Trẻ đạp chân tay liên tục khi ngủ có sao không? 4 nguyên nhân tiết lộ thể trạng của con

Hạ Mây - Ngày 04/05/2022 20:39 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh thích đá chân tay khi ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cha mẹ nên biết nhằm có phương pháp nuôi dưỡng con phù hợp hơn.

Trẻ đạp chân tay liên tục khi ngủ có sao không? 4 nguyên nhân tiết lộ thể trạng của con - 1

Một số phụ huynh lo lắng không biết vì sao trẻ sơ sinh thường đạp chân tay liên tục khi ngủ, đặc biệt là khi thấy các trẻ khác không hiếu động như con mình. 

Thực tế, hành vi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, lời khuyên từ các chuyên gia là cha mẹ không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy chú ý quan sát, nhằm có phương pháp nuôi dưỡng con phù hợp hơn.

Trẻ đạp chân tay liên tục khi ngủ có sao không? 4 nguyên nhân tiết lộ thể trạng của con - 2

Vì sao trẻ sơ sinh hay đạp chân tay liên tục khi ngủ?

Trẻ nhỏ chưa phát triển hệ thần kinh hoàn thiện

Một số trẻ chơi rất vui vẻ vào ban ngày, nhưng đến giấc ngủ ban đêm thường đạp chân tay liên tục. Theo nhiều chuyên gia, đây được xem là hiện tượng hết sức bình thường và diễn ra một cách vô thức.

Trẻ nhỏ chưa phát triển hệ thần kinh hoàn thiện, nên chưa không chế được hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là tay, chân.

Tuy nhiên, trong trường hợp này mẹ cũng nên chú ý một điều là trẻ không nằm yên khi ngủ, liên tục đạp chân tay cũng có thể do lịch ngủ của trẻ không phù hợp.

Nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến đêm khó ngủ hơn, cơ thể có dấu hiệu “quậy phá”. Hoặc cũng có lý do khác là giấc ngủ của trẻ không sâu nên dẫn đến những hành động vô thức như vậy.

Trẻ sơ sinh thường đạp chân tay liên tục khi ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh thường đạp chân tay liên tục khi ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Có thể trẻ đang đói

Nguyên nhân tiếp theo có thể gây ra do trẻ bị đói bụng. Nhất là trẻ đang trong 3 tháng đầu đời. Lúc này, mẹ cần bổ sung đủ lượng sữa mỗi ngày cho trẻ, chia là nhiều lần bú.

Trước khi cho trẻ ngủ đêm cũng cần cho bú 1 lần để trẻ không bị đói hay khát, nhất là khi trời nóng, mồ hôi trẻ bị tiết ra nhiều.

Trẻ chưa quen với môi trường mới

Trẻ sơ sinh mới chào đời một thời gian ngắn thường rất hay khua khoắng chân tay khi ngủ. Nguyên nhân là do trẻ đang quen cảm giác nằm cuộn tròn trong bụng mẹ, thấy khá gò bó.

Nên khi được ra ngoài môi trường sống bình thường, thấy có nhiều không gian hơn thì quờ quạng chân tay là bình thường.

Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh khóc đạp chân tay liên tục, cha mẹ có thể thử quấn kén cho bé. Nhiều bé sơ sinh sẽ thấy an toàn, thoải mái hơn vì bé sẽ cảm nhận được cái ôm ấm áp và chặt như khi bé còn ở trong bụng mẹ.

Trẻ bị thiếu canxi là một trong những yếu tố chính khiến bé ngủ không ngon giấc và hay đạp chân tay.

Trẻ bị thiếu canxi là một trong những yếu tố chính khiến bé ngủ không ngon giấc và hay đạp chân tay.

Trẻ có thể thiếu canxi

Trẻ bị thiếu canxi là một trong những yếu tố chính khiến bé ngủ không ngon giấc và hay đạp chân tay, điều này hầu hết các bà mẹ nên chú ý.

Thiếu canxi, hay lượng canxi trong máu giảm, sẽ gây ra sự tăng sự kích thích tính tự trị của não, khiến bé thức giấc và có hành động lạ vào ban đêm, bé sẽ có thể cảm thấy khó chịu làm cho giấc ngủ không ổn định.

Trẻ đạp chân tay liên tục khi ngủ có sao không? 4 nguyên nhân tiết lộ thể trạng của con - 5

Những mẹo hay giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc

Trẻ đạp chân tay liên tục khi ngủ có sao không? 4 nguyên nhân tiết lộ thể trạng của con - 6

Lập thời gian biểu cho trẻ

Lập thời gian biểu cho giấc ngủ của trẻ là một bước cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề về giấc ngủ mà trẻ đang mắc phải.

Điều quan trọng là cha mẹ nên tạo thói quen về thời gian ngủ để bé có thể quen và nhận biết. Cố gắng cho bé ngủ vào cùng một thời gian mỗi tối, vào thời điểm mà mẹ nhận biết là trẻ sẽ thấy mệt và muốn ngủ.

Ăn nhiều hơn vào ban ngày

Giống như việc không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày để hỗ trợ giấc ngủ ban đêm, hay duy trì quy tắc, thức ăn ban ngày nhiều hơn, thức ăn ban đêm ít hơn.

Cha mẹ nên tập thói quen hoặc khuyến khích nhiều giấc ngủ ngắn và cho ăn trong ngày sau chu kỳ ăn, thức, ngủ.

Để bé ngủ ngon hơn thì bạn hãy tập cho bé bớt cho bú ban đêm đây chính là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon.

Để bé ngủ ngon hơn thì bạn hãy tập cho bé bớt cho bú ban đêm đây chính là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon.

Điều chỉnh cữ bú

Một số bà mẹ lo lắng không cho con bú đêm sợ con bị đói nhưng các mẹ an tâm vì từ tuần thứ 6 trở đi là trẻ sơ sinh là có thể ngủ xuyên đêm rồi.

Vì vậy ở giai đoạn này để bé ngủ ngon hơn thì bạn hãy tập cho bé bớt cho bú ban đêm đây chính là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon.

Trẻ ở giai đoạn 6 tháng tuổi là bạn không cần phải tiếp tục cho con bú đêm. Nếu bé đói tự dậy đòi bú thì bạn sẽ cho bé bú còn nếu không bạn hãy để cho bé ngủ đừng đánh thức bé vì sẽ khiến bé bị rối loạn giấc ngủ vì vậy hãy tập cho bé thói quen không bú đêm để bé có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cho trẻ ngủ riêng

Nếu trẻ tự ngủ trẻ hình thành những thói quen tốt giúp trẻ tự ru mình vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu giấc và ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn nhỏ.

Cho trẻ ngủ riêng cũng giúp trẻ tăng tính tự lập khi còn nhỏ, trẻ tự tin hơn, không dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ để có thể ngủ được.

Cho trẻ ngủ riêng cũng giúp trẻ tăng tính tự lập khi còn nhỏ, trẻ tự tin hơn, không dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ để có thể ngủ được.

Cho trẻ ngủ riêng cũng giúp trẻ tăng tính tự lập khi còn nhỏ, trẻ tự tin hơn, không dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ để có thể ngủ được.

Bác sĩ Nhi: Khác biệt lớn giữa những em bé hay được bế ẵm và đặt nằm
Việc thường xuyên bế trẻ hay đặt trẻ nằm có tác động khác biệt đến sự phát triển của bé về sau.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách