho đạo sĩ để được làm chủ con chim quý.

Trở về, hai anh em giao chim cho ba người thị tỳ, bắt mỗi người phải nhận một việc: người thứ nhất cho chim ăn, người thứ hai tắm rửa, dọn lồng cho chim, còn người thứ ba trông nom săn sóc chim. Hai người chủ còn dặn:

– Tính mệnh cả ba người gắn liền với con chim đó. Ta hứa sẽ cho các người mỗi người một ngàn quan nếu nuôi chim và giữ chim được tốt. Nhưng nếu để chim chết, hoặc bay mất, nhất định sẽ trị tội không tha!

Dặn đoạn, hai anh em trở lại ngôi trường cách xa một ngày đường, tiếp tục học tập.

Hồi đó, ở một nước ngoài có một người học được phép bấm độn rất tài tình. Ở đâu mất cái gì, hắn cũng có thể dùng phép lạ tìm ra được.

Nhờ có phép lạ, hắn biết rằng ở nước Nam có một con chim khách nhiệm màu: ai ăn thịt nó sẽ được làm vua. Thấy vậy, hắn bèn bán tất cả gia tài điền sản đóng một chiếc tàu quyết sang tận nơi để tìm bằng được.

Sau những ngày lần mò dò hỏi, hắn đã tìm đến đúng nhà có con chim khách. Nhà rất kín cổng cao tường lại có nhiều đầy tớ canh gác, không dễ gì vào lọt.

Nhưng khi biết chủ nhân ngôi nhà chỉ là một người đàn bà góa, hai đứa con trai đều đi học vắng, hầu hạ bên mình chỉ có ba cô gái trẻ, thì hắn rất mừng, quyết lập kế để lọt vào cho được. Hắn nhờ mối giới thiệu mình là khách buôn nước ngoài bán rất nhiều hàng nữ trang và lụa là với giá rẻ chưa từng có.

Quả nhiên, mưu sâu đã đạt, khi gặp chủ nhân, hắn đưa tặng một chiếc nhẫn ngọc để làm quen. Chỉ một thời gian đi lại, dần dần hắn đã bắt nhân tình được với người đàn bà này. Nhưng khi hỏi dò đến con chim khách, hắn mới biết rằng chim được bảo vệ hết sức cẩn mật, do ba người thị tỳ chia nhau đêm ngày canh giữ.

Con chim khách nhiệm màu là một câu a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/truyen-co-tich-cho-be-p2607c10.htmlchuyện cổ tích/a hay cho bé, kể về hai anh em trai có duyên được làm vua nước Tề và nước Sở nhờ con chim khách màu nhiệm.

Con chim khách nhiệm màu là một câu chuyện cổ tích hay cho bé, kể về hai anh em trai có duyên được làm vua nước Tề và nước Sở nhờ con chim khách màu nhiệm.

Túng thế, người khách buôn lại phải giờ một thủ đoạn khác. Một hôm, hắn làm bộ sửa soạn cho tàu về nước. Người đàn bà góa ăn phải bả tình, hết lời dỗ dành để cầu mong hắn ở lại với mình. Hắn liền ngỏ ý sẽ ở lại suốt đời, nếu được ăn thịt con chim khách nuôi trong nhà này.

– Tưởng như thế nào chứ việc ấy thì có gì là khó khăn.

Đáp đoạn, người đàn bà bèn ra lệnh cho mấy người thị tỳ phải đưa nộp con chim khách.

Nhưng cả ba người nhất định không chịu. Họ trả lời:

– Thưa bà, chúng con không thể trái lệnh của hai công tử đã căn dặn trước khi lên đường.

Để buộc mấy người thị tỳ phải tuân lời mình, người đàn bà nọ bèn hành hạ họ một cách tàn khốc. Cuối cùng họ không thể kiên gan được nữa.

Lại nói chuyện một ngày nọ hai anh em đang ngồi làm bài thì tự nhiên ruồi ở đâu kéo tới vây kín lấy đầu ngọn bút không cho nhúng vào mực. Nghĩ là ở nhà có chuyện chẳng lành xảy ra, hai anh em bèn xin phép thầy về thăm nhà.

Khi họ vừa bước vào cửa thì ba người thị tỳ đã chạy tới dắt họ vào buồng kín rồi quỳ xuống, kể hết những chuyện xảy ra ở nhà cho họ nghe: nào là người lái buôn nước ngoài đi lại không chính đáng với phu nhân, nào là họ bị đánh đập như thế nào chỉ vì không chịu nộp con chim quý, v.v…

Hai anh em hỏi:

– Thế chim hiện giờ ở đâu?

– Đã giết thịt còn kho trên bếp. Chốc nữa ông ấy sẽ đến ăn.

Hai anh em bèn vào ngay nhà bếp ngồi chén kỳ hết thịt con chim khách của mình. Ăn xong, họ lấy trộm tiền mẹ, thưởng cho ba người thị tỳ như lời đã hứa, và dặn họ hãy trốn mau đừng để mẹ mình bắt được. Rồi đó, hai anh em cũng bỏ nhà ra đi. Khi trèo lên một ngọn đèo thì trời vừa tối, hai người ngồi lại nghỉ sức, rồi vì mệt quá nên ngủ quên trên bãi cỏ.

Đang ngủ ngon giấc thì bỗng nhiên trên không trung có hai vị thần bay qua chốn này. Nhìn thấy hai chàng trẻ tuổi nằm giữa cánh rừng hoang, một vị vốn là thần Thiện nói:

– Này này, có hai gã xinh trai, lại có tướng làm vua sao mà lại nằm ở đây không sợ thú dữ ăn thịt? Chúng ta hãy mang họ đến kinh thành giúp cho họ sớm lên ngôi báu.

Nhưng vị kia vốn là thần Ác, đáp:

– Không nên! Không nên! Hãy đưa chúng nó đến những nơi trăm sông ngàn gió để xem chúng nó chống chèo với số mệnh ra sao đã mới được.

Hai vị thần tranh cãi nhau mãi không ai chịu ai. Mãi đến gần sáng một vị cắp người anh đi sang nước Tề, một vị cắp người em đi sang nước Sở, thả xuống vào lúc mặt trời chưa mọc.

Lại nói chuyện người anh được thần Thiện thả vào nhà một người dân nghèo. Gia đình ấy hàng ngày đi làm thuê, bữa hôm không biết có bữa mai. Thấy người con trai mặt mũi sáng sủa lại chữ tốt văn hay, người chủ nhà coi như trời đưa đến cho mình một đứa con, nên tuy nhà thiếu ăn, ông cũng không nỡ đuổi. Chàng trẻ tuổi cũng lao vào làm bất cứ công việc gì để sống. Vùng này vừa bị mất mùa trong mấy năm liền, miếng ăn kiếm rất chật vật.

Chàng trẻ tuổi hết làm thuê, đến kiếm củi, đào củ mài… quần quật suốt ngày vẫn không đủ bỏ miệng. Nạn đói ngày một dữ dội, người chết đói đầy đường đầy chợ. Trong một vài tháng đã xảy ra những vụ cướp thóc. Người chủ nhà đi theo đám đông. Chàng trẻ tuổi cũng hăng hái đi đầu. Thấy anh có tài, người ta tôn thủ lĩnh đại vương. Triều đình nghe tin dân đói nổi loạn, vội điều quân tới đánh.

Máu chảy khắp nơi. Nhưng bên phía dân đói cũng tập hợp thành những đội quân do anh chỉ huy. Quân của anh ngày một đông: từ hàng ngàn chẳng mấy chốc lên hàng chục vạn. Quân triều đình kéo tới lớp nào bị đánh tan tành lớp ấy.

Quân của anh kéo về kinh không một ai dám chống lại. Cuối cùng trong một trận kịch chiến, bọn vua quan nước Tề đều bị tiêu diệt. Cõi bờ nước Tề đều giao lại cho nghĩa binh. Người ta tôn anh lên ngai vàng, gọi là Tề vương.

