Trẻ có nhiều tật xấu, mẹ dùng cách này không cần mắng, con ngoan ngoãn sửa đổi

Hạ Mây - Ngày 05/08/2021 21:11 PM (GMT+7)

Nếu trẻ có nhiều tật xấu thay vì quát mắng cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau, để giúp con hiểu ra nguồn gốc vấn đề và sửa sai một cách hiệu quả.

Trẻ nhỏ thường hay nghịch ngợm, từ đó sinh ra một số tật xấu khiến cha mẹ phiền lòng. Khi con phạm lỗi có lẽ hầu hết phản ứng đầu tiên của cha mẹ là khó chịu, nếu tình huống nghiêm trọng hơn thì nhiều bậc phụ huynh không kìm nén nổi cơn giận giữ, tuy nhiên đây là cách mà nhiều chuyên gia tâm lý khuyên cha mẹ không nên làm.

Để hiểu được tâm lý trẻ con và giáo dục trẻ một cách đúng đắn, giúp con sửa đổi và hình thành thói quen tốt không phải cha mẹ nào cũng biết. Việc la mắng, quát tháo, hét vào mặt trẻ,… là những cách xử lý sai lầm mà nhiều cha mẹ thường mắc phải. Đứng trước tình huống này cha mẹ là người có sức mạnh điều hòa và xoay chuyển sự việc bằng cách ứng xử của mình.

Nếu trẻ có những tật xấu, thường hay phạm lỗi thay vì quát mắng cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau, để giúp con hiểu ra nguồn gốc vấn đề và sửa sai một cách hiệu quả.

Trẻ có nhiều tật xấu, mẹ dùng cách này không cần mắng, con ngoan ngoãn sửa đổi - 2

Đừng mất bình tĩnh và lý trí, hãy cố gắng hiểu cảm giác của con

Nếu trẻ mắc lỗi, hay có những tật xấu hai thái độ khác nhau của cha mẹ sẽ khiến trẻ phản ứng khác nhau. Ví dụ, khi đối mặt với bố, trẻ thường suy sụp về mặt cảm xúc, hét lên. Trong khi đó nếu người mẹ nói lý lẽ với trẻ, trẻ cũng sẽ mất kiên nhẫn và cho rằng tôi dài dòng.

Trên thực tế, nguyên nhân khiến trẻ nóng nảy trước những lời trách mắng của cha mẹ là điều hoàn toàn bình thường, bởi lúc này trẻ suy nghĩ rằng bản thân không có được sự đồng cảm về mặt tâm lý, cảm thấy cha mẹ không hiểu mình nên dễ nảy sinh tình cảm khó chấp nhận, sinh ra tâm lý chống đối.

Có thể thấy, sự đồng cảm với con cái là điều quan trọng nhất trước khi suy luận. Đồng cảm là bước đầu tiên để hiểu trẻ. Trẻ đã làm sai điều gì đó, hoặc có một thói quen xấu, cha mẹ có thể tự đặt mình vào đó và suy nghĩ xem tại sao trẻ lại làm như vậy. 

Trẻ nhỏ thường hay nghịch ngợm, từ đó sinh ra một số tật xấu khiến cha mẹ phiền lòng. Nếu trẻ mắc lỗi, hay có những tật xấu hai thái độ khác nhau của cha mẹ sẽ khiến trẻ phản ứng khác nhau.

Trẻ nhỏ thường hay nghịch ngợm, từ đó sinh ra một số tật xấu khiến cha mẹ phiền lòng. Nếu trẻ mắc lỗi, hay có những tật xấu hai thái độ khác nhau của cha mẹ sẽ khiến trẻ phản ứng khác nhau.

Trẻ có nhiều tật xấu, mẹ dùng cách này không cần mắng, con ngoan ngoãn sửa đổi - 4

Xây dựng các biện pháp cụ thể để giúp trẻ sửa đổi

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng chỉ cần chỉ ra lỗi con sẽ tự nguyện thay đổi. Thực tế cho thấy, người lớn còn khó sửa chữa tật xấu của chính mình chứ không riêng gì trẻ con.

Do thiếu khả năng nhận thức và kinh nghiệm xã hội nên trẻ không biết nên làm thế nào để sửa chữa những lỗi sai mà cha mẹ đã chỉ ra, nếu cha mẹ không giúp đỡ trẻ thường xuyên mà chỉ trích và buộc tội một cách mù quáng chắc chắn không có ích gì.

Lúc này, cha mẹ cần hiểu những khó khăn của trẻ và tìm ra cách hiệu quả để giúp trẻ vượt qua những thói quen xấu. Lấy vấn đề tồi tệ là luôn quên mang vật dụng học tập trước khi đến trường làm ví dụ, cha mẹ có thể nhắc nhở con chuẩn bị đồ vào tối hôm trước để tránh mắc sai lầm khi bị hối thúc. 

Về những đồ dùng cần chuẩn bị, cha mẹ có thể cùng trẻ lập danh sách và dán danh sách ở nơi dễ thấy ở nhà, mỗi khi trẻ chuẩn bị theo các đồ trong danh sách sẽ không bị sai sót. Lâu ngày sẽ thành thói quen.

Thay vì trách mắng sự đồng cảm của cha mẹ là điều rất quan trọng để giúp con sửa đổi những tật xấu.

Thay vì trách mắng sự đồng cảm của cha mẹ là điều rất quan trọng để giúp con sửa đổi những tật xấu.

Trẻ có nhiều tật xấu, mẹ dùng cách này không cần mắng, con ngoan ngoãn sửa đổi - 6

Học cách chờ đợi và bao dung, hiểu rằng những thói quen xấu không thể sửa đổi trong một hai ngày

Nhiều bậc cha mẹ quá lo lắng, cảm thấy mình đã dạy con rồi thì sao con mình lại mắc lỗi? Trẻ chắc chắn đôi khi sẽ tái hiện lại hành vi trong quá trình thoát khỏi những vấn đề không tốt và hình thành thói quen mới, cha mẹ nên nhìn thấy sự tiến bộ của con và có thái độ bao dung với con.

Nếu trẻ mắc lỗi hàng ngày về một việc gì đó, hai ngày một lần, ba ngày một lần và khoảng thời gian giữa các lần mắc lỗi ngày càng dài, điều này cho thấy trẻ có sự tiến bộ. Cha mẹ nên động viên và chờ đợi, không nên vội vàng, buộc tội trẻ chậm tiến bộ và làm nản lòng sự nhiệt tình của trẻ.

Đồng hành, chia sẻ và giúp con hình thành thói quen tốt qua từng ngày cũng là cách hay mà cha mẹ nên áp dụng.

Đồng hành, chia sẻ và giúp con hình thành thói quen tốt qua từng ngày cũng là cách hay mà cha mẹ nên áp dụng.

Trẻ sơ sinh ăn nhiều 5 loại gia vị này âm thầm gây hại trí não, mẹ cần tránh
Cha mẹ cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi và cần tránh nêm nhiều gia vị vào thức ăn của con.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn