Tính cách mẹ quyết định tương lai trẻ, 2 kiểu mẹ dễ nuôi dạy đứa trẻ hư

Ngày 09/12/2021 18:41 PM (GMT+7)

Các chuyên gia đã chỉ ra 6 điều mà một người mẹ nên làm trong việc nuôi dạy con sao cho đúng, giúp trẻ trưởng thành ngoan ngoãn và dễ thành công hơn.

Tính cách mẹ quyết định tương lai trẻ, 2 kiểu mẹ dễ nuôi dạy đứa trẻ hư - 1

Đối với gia đình, cha và mẹ luôn giữ vai trò quan trọng nhất định trong việc nuôi dạy con cái. Trong đó, người mẹ có sự gắn kết mật thiết với con từ khi mang thai đến lúc sinh nở, sự hiền hậu bao dung của mẹ luôn theo sát mỗi bước trưởng thành của con.

Vậy nên cũng thật dễ hiểu con cái thường thích ở gần mẹ, ngay cả khi đã trưởng thành, mẹ luôn là điểm tựa cho con dễ dàng chia sẻ mọi khoảnh khắc vui buồn trong cuộc sống.

Mỗi bước đi của người mẹ, cũng như đặc điểm tính cách, và hạnh phúc sau này của đứa trẻ, thành công hay không, người mẹ đóng một vai trò quan trọng quyết định. 

Tính cách mẹ quyết định tương lai trẻ, 2 kiểu mẹ dễ nuôi dạy đứa trẻ hư - 2

2 kiểu làm mẹ nên tránh để không ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tính cách con trẻ

Người mẹ có mối liên hệ và sự ảnh hưởng đặc biết đến con trẻ. Theo các chuyên gia, 2 kiểu làm mẹ sau đây nên tránh, để không ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tính cách con trẻ

Mẹ không biết kiềm chế cảm xúc, tính tình hay cáu gắt

Dễ cáu kỉnh là một cảm xúc tiêu cực. Đặc biệt, chính mẹ là người truyền đi cảm xúc tiêu cực đó. Nếu người mẹ không biết cách quản lý cảm xúc của chính mình, thường xuyên cáu gắt có thể khiến trẻ dần học theo, từ đó cảm xúc của trẻ cũng không được ổn định.

Con trẻ lớn lên trong hoàn cảnh này, rất dễ dàng trở thành một đứa trẻ cô độc, sợ tiếp xúc, bởi trẻ khó cảm nhận được tình cảm gần gũi từ người mẹ, những mong muốn được ở gần mẹ luôn bị rơi vào hụt hẫng.

Trẻ lúc nhỏ có thể chưa nhận ra được điều này, nhưng khi trưởng thành sẽ có tác động đến tính các lạnh lùng, thậm chí là cay nghiệt, thiếu sự tha thiết và nhiệt tình đối với cuộc sống. 

Cha và mẹ đều có vai trò đặc biệt trong việc giáo dục con cái.

Cha và mẹ đều có vai trò đặc biệt trong việc giáo dục con cái.

Mẹ thích kiểm soát, cá tính và thái độ mạnh mẽ

Người mẹ nào cũng yêu thương và mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cách thể hiện tình yêu của mẹ chưa phù hợp, vô tình tạo ra áp lực đối với trẻ. 

Đôi khi xuất phát từ bản năng yêu thương và bảo vệ con, đối với con quá mức lưu luyến, nên một số bà mẹ mang tâm lý mong muốn kiểm soát hoàn toàn hành vi của trẻ, xa rời trẻ một chút cũng khó mà chịu nổi.

Con trẻ lớn lên trong hoàn cảnh này, dễ dàng hình thành tính cách rụt rẻ, nhút nhát và thích trốn tránh. Trẻ có xu hướng canh chừng và duy trì khoảng cách với người khác.

Những đứa trẻ như vậy sau khi trưởng thành sẽ khó tạo dựng các mối quan hệ, khó chia sẻ và khi gặp khó khăn sẽ không biết cách giải quyết những vấn đề.