Người em được thần ác thả vào một cái thành. Hồi này ở nước Sở đang bị nạn mãng xà. Mãng xà vốn thích ăn thịt người. Ngày nào nó cũng phải thịt một mạng người mới đủ no. Từ trong hang đá, cứ chừng đúng ngọ thì nó bò ra đi tìm mồi. Xong bữa tiệc, nó lại trở về hang nằm nghỉ.

Vì vậy, cứ vào khoảng nửa buổi, mọi người thi nhau chạy đi tìm nơi ẩn náu. Nhưng mãng xà cũng rất tinh khôn, không bao giờ chịu nhịn đói. Suốt mấy năm trời, nó đã ăn hết không biết bao nhiêu mạng người. Nhà vua vô cùng lo lắng, hứa gả công chúa cho người nào có thể trừ được con quái vật.

Chàng trẻ tuổi rơi xuống đúng vào lúc mãng xà tìm đến kiếm ăn ở cái thành này. Anh đang đi dạo chơi các phố, bỗng chốc thấy mọi người đều biến đi đâu mất cả. Đang lúc ngạc nhiên thì mãng xà đã ở đâu xông lại. Thấy thế nguy, anh tuốt gươm đánh trả.

Trận đánh diễn ra rất lâu, mấy lần anh đâm trúng vào đầu con vật. Một mũi gươm bị gãy giắt vào trong đó. Nhưng tuy bị thương, mãng xà vẫn còn rất khỏe. Nó quần anh mệt nhoài. Cuối cùng, anh cũng chém được con quái vật, nhưng vì mệt quá nên lăn ra nằm ngất bên vệ đường.

Khi cơn nguy hiểm đã qua, mọi người lục tục ra khỏi chỗ nấp. Một viên quan nhỏ phi ngựa đến được chỗ xác mãng xà trước tiên, liền chém lấy cái đầu đưa lên nộp vua, tự xưng mình là người giết được quái vật.

Vua y ước gả công chúa cho hắn. Lễ cưới tổ chức rất linh đình. Nhưng giữa lúc mọi người đang tiệc tùng thì chàng trẻ tuổi bỗng xuât hiện ở cửa thành. Anh xin vào gặp vua để đòi lại mũi gươm gãy. Bọn thị vệ đưa đầu mãng xà ra, quả tìm được ngay. Thấy chứng cớ sờ sờ, vua sai bắt viên quan bỏ ngục và phong cho chàng trẻ tuổi chức phò mã.

Sau đó ít lâu vua chết không có con nối. Phò mã được mọi người tôn làm vua gọi là Sở vương.

Trong một cuộc hội kiến, Tề vương và Sở vương gặp nhau ở biên giới hai nước. Hai anh em nhận ra nhau ngay, và từ đây hai nước giữ hòa hiếu lâu dài. Nhân dân nước Tề và nước Sở được hưởng thái bình thịnh trị chưa từng có.

Những câu chuyện cổ tích dân gian hay nhất, mẹ nên kể cho bé ngủ ngon hơn - 8

Bài học hay từ những câu chuyện cổ tích

Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian mang yếu tố hoang đường, phản ánh nhiều mặt về cuộc sống vật chất và tinh thần, về tâm tư và ước vọng của nhân dân ta thời xưa.

Những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn cùng với bao bài học bổ ích, ý nghĩa về cuộc sống được chắc chắn sẽ khiến cho các bé vô cùng thích thú.

Những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn cùng với bao bài học bổ ích, ý nghĩa về cuộc sống.

Những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn cùng với bao bài học bổ ích, ý nghĩa về cuộc sống.

Top 4 câu chuyện cổ tích dân gian Việt Nam ý nghĩa nhất, dạy bé bài học sâu sắc
Những câu chuyện cổ tích dân gian Việt Nam với nội dung ngắn gọn, đơn giản nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa và bài học hay trong cuộc sống.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời