truyện cổ tích
Mỗi chúng ta đều được nuôi dưỡng và lớn lên từ món ăn tinh thần là truyện cổ tích. Bởi truyện cổ tích là thể loại truyện rất phù hợp với tâm lý của trẻ nhỏ, đặc biệt các bé lứa tuổi mầm non. Trong đó, truyện cổ tích thần thoại thế giới với những câu chuyện hấp dẫn, kỳ bí đưa người đọc đi du ngoạn khắp nơi trên thế giới về thời xa xưa cùng với các bộ tộc, sự tranh đấu, mang tới những ý nghĩa nhân văn đến với độc giả.
Mỗi câu chuyện cổ tích đều mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với con người và đặc biệt là trẻ nhỏ, giúp chúng hình thành được tư duy và có ý thức tốt đẹp, lành mạnh. Các truyện quen thuộc đã trở thành huyền thoại hay ngay cả những truyện mới mẻ cũng đều mang ý nghĩa tích cực, thể hiện được lối sống và đạo đức cần có của mỗi con người.
Dưới đây là những câu chuyện thần thoại thế giới chọn lọc, mẹ có thể kể cho bé nghe.
Câu chuyện vị thần Điềm Đạm - Thần thoại Nhật Bản
Tích xưa theo thần thoại Nhật Bản, các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu ra một người làm trọng tài trong cuộc thi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có trí phán đoán và tính ngày đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết.
Trong các vị thần, một vị bước ra và nói:
– Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào.
Tức thời, một ánh chớp lạnh xạnh, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ rằng mình là người bất khả xâm phạm nữa.
Vị thần Bão Tố bước ra nói:
– Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông, lặng lẽ…
Vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên. Ban đầu từ từ,… kế đó sóng nổi gió tung,.. Nước càng dâng, gió càng lớn, sóng càng to… cuồn cuộn ầm ầm… Chỉ còn có một vùng nước mênh mông trắng xóa. Những ngọn núi cao, sóng đánh lấn riết, không còn thấy mặt.
Sóng càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn, hăm he chìm ngập đến cõi trời. Các vị thần thất sắc, cầu khẩn xin tha. Thần Bão tố vẫy tay một cái: sóng lặng, gió êm, bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát.
Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng nói lanh lảnh cất lên:
– Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức tàn bạo, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái khuất phục con người và giữ gìn họ ở trong khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục, chứ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục.
Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây, như dại. Tất cả đều như bị sức âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên.
Văn hóa Nhật Bản cũng nổi tiếng với những câu chuyện thần thoại ly kỳ, huyền bí. Vị thần Điềm Đạm là truyện thần thoại Nhật Bản cho thấy nếu chúng ta biết làm chủ cảm xúc của bản thân thì sẽ không còn thấy sợ hãi trước uy quyền nào nữa.
Nhưng có một vị thần thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động.
Vị này không thấy sấm sét mà chói mắt.
Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi.
Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền ảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả.
Vị trọng tài day qua hỏi:
– Ngài có phải bị mù, điếc gì không?
– Không. Tôi thấy và tôi nghe.
– Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dâng không làm cho quả tim Ngài dao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao?
– Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao.
– Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả?
– Không. Tôi là thần Điềm Đạm. Tôi là kẻ huấn luyện cảm giác. Tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế ngự nó.
Có ích gì lo đi chế trị sự vật quanh mình, trong lúc mà, một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sét kia phải rụng rời như rũ liệt…
Còn nói đến uy lực nỗi gì, kẻ có tài ảo hoặc người kia, khi thấy nước dâng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai…
Các vị thần cúi mặt làm thinh.
Vị trọng tài nói tiếp:
– Quyền bá chủ, là người này. Sức mạnh thật, nơi tâm hồn điềm tĩnh của người này! Hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điểu khiển dục tình của mình. Bất kỳ là một thế lực nào, nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi được là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ là người có sức mạnh trên hết.
Cho dù là những ám thị những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người này được. Trái lại, người này đã thấy hết, và khéo léo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các vị tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: “Vị thần Điềm Đạm này xứng đáng là chúa tể của tất cả chúng ta!”.
Câu chuyện chiếc bao thần kỳ - Truyện thần thoại Anh
Ngày xửa ngày xưa, có một người nông dân, một hôm gieo hạt lúa mì trên cánh đồng. Vừa làm việc, chàng trai vừa hát vui vẻ. Ở gần cánh đồng, có những vị thần mê âm nhạc, vội vàng kéo đến chỗ chàng trai đang làm việc. Họ thấy chàng trai đang hát.
Tiếng hát tuyệt hay của chàng khiến cho các vị thần phấn chấn và say đắm. Một vị nữ thần xinh đẹp và lộng lẫy trong số đó hiện ra trước mặt chàng trai. Nàng muốn chàng trai hát cho nàng nghe bài “Chào buổi sáng tốt đẹp!”.
Chàng trai nhận lời và cất tiếng hát. Cô gái xinh đẹp và lộng lẫy rất lấy làm hài lòng, liền móc trong túi ra một nắm hạt lúa mì và cho vào chiếc bao tải đựng hạt giống của chàng trai đang cầm trên tay và nói:
– Chàng trai gieo hạt giống này và đừng sợ khi thấy những điều kỳ lạ ở đó.
Sau đó, cô gái xinh đẹp biến mất.
Chàng nông dân lại tiếp tục làm việc. Khi gieo hết mảnh ruộng thứ nhất, chàng vẫn thấy chiếc bao tải đầy hạt giống, liền gieo hạt mảnh ruộng thứ hai. Gieo xong hạt mảnh ruộng thứ hai, chàng trai vẫn thấy chiếc bao tải còn đầy, chàng rất lấy làm ngạc nhiên, nhưng không nói gì, lại gieo tiếp mảnh ruộng thứ ba.
Nhưng chiếc bao tải đựng hạt giống vẫn cứ đầy như cũ. Lúc này, chàng nông dân vô cùng mừng rỡ, và biết rằng chàng đã có một chiếc bao thần kỳ. Từ nay, chàng không còn lo thiếu hạt giống. Chàng khoác chiếc bao tải lên vai và trở về nhà. Chàng nghĩ là chàng phải giữ gìn và bảo vệ chiếc bao tải này thật cẩn thận.
Chiếc bao thần kỳ là truyện thần thoại của Anh, kể về một chàng nông dân được vị nữ thần xinh đẹp tặng cho chiếc bao đựng những hạt giống không bao giờ hết.
Nhưng khi chàng bước vào nhà kho, thì vợ chàng – một người đàn bà quái ác – chạy vào. Trông thấy chiếc bao tải đựng hạt giống còn căng đầy, mụ hỏi:
– Sao chiếc bao tải lại còn đầy như thế này? Anh không gieo hạt à? Có phải hôm nay cả ngày anh đã bỏ đi chơi, không làm việc chứ gì?
Chàng nông dân phải giải thích cho vợ là chàng đã gieo hạt xong cả ba mảnh ruộng rồi. Nhưng vừa thấy chàng trả lời như thế, mụ vợ gầm lên:
– Anh tưởng tôi là một con đàn bà ngu ngốc phải không? Chiếc bao tải còn đầy hạt giống thế này mà anh lại bảo anh đã gieo hạt cả ba mảnh ruộng rồi! Thôi, đúng là anh chẳng hề làm việc, hoặc đã bị bọn ma quỷ yểm bùa vào chiếc bao tải này cũng nên!
Khi người đàn bà vừa nói xong, lập tức chiếc bao tải mất hết phép thần. Ngoài sức tưởng tượng của hai vợ chồng người nông dân, chiếc bao tải bẹp dúm lại và không còn một hạt mì giống nào ở bên trong.
– Cô đúng là đồ ngốc! – Người chồng đau khổ kêu lên – Nếu cô không phải phá rối và buông ra những lời ngu ngốc vừa rồi, thì chiếc bao tải này có giá trị như chiếc bao tải đựng đầy vàng!
Nữ Oa vá trời – Truyện thần thoại Trung Quốc
Người Trung Hoa kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội.
Cung Công thua to, tự nghĩ chẳng còn mặt mũi nào sống trong trời đất nữa bèn đập đầu vào núi Bất Chu, vốn là cây cột chống trời ở phía Tây Bắc, để tự tử. Vì sức đập không đủ mạnh nên Cung Công không chết, chỉ có cây cột chống Trời là gẫy gập xuống, một góc trời bị sạt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người.
Vòm trời rách toang, đất đai ầm ầm rung chuyển, núi rừng bốc cháy, nước ngập mênh mông, loài người hốt hoảng kéo nhau chạy trốn. Nhưng trời sập còn biết trốn vào đâu!
Bà Nữ Oa đau lòng thấy con cháu ngoi ngóp trong cảnh đất trời nghiêng ngửa tối tăm. Bà nghĩ chỉ còn một cách vá lại vòm trời cho nguyên lành như cũ mới mong cứu được loài người. Nhưng công việc vá trời đâu phải chuyện dễ, xưa nay đã có ai nghĩ đến, đừng nói dám làm! Chỉ vì thương con mà ngày đêm bà không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con.
Nữ Oa vá trời là truyện thần thoại Trung Quốc, kể việc việc bà Nữ Oa ngày đêm không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục đội đá vá trời cứu loài người.
Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Bà lấy bốn chân lực lưỡng của con rùa khổng lồ đem dựng ở bốn phương trái đất làm cột chống trời hết sức vững chãi. Vòm trời được nâng cao, ánh sáng trở lại chan hòa.
Bà còn lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng nước lũ lan tràn trừ được tai họa do Thủy Thần gây ra. Bà giết con rồng đen hung dữ, xua đổi các loài ác thú vẫn thường quấy phá khắp nơi. Bà lấy ống sậy ghép lại với nhau thành một loại nhạc cụ hình giống đuôi con chim phượng rồi giao cho con cháu thổi lên nghe réo rắt vui tai.
Từ đấy, cảnh tượng bình yên đã trở về trên mặt đất. Con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi. Họ tưởng nhớ công ơn bà Nữ Oa luyện đá vá trời cho đàn con được hưởng yên vui, no ấm, nên lập miếu để thờ bà.
Câu chuyện Thần Lửa A Nhi – Thần thoại Ấn Độ
Thần Lửa A Nhi (Agni) là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường.
Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn biết bao. Thần có phép phân thân nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú.
Thần có tính nóng vội, lại phải ở khắp nơi, không coi xuể công việc, nên đôi lúc vô tình gây thiệt hại cho sinh linh và hoa cỏ.
Một hôm thần Lửa A Nhi giúp người đốt cỏ dại ở ven rừng. Mải lo đi giúp nơi khác nữa, thần không về dập lửa kịp thời, nên lửa cháy vào rừng, lan rộng ra nhanh chóng, trong rừng có năm mẹ con chim Đầu Rìu. Mẹ chịu kêu than: con mình chưa biết bay, phen này mẹ con chắc bị thiêu sống.
Thần Lửa A Nhi là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Truyện giải thích các hiện tượng thiên tai do lửa và sự tích chim đầu rìu.
Bỗng chim nghĩ được một kế cứu con:
– Các con ơi, đằng kia có cái hang chuột. Các con hãy vào đấy, mẹ sẽ khỏa cát lên lấp tạm, khi lửa tắt mẹ sẽ đến đón các con.
– Nhưng mẹ ơi – một con chim thưa – con chuột to lắm, nó sẽ ăn thịt chúng con mất.
– Không đâu, bé yêu ạ. Con chuột ở cái hang này đã bị diều hâu bắt rồi, chính mẹ trông thấy.
– Còn có những con chuột khác, mẹ ạ – một chim con nữa nói – Bị chuột ăn thì đau đơn và nhục nhã quá, mẹ ơi, thà chết thiêu còn hơn.
– Bị thiêu nóng lắm, các con ạ. Chỉ có một cách là mẹ xòe hai cánh ra ấp các con dưới bụng, che lửa cho các con. Mẹ sẽ chết cháy còn các con may chăng sống sót.
– Không, không mẹ ơi! Không đời nào! – bốn chú chim con đồng thanh kêu lên. Rồi chú khôn nhất nói: “Nếu mẹ chết thì chúng con cũng sẽ chết đói, chết khát thôi. Và họ Đầu Rìu nahf ta sẽ tuyệt giống, tuyệt nòi. Mẹ còn trẻ lắm. Thoát nạn này, mẹ sinh một lũ em. Mẹ hãy bay đi, bay nhanh đi, lửa đến rồi. Chúng con van mẹ”.
– Mẹ trốn một mình sao đành chứ?
– Trốn đi, trốn đi mẹ ơi! – Bốn chú chim con lại đồng thanh kêu lớn – Bay nhanh đi, nếu không chúng con đâm đầu vào lửa cho mà xem.
Mấy con chim con vỗ lạch bạch những đôi cánh chưa có lông rắp xông vào lửa. Chim mẹ hoảng quá, đành phải bay đi.
Bấy giờ bốn anh em chụm đầu vào nhau kêu cầu thần Lửa.
– Thần Lửa A Nhi quảng đọa] ôi! Chúng con hiện nay mất mẹ, lát nữa sẽ mất xác? Rồi mẹ chúng con sẽ vì xót xa mà chết héo chết khô. Chỉ có ngài là cứu được chúng con hỡi thần A Nhi nhân hậu.
Bỗng có tiếng vang vọng từ xa:
– Các con đừng lo sợ. Tai họa sắp qua rồi. Và mẹ các con sẽ về với các con.
Đó là tiếng của Thần Lửa. Thần đã trở về và kịp nghe tiếng kêu thảm thiết của mấy chú chim con. Thần dập tắt ngay ngọn lửa hung dữ, liền đó chim đầu rìu mẹ cũng bay về.
Cảm tạ thần A Nhi nhân hậu, năm mẹ con nhuộm đỏ chùm lông mũ của mình, ngụ ý thờ Thần Lửa trên đầu.
Bài học từ những câu truyện thần thoại thế giới
Truyện thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người.
Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh.
Đồng thời những câu chuyện thần thoại thế giới còn mang đến bài học hay, có giá trị về cuộc sống, nhờ sức tưởng tượng phong phú, những câu truyện này còn có ý nghĩa giải thích quá trình phấn đấu khắc phục những tai họa lớn do thiên nhiên gây ra, ca ngợi ý chí và sức lực phi thường của con người, thông qua hình tượng đẹp đẽ người mẹ thương con, hết lòng chăm lo đến cuộc sống yên vui của con cái.
Những câu chuyện thần thoại thế giới còn mang đến bài học hay, có giá trị về cuộc sống, sức tưởng tượng phong phú.