Sáng tạo thùng carton, lõi giấy vệ sinh làm đồ chơi cho trẻ, con thích mê lại tiết kiệm

Hạ Mây - Ngày 11/07/2021 10:35 AM (GMT+7)

Mẹ có thể tận dụng các đồ vật trong nhà làm để đồ chơi cho trẻ, vừa tiết kiệm lại giúp ích cho sự phát triển của con.

Sử dụng đồ gia dụng làm đồ chơi cho con, cha mẹ không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền mà còn giúp ích cho sự phát triển của trẻ.

“Cả thèm, chóng chán” là điều dễ hiểu ở những em bé, đặc biệt là đối với đồ chơi. Một món đồ chơi có thể được trẻ yêu thích và nằng nặc đòi mua nhưng chỉ chơi một vài lần là trẻ đã chán. Vậy là món đồ chơi đó sẽ được “xếp xó” và tốn diện tích nhà cửa, ngoài thị trường cũng rất nhiều đồ chơi và cha mẹ cũng tiêu tốn rất nhiều tiền để mua cho con những món đồ chơi mới. Trung bình, mỗi ông bố bà mẹ chi từ 1 triệu đến 2 triệu tiền đồ chơi cho con mỗi tháng. 

Nhưng đối với trẻ nhỏ, thường thích khám phá mọi thứ xung quanh và hình thành thế giới quan thông qua hoạt động vui chơi, do đó khuyến nghị từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng đồ chơi cho trẻ càng đơn giản càng tốt. Thế nên, còn gì tuyệt vời hơn là tận dụng những những món đồ vật có sẵn hàng ngày để tận dụng làm đồ chơi cho trẻ. 

Do đó, việc sử dụng các đồ vật trong nhà làm đồ chơi sẽ không chỉ mang lại giá trị về mặt giải trí giống như đồ chơi mua ở cửa hàng mà còn là cơ hội để giáo dục thêm cho trẻ, bảo vệ môi trường, giảm chất thải, đồng thời giúp cha mẹ tiết kiệm được một khoản tiền.

Dưới đây là những cách sử dụng đồ gia dụng trong gia đình làm đồ chơi cho trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo.

Nguồn: YouTube Raised By Rachel.

Thùng carton là vật gia dụng tốt để sử dụng làm đồ chơi cho con

Nguồn: YouTube Raised By Rachel.

Chắc hẳn cha mẹ không cảm thấy lạ lùng với việc con trẻ thích thú nghịch một chiếc hộp các tông vừa được sử dụng để đựng hàng chuyển phát nhanh. Đó là một món đồ chơi thú vị cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, vì chúng có thể chơi với chiếc hộp các tông theo nhiều cách khác nhau.

Một nghiên cứu tại cửa hàng đồ chơi BabyCenter ở Mỹ đã chỉ ra, trẻ em dành thời gian chơi với chiếc hộp gói hàng nhiều hơn là món đồ chơi được gói ghém cẩn thận trong chiếc hộp đó. 

Gợi ý cách chơi: Khi một em bé có một hộp chiếc hộp rỗng, trẻ sẽ không cần bất kỳ hướng dẫn nào mà tự nhiên biết cách chơi với nó. Trẻ có thể bò ra và chui vào chiếc hộp, đến tự đóng nắp thùng carton hoặc chơi trò ú òa… Có rất nhiều hoạt động có thể được thực hiện bởi chiếc thùng carton này, tùy thuộc vào giới hạn trí tưởng tượng của trẻ.

Cha mẹ có thể tận dụng thùng carton làm thành một chiếc hộp, để trẻ có thể bò ra và chui vào chiếc hộp, đến tự đóng nắp thùng hoặc chơi trò ú òa… (Ảnh minh họa).

Cha mẹ có thể tận dụng thùng carton làm thành một chiếc hộp, để trẻ có thể bò ra và chui vào chiếc hộp, đến tự đóng nắp thùng hoặc chơi trò ú òa… (Ảnh minh họa).

Nguồn: YouTube Ryans World.

Những chai nước tưởng chừng bình thường nhưng lại rất hữu ích

Nguồn: YouTube Ryan's World.

Nhằm giảm lượng chất thải nhựa thải ra môi trường, cha mẹ có thể tận dụng những chai nước rỗng để làm đồ chơi cho con. Từ tiếng động do lắc bất kỳ vật gì được đặt bên trong gây ra âm thanh lạch cạch đến tiếng kêu của chai nước khi đụng vào, trẻ sẽ chơi với bình nước trong thời gian dài và bị thu hút bởi tiếng ồn mà những hành động của trẻ tạo ra như lắc chai nước rỗng, bóp méo chai nước...

Mỗi chai nước với thiết kế khác nhau lại tạo ra những âm thanh khác nhau, độ nước có trong chai cũng sẽ thay đổi âm thanh.

Gợi ý cách chơi: Cha mẹ có thể cho vào chai nước rỗng vài hạt bắp rang bơ, gạo và đậu, hoặc các đồ vật nhỏ sau đó đóng chặt nắp và nó sẽ trở thành một món đồ chơi lý thú trong mắt con. Điều quan trọng là phải để ý đến chai để đảm bảo rằng nắp không bị lỏng và các vật dụng rơi ra ngoài, vì trẻ có thể nhặt chúng lên cho vào miệng và có nguy cơ bị nghẹt thở.

Cha mẹ có thể cho vào chai nước rỗng vài hạt bắp rang bơ, gạo và đậu, hoặc các đồ vật nhỏ sau đó đóng chặt nắp và nó sẽ trở thành một món đồ chơi lý thú trong mắt con. (Ảnh minh họa).

Cha mẹ có thể cho vào chai nước rỗng vài hạt bắp rang bơ, gạo và đậu, hoặc các đồ vật nhỏ sau đó đóng chặt nắp và nó sẽ trở thành một món đồ chơi lý thú trong mắt con. (Ảnh minh họa).

Nguồn: YouTube Tiffany White.

Nồi và chảo là những vật dụng gia đình tốt để sử dụng làm đồ chơi

Nguồn: YouTube Tiffany White.

Nếu muốn giữ cho một em bé ngồi ngoan ngoãn khám phá một món đồ chơi mới lạ trong nhiều giờ liên tục, hãy đưa cho con cái nồi, chảo và một cái thìa. Dùng xoong chảo làm đồ chơi cho bé là một cách sử dụng đồ gia dụng được nhiều người áp dụng.

Gợi ý cách chơi: Mẹ có thể tận dụng lại những chiếc xoong, nồi, chảo đã cũ để làm đồ chơi cho con. Đập vào xoong chảo là cách trẻ tạo ra âm thanh vui tai, kích thích thính giác của trẻ phát triển. Mỗi loại nồi hoặc chảo lại có thể cho ra một kiểu âm thanh khác nhau, lực gõ của em bé và nhịp độ gõ thìa cũng sẽ làm âm thanh khác đi.

Chỉ với hai dụng cụ đơn giản này, em bé có thể học nhịp điệu và ghi nhớ các nhịp điệu đó. Bởi vì những đứa trẻ thường thích bắt chước, nên chẳng bao lâu nữa chúng sẽ tự tạo ra nhịp điệu có thể khá tương đồng với những gì đã được dạy. Về lâu về dài, điều này rất có lợi cho thiên hướng thính giác ở trẻ.

Trò chơi đập vào xoong chảo là cách trẻ tạo ra âm thanh vui tai, kích thích thính giác của trẻ phát triển.

Trò chơi đập vào xoong chảo là cách trẻ tạo ra âm thanh vui tai, kích thích thính giác của trẻ phát triển.

Nguồn: YouTube Levis Adventures.

Những chiếc cốc chứa đầy vật dụng nhiều màu sắc

Nguồn: YouTube Levi's Adventures.

Bằng cách phân loại các đồ vật theo màu sắc khác nhau, trẻ sử dụng kỹ năng quan sát và nhận thức độ giống nhau của các đồ vật để tìm ra vị trí của từng món đồ. Điều này rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ khi lớn lên, sự kích thích tinh thần này rất quan trọng cho sự phát triển trí não của con. Việc phân loại cũng giúp trẻ sơ sinh có kỹ năng vận động tay tốt khi trẻ nhặt và đặt từng món đồ vào nơi cần thiết.

Cha mẹ đừng ngạc nhiên vì sau đó, trẻ sẽ ghi nhớ rất rõ cách để phân loại các đồ vật vào từng chiếc cốc hoặc nhận biết được màu sắc của những chiếc cốc khác nhau.

Gợi ý cách chơi: Với những chiếc cốc, cha mẹ có thể dạy trẻ nhiều hơn là một món đồ chơi. Cha mẹ có thể thử cho con chơi theo cách này, dùng vài chiếc cốc và nhiều đồ vật nhỏ khác nhau dựa trên màu sắc hoặc độ giống nhau của đồ vật, phân chia chúng vào những chiếc cốc khác nhau. 

Hoặc đơn giản nhất là tận dụng lại những chiếc cốc cũ có sẵn trong nhà, cha mẹ dạy trẻ cách xếp những chiếc cốc khác nhau, hoạt động này không tốn chi phí đồng thời giúp trẻ vừa học vừa chơi hiệu quả, giảm chất thải nhựa ra môi trường.

Mẹ dùng những chiếc cốc chứa nhiều đồ vật nhỏ sau đó để bé tìm kiếm hoặc phân biệt các đồ vật với nhau. (Ảnh minh họa).

Mẹ dùng những chiếc cốc chứa nhiều đồ vật nhỏ sau đó để bé tìm kiếm hoặc phân biệt các đồ vật với nhau. (Ảnh minh họa).

Nguồn: YouTube TheDadLab

Những chiếc lon rỗng là cơ hội để bé phát huy khả năng vận động tay

Nguồn: YouTube TheDadLab

Những chiếc lon rỗng có nắp đậy sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho em bé phát huy các kỹ năng vận động của mình.

Gợi ý cách chơi: Để biến chiếc lon rỗng thành trò chơi, hãy khoét một lỗ nhỏ trên chiếc nắp nhựa của lon. Sau đó, để cho trẻ lựa những món đồ có thể lọt qua lỗ, thi thoảng con trẻ sẽ cần dùng một chút sức lực để nhét được món đồ vậy khá to lọt qua lỗ.

Bằng cách này, các cơ ở tay của trẻ sẽ khỏe hơn đồng thời rèn luyện các kỹ năng quan sát, phán đoán và định vị của trẻ. 

Để biến chiếc lon rỗng thành trò chơi, hãy khoét một lỗ nhỏ trên chiếc nắp nhựa của lon. Sau đó, để cho trẻ lựa những món đồ có thể lọt qua lỗ. (Ảnh minh họa).

Để biến chiếc lon rỗng thành trò chơi, hãy khoét một lỗ nhỏ trên chiếc nắp nhựa của lon. Sau đó, để cho trẻ lựa những món đồ có thể lọt qua lỗ. (Ảnh minh họa).

Nguồn: YouTube Vivis Clues.

Làm đồ chơi từ lõi giấy vệ sinh

Nguồn: YouTube Vivi's Clues.

Làm đồ chơi tái chế cho bé rất đơn giản nếu cha mẹ biết tận dụng những lõi giấy vệ sinh. Chỉ cần một ít màu, giấy trang trí và các vật liệu khác, cha mẹ và bé đã có thể tận dụng lõi giấy vệ sinh để tạo ra những món đồ chơi vô cùng vừa vui, vừa tiết kiệm và còn góp phần bảo vệ môi trường.

Cha mẹ có thể cùng con tạo ra những con vật ngộ nghĩnh như thỏ, gấu, vịt, cú... từ lõi giấy vệ sinh đã sử dụng vừa khiến trẻ thích thú vì sự xinh xắn lại vừa xây dựng cho trẻ ý thức tái sử dụng đồ dùng khi lớn lên.

Cha mẹ có thể cùng con tạo ra những con vật ngộ nghĩnh như thỏ, gấu, vịt, cú... từ lõi giấy vệ sinh. (Ảnh minh họa).

Cha mẹ có thể cùng con tạo ra những con vật ngộ nghĩnh như thỏ, gấu, vịt, cú... từ lõi giấy vệ sinh. (Ảnh minh họa).

Chọn đồ chơi cho trẻ, mẹ nên mua 6 loại đồ chơi vừa vui, vừa tốt cho trí não này!
Đồ chơi thông minh không chỉ giúp trẻ thư giản mà còn kích thích trí não, nuôi dưỡng trí sáng tạo.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Babygaga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con