Một số câu chuyện cổ tích mang đến bài học giá trị, nhắc nhở ta cần kiên trì đối mặt với mọi khó khăn.
Trẻ 6 tuổi bắt đầu biết nhận thức tốt những điều mới mẻ xung quanh, giai đoạn này trẻ cũng tò mò mạnh mẽ hơn khi bước vào môi trường tiểu học, trẻ được nghe truyện, giao tiếp hoặc học hành.
Thời điểm này, cha mẹ có thể chọn những câu chuyện đơn giản nhưng đầy màu sắc trong sáng, điều này có thể góp phần nuôi dưỡng trí tưởng tượng và tâm hồn của trẻ.
Đồng thời, thông qua những mẩu chuyện nhỏ được nghe để bắt đầu làm quen với chữ cái, nội dung, góp phần giúp trẻ cảm thấy dễ dàng hơn trên con đường học tập của mình ở giai đoạn khởi đầu.
Chú Hươu chín màu
Ngày xửa ngày xưa, có một chú Hươu chín màu rất đẹp, lông của chú có chín loại màu sắc, sừng của chú trắng như tuyết, hàng ngày chú sống bên dòng sông.
Một hôm, khi đang kiếm ăn bên bờ sông, bỗng nhiên chú nhìn thấy có một người sắp chết đuối. Chú Hươu vội vàng nhảy xuống dòng sông và cứu sống người đó.
Người kia không biết làm cách nào để trả ơn cứu mạng của chú Hươu. Anh ta liền quỳ xuống khấu đầu lạy tạ chú Hươu chín màu và nói:
– Tính mạng của tôi bây giờ là do Hươu ban cho, tôi nguyện suốt đời làm nô bộc hầu hạ Hươu, nghe theo sự sai bảo của Hươu.
Chú Hươu trả lời rằng:
– Nếu anh thật sự muốn đền ơn tôi thì không nên nói với bất kỳ người nào là anh đã gặp tôi. Có một số người sẽ vì bộ lông này mà dùng mọi cách để giết hại tôi.
Ảnh minh họa.
Người đó nghe xong thề rằng:
– Hươu là ân nhân cứu mạng tôi. Chú cứ yên tâm, tôi thể sẽ không bao giờ nói cho người khác biết rằng tôi đã gặp Hươu.
Vào buổi tối hôm đó, hoàng hậu ở một vương quốc nọ có một giấc mơ lạ. Trong mơ, hoàng hậu nhìn thấy một chú Hươu rất đẹp, lông có chín loại màu sắc, lại còn có chiếc sừng trắng như tuyết. Sau khi hoàng hậu tỉnh dậy, bà liền nói với quốc vương:
– Trong giấc mơ, thiếp có gặp một chú Hươu chín màu. Cặp sừng của nó chính là một vị thần dược có thể cải tử hoàn sinh. Còn bộ lông của Hươu chín màu, nếu dùng để may y phục sẽ chống được bách bệnh trên thế gian.
Để chiều lòng hoàng hậu, quốc vương đã dán cáo thị khắp nơi: “Nếu ai cung cấp thông tin để bắt được chú Hươu chín màu, người đó sẽ ban thưởng chức tước cùng rất nhiều vàng bạc, châu báu”.
Người được chú Hươu chín màu cứu mạng sau khi nghe được tin này đã quên ngay ơn cứu mạng của chú Hươu và lời thề của mình. Anh ta lập tức đến gặp quốc vương và nói về nơi ở của chú Hươu chín màu.
Sau khi biết được thông tin này, quốc vương liền tập hợp những người đi săn giỏi nhất tiến về phía dòng sông. Khi đó, chú Hươu chín màu đang nằm ngủ bên bờ sông. Khi chú tỉnh dậy thì đã bị những thợ săn của quốc vương bao vây. Chú Hươu chín màu không hề hoang mang, mà chạy đến phía trước quốc vương và nói:
– Quốc vương, xin ngài đừng bắn vội, tôi có lời muốn nói.
Quốc vương trả lời:
– Đằng nào thì ngươi cũng sắp chết rồi, ngươi còn gì muốn nói?
Chú Hươu chín màu liền hỏi:
– Tại sao các ngài biết tôi đang ở đây?
Quốc vương chỉ vào người bị rơi xuống nước đã được Hươu cứu và nói:
– Chính anh ta đã báo cho ta biết.
Chú Hươu chín màu ngẩng đầu nhìn, tức giận nói với quốc vương:
– Thưa quốc vương, hôm qua người đó gặp nạn sắp chết đuối dưới sông, tôi đã cứu mạng anh ta. Vậy mà hôm nay anh ta lại dẫn người đến bắt tôi. Tôi không ngờ loài người lại có kẻ không còn chút lương tâm nào, không hề coi trọng chữ tín như thế!
Quốc vương nghe xong, cảm thấy vô cùng băn khoăn, bèn lớn tiếng hỏi người bị rơi xuống nước đó:
– Nhà ngươi đã nhận được ân huệ của chú Hươu này, tại sao lại lấy oán báo ơn?
Người rơi xuống nước xấu hổ cúi rạp đầu. Sau đó quốc vương đã ban chiếu lệnh đến khắp nơi:
– Từ nay về sau, không ai được giết hại Hươu chín màu.
Sau khi tin tức được lan truyền, những chú Hươu ở khắp nơi đều đến kết bạn với chú Hươu chín màu, chúng sống bên nhau vui vẻ ở ven sông. Đất nước nọ cũng mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu, muôn dân không gặp thiên tai bệnh tật, cuộc sống vô cùng mãn nguyện.
Con ngựa gỗ biết bay
Ngày xưa, ở nước Ấn Độ có một chàng trai rất thông minh, chàng đã làm ra một con ngựa gỗ biết bay. Chàng đem chú ngựa đó tặng cho quốc vương nước Ba Tư, yêu cầu quốc vương thưởng cho chàng một nghìn đồng vàng.
Quốc vương không tin con ngựa gỗ đó có thể bay được, vì thế đã lệnh cho người Ấn Độ đến biểu diễn. Người Ấn Độ cưỡi lên con ngựa gỗ, buộc chặt dây vào bên trái cổ của chú ngựa, chú ngựa quả nhiên bay lên.
Quốc vương và các vị quan văn, quan võ vô cùng kinh ngạc, hoàng tử dứng bên cạnh cũng muốn đích thân cưỡi nó.
Hoàng tử cưỡi lên ngựa gỗ, chú ngựa liền đưa chàng bay vút lên trời, càng bay càng cao và dần dán không nhìn thấy mặt đất nữa. Chàng quan sát kỹ thân ngựa, phát hiