Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua

Hạ Mây - Ngày 02/04/2021 08:27 AM (GMT+7)

Với mong muốn con cái có thể hiểu được giá trị cốt lõi của tình cảm gia đình, trân trọng những gì mình có. Anh Bùi Văn Huy (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã cùng các con “hô biến” các loại phế liệu bỏ đi để làm thành những món đồ chơi độc đáo, thú vị.

Luôn trăn trở về các món đồ chơi rẻ tiền trôi nổi trên thị trường sẽ có hại cho trẻ, còn những món đồ chơi an toàn thì lại đắt tiền không phải bố mẹ nào cũng mua được. Một ông bố ở Hà Nội đã tận dụng những vật dụng hư hỏng như ống hút, hộp sữa, nút chai để làm ra những món đồ chơi tái chế cho con, vô cùng bắt mắt. Với những món đồ chơi từ vật liệu tái chế nà, ông bố trẻ thậm chí còn nhận được lời đề nghị mua lại từ sàn thương mại điện tử Amazon.

Mong muốn tạo niềm vui cho con từ những điều đơn giản nhất

Anh Huy là kiến trúc sư với 16 năm kinh nghiệm, đang sinh sống tại Hà Nội, hiện anh có 3 con nhỏ, trong thời gian ảnh hưởng từ dịch COVID-19 mà các con anh phải học online tại nhà, thời gian này anh nhận thấy các con học online và tiếp cận mạng xã hội nhiều hơn. Đôi khi các bé còn truy cập các trang web khác một cách thụ động hay nghịch lung tung. Thế là anh quyết tâm phải làm một cái gì đó để gắn kết gia đình, gần gũi hơn với các con.

Các bé nhà anh Huy rất đam mê khám phá và thích lắp ráp các trò chơi tự làm như: Búp bê giấy, vẽ và cắt dán váy, áo búp bê, làm giường... thế là anh Huy tham gia cùng con làm các món đồ chơi này, sau đó anh tự mình làm cho các con một chiếc ô tô bằng bìa carton và anh nhận thấy các con rất hứng thú chơi.

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 2

Xuất phát từ việc muốn dành nhiều thời gian cho con, anh Huy đã làm nên một số món đồ chơi để gắn kết tình cảm gia đình.

Sau đó anh nghĩ tới việc làm ô tô từ vỏ hộp sữa, anh nhận thấy để làm những món đồ chơi từ các vật dụng trong nhà không tốn quá nhiều thời gian và cách làm đơn giản, ai cũng có thể làm được. Cứ theo đà, anh tư duy rộng hơn nữa tới việc tại sao không tận dụng các vỏ, bao bì, hộp nhựa, khay xốp... Trong khi những thứ đó ở ngay xung quanh ta chỉ cần với tay là có.

“Tôi nghiên cứu làm các món đồ chơi tái chế "0 đồng" để lan tỏa tới cộng đồng, tới các bố mẹ không có điều kiện cũng có thể có đồ chơi cho con. Tôi quan sát thấy bọn trẻ không phân biệt được đâu là đồ chơi đắt tiền, đâu là rẻ tiền. Bọn trẻ cứ có là sẽ chơi vô tư mà chẳng nghĩ nhiều, trẻ con mà, rất hồn nhiên.”, anh Huy chia sẻ.

Làm đồ chơi tái chế: Dù hơi tốn công nhưng lại rất xứng đáng

Vì là kiến trúc sư nên anh Huy có tư duy tốt về không gian lẫn hình ảnh, các món đồ chơi anh thường làm là ô tô biến hình, máy bay, xích đu... Anh muốn những món đồ chơi làm nên phải có sự tương tác, chuyển động, bởi như thế trẻ sẽ chơi được lâu hơn, lâu chán hơn, về sau anh cũng làm thêm ngôi nhà búp bê, những bộ bàn ăn, bếp nấu,...cho các bé gái nhà mình.

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 3

Siêu nhân biến hình được làm từ bìa carton là món đồ chơi đầu tiên anh làm cho các con.

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 4

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 5

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 6

Sau đó anh tận dụng các vật liệu khác trong nhà như hộp sữa, vỏ chai nhựa để làm nên các món đồ chơi khác.

Trung bình một món đồ chơi anh mất từ 2-3 tiếng để hoàn thành, ban ngày anh Huy đi làm, tối về nhà chơi với con. Anh thường làm đồ chơi vào lúc các con đi ngủ, sáng sớm hay những dịp cuối tuần, khó khăn lớn nhất đối với anh phải kể đến ý tưởng ban đầu. Bởi các vỏ đồ hộp rất đa dạng từ hình khối đến màu sắc, chất liệu... Sau khi hình thành nên ý tưởng rồi thì phải tổ chức làm thế nào cho đơn giản nhất có thể để hướng dẫn mọi người, sắp xếp trong đầu theo một chuỗi logic.

Anh Huy hạnh phúc kể lại: “Các con của tôi khi ngủ dậy mà nhìn thấy đồ chơi mới do tôi làm thì sẽ rất phấn khích, cứ đứng ngắm mãi. Bọn trẻ còn đem đống đồ chơi theo đến trường rồi còn tự hào khoe với bạn bè. Tôi rất vui vì điều đó.”.

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 7

Từ khi có các món đồ chơi mới, các con anh rất thích thú và không phân biệt đâu là đồ chơi đắt tiền hay rẻ tiền.

Vỡ lẽ ra nhiều thứ từ khi làm những món đồ chơi “0 đồng”

Càng làm nhiều đồ chơi tái chế, anh càng nhận thấy ẩn chứa đằng sau những món đồ chơi này là cả một bầu trời những thông điệp tích cực. Đầu tiên là tăng tính kết nối gia đình khi cùng ngồi làm đồ chơi, giúp các con trân trọng đồ chơi hơn khi chính bản thân tự tay làm ra nó. Các con cũng sẽ rèn được tính kiên trì, tư duy tổng quát và rèn luyện khéo léo đôi tay của mình.

Anh kể có lần khi ra ngoài cùng bé út, bé nhìn thấy ven đường có một chai nước suối liền cầm lên và hỏi: “Bố có dùng để làm đồ chơi không ạ?". Lúc này anh cũng hơi bất ngờ, anh mới ngẫm: “À hóa ra bé sống trong môi trường nào thì bé sẽ hình thành được những thói quen theo đúng môi trường đó.

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 8

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 9

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 10

Để tận dụng các vật liệu có sẵn trong hà, anh Huy tiếp tục làm các món đồ chơi khó hơi cho các con như: thiết kế ngôi nhà, bộ bàn ăn...

Từ những món đồ chơi tái chế, không chỉ có các con mà cả bố mẹ đều có nhận thức về việc hạn chế rác thải ra ngoài môi trường, khi con nhận thức tốt, sau đó bé sẽ có những hành động có trách nhiệm hơn với cộng đồng.

Theo anh mỗi món đồ chơi đều mang một nét riêng không cái nào giống cái nào, các con được chơi đa dạng đồ chơi, vô hình chung cũng chạm tới những điều tò mò và khám phá mới. Khi con tò mò thì đôi tay và tư duy luôn vận động một cách chủ đích theo hướng tích cực, có thêm những món đồ chơi mới lạ, các bé có thêm chủ đề mới để cùng chơi và trải nghiệm, bố mẹ cũng có thời gian để tương tác với con. Anh Huy nhận thấy mình nên chơi với con nhiều hơn nữa bởi trẻ luôn cần người đồng hành.  

Niềm vui đến từ trải nghiệm chứ không phải những món đắt tiền

Hiện nay nhiều bậc phụ huynh vì quá yêu thương con nên chiều con quá mức, một số bố mẹ sẵn sàng làm theo những gì con thích và mua cho con vô số món đồ chơi đắt tiền. Có những món chỉ mới mua về thì con đã chán. Thực tế các bé không phân biệt được đâu là đồ chơi đắt tiền, đâu là rẻ tiền.

Khác với quan điểm trên, anh Huy cho biết: “Khi tôi mua cho các con những đồ chơi đắt đỏ, tôi thấy các con không biết trân trọng. Các bé thường chỉ chơi một thời gian ngắn là chán rồi vứt đi. Ngày xưa mình chả có đồ chơi để chơi mà cũng tự nghĩ ra các trò như pháo nổ pháo nang, nhảy dây, chơi bi...Niềm vui với là đến từ trải nghiệm chứ không đơn thuần từ các món đắt tiền đâu nhỉ?”.

Tôi còn sáng lập ra kênh Youtube “Kheoleodoitay" hướng dẫn cách làm đồ chơi tái chế - đồ chơi "0 đồng". Tôi mong đây sẽ là một "cái cớ" để các con và bố mẹ có thêm nhiều trải nghiệm, nhiều không gian kết nối cùng nhau.”, anh Huy bộc bạch.

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 11

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 12

Tự làm đồ chơi IQ “0 đồng” cùng con, ông bố kiến trúc sư được Amazon hỏi mua - 13

Không chỉ có các chị gái, cậu con trai của anh Huy cũng mê mẩn các món đồ chơi của bố.

Nói về các dự định sắp tới, anh Huy mong muốn có thể viết một cuốn sách thơ thiếu nhi chứa minh họa bằng các hình vẽ hướng dẫn làm đồ chơi tái chế. Anh viết thơ thiếu nhi dưới góc nhìn của con, những bài thơ sẽ có tên của của các con anh cùng đồng hành, và xuất bản một số cuốn sách mà trong đó anh viết thơ và các con anh sẽ cùng vẽ minh họa.  

Chọn đồ chơi cho trẻ, mẹ nên mua 6 loại đồ chơi vừa vui, vừa tốt cho trí não này!
Đồ chơi thông minh không chỉ giúp trẻ thư giản mà còn kích thích trí não, nuôi dưỡng trí sáng tạo.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con