Tính cách, thái độ nuôi dạy của người mẹ có ảnh hưởng nhất định đối với quá trình phát triển của trẻ.

Tính cách, thái độ nuôi dạy của người mẹ có ảnh hưởng nhất định đối với quá trình phát triển của trẻ.

Tính cách mẹ quyết định tương lai trẻ, 2 kiểu mẹ dễ nuôi dạy đứa trẻ hư - 5

Vậy mẹ nên làm gì để nuôi dạy con ngoan hơn, dễ thành công trong tương lai? 

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã chỉ ra 6 điều mà một người mẹ nên làm trong việc nuôi dạy con sao cho đúng, giúp trẻ trưởng thành ngoan ngoãn và dễ thành công hơn.

Tính cách mẹ quyết định tương lai trẻ, 2 kiểu mẹ dễ nuôi dạy đứa trẻ hư - 6

Thể hiện sự vững vàng và lòng nhân ái trong giáo dục trẻ, với gia đình

Sự tương tác thường xuyên giữa cha mẹ và con cái là cái nôi để trẻ học cách thể hiện tình cảm, mối quan tâm với cuộc sống xung quanh. Trong đó, thái độ, lòng nhân ái của người mẹ có tác động lớn đến việc hình thành tính cách của trẻ về sau. 

Trẻ sẽ học được các giá trị đạo đức và cách cư xử bằng việc quan sát chính mẹ mình. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy hết sức chú ý đến chính hành vi và thái độ xem mình có đang thể hiện lòng trung thực, sự khiêm tốn, biết tự chăm lo cho bản thân và có những đóng góp cho cộng đồng hay không. 

Qua đó, cha mẹ có thể giúp trẻ khiêm tốn, trung thực, hiểu được lòng nhân ái, bao dung của mẹ và tự có ý thức bằng cách thừa nhận và sửa chữa những sai lầm và thiếu sót chính mình trong quá trình trưởng thành.

Sự tương tác thường xuyên giữa cha mẹ và con cái là cái nôi để trẻ học cách thể hiện tình cảm, mối quan tâm với cuộc sống xung quanh.

Sự tương tác thường xuyên giữa cha mẹ và con cái là cái nôi để trẻ học cách thể hiện tình cảm, mối quan tâm với cuộc sống xung quanh.

Để trẻ tự học cách trưởng thành

Nhiều bà mẹ vì thương con quá nhiều nên thường cưng chiều, tuy nhiên điều này có thể vô tình tạo ra một số hệ lụy trong môi trường sống của trẻ, trẻ có thể mang tâm lý phụ thuộc, dựa dẫm.

Đôi khi trong cuộc sống sẽ có điều gì đó bất ngờ hoặc tồi tệ xảy ra, khiến cho tất cả mọi người đều sợ hãi. Điều quan trọng nhất là giữ tâm lý bình tĩnh, cần phải biết chuẩn bị gì và hành động như thế nào trong một số trường hợp khẩn cấp.

Hãy dạy cho trẻ biết cách xử lý những tình huống đó, điều này có thể giúp trẻ học được cách bảo vệ bản thân, cũng như phương thức vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề. 

Dạy con cách quản lý cảm xúc

Khi trẻ còn nhỏ, nhiều bà mẹ rất mong muốn được yêu thương con nhiều hơn, nhưng đôi khi trong quá trình nuôi dưỡng sẽ không tránh khỏi những tâm lý lo lắng, cảm xúc tiêu cực. 

Lúc này, mẹ phải tiết chế cảm xúc và giữ cảm xúc ổn định nhất có thể. Đặc biệt không khí gia đình phải ổn định, hòa thuận. Cố gắng tỏ ra mềm mỏng và có tâm trạng thoải mái khi giao tiếp với trẻ, chỉ bằng cách này, những đứa trẻ mới được trao dồi trí tuệ cảm xúc cao.

Đồng thời, trẻ cũng cần phải học cách đối phó cảm xúc của mình một cách hiệu quả để hạn chế thái độ xấu. Đôi khi khả năng quan tâm, chăm sóc người khác của trẻ bị hạn chế bởi cảm giác tức giận, xấu hổ, hay ghen tị.

Vì vậy, hãy giúp con vượt qua những cảm xúc xấu đó để trở thành một người chu đáo và biết suy nghĩ hơn. Hãy dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc như hít thở sâu, đếm cho đến khi bình tĩnh và giải quyết xung đột bằng cách thấu hiểu những cảm xúc mà người khác đang gặp phải.

Cha mẹ cũng cần phải dạy trẻ học cách đối phó cảm xúc của mình một cách hiệu quả để hạn chế thái độ xấu.

Cha mẹ cũng cần phải dạy trẻ học cách đối phó cảm xúc của mình một cách hiệu quả để hạn chế thái độ xấu.

Dạy trẻ học cách lắng nghe

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của cuộc sống, nếu trẻ học được điều này có thể dễ dàng trưởng thành thành công hơn trong tương lai. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần dạy học cách lắng nghe người khác, trước tiên là các mối quan hệ trong gia đình, đối với cha mẹ, anh chị em...

Trước tiên, trong những cuộc trò chuyện, cha mẹ hãy lắng nghe những điều mà con nói, sau đó đồng thời đưa ra lời khuyên, đặt câu hỏi cho trẻ.

Đồng thời, hãy tập trung vào câu chuyện đang chia sẻ với con, đó cũng là bài học cho quá trình hoàn thiện nhân cách ở trẻ.

Khen ngợi trẻ đúng cách

Giáo sư tâm lý học từ ĐH Stanford (Mỹ) dành lời khuyên cho các bậc cha mẹ rằng khi khen con, hãy khen ngợi nỗ lực thay vì khả năng sẵn có của trẻ.

Nghiên cứu của giáo sư Carol Dweck liên quan đến sự khác biệt giữa tư duy cầu tiến và tư duy bảo thủ. Chúng ta có thể thấy ở đây, nếu khen con vì khả năng thiên bẩm, có nghĩa bạn đang khen con vì một thứ mà con chẳng cần phải làm gì để đạt được, và cũng không thể làm gì để cải thiện hơn.

Trong khi nếu cha mẹ khen con vì nỗ lực, tức là cha mẹ đang cổ vũ trẻ phát triển yếu tố đó để thành công trong cuộc sống.

Nếu mẹ dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Nếu mẹ dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Cho trẻ tham quan, du lịch đến nhiều nơi, nhằm tăng sự trải nghiệm

Các nhà khoa học dành lời khuyên cho các bậc cha mẹ rằng hãy nên khuyến khích trẻ ra ngoài tham quan, vui chơi càng nhiều càng tốt.

Các nhà nghiên cứu ở châu Âu đã theo dõi mức độ hoạt động ngoài trời hàng ngày của 153 bé trai tuổi từ 6-8 tuổi và đi đến kết luận rằng: Thời gian trẻ ngồi càng nhiều, ít dành thời gian cho hoạt động thể chất nhường nào thì càng kém tiến bộ trong việc đọc trong vòng 2 năm sau đó. Nó cũng gây ra tác động tiêu cực lên khả năng tính toán của trẻ.

Vì thế, cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian đưa trẻ ra ngoài vui chơi vào những dịp cuối tuần, hoặc tổ chức các chuyến du lịch đến nhiều nơi khác sau, điều này sẽ giúp trẻ tăng sự trải nghiệm, học được kỹ năng mới.

5 loại thực phẩm bổ sung đủ chất cho não bộ khỏe mạnh, trẻ thông minh thích ăn
Nếu cha mẹ xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, khoa học bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, có thể giúp bé trở nên thông minh và nhanh nhẹn hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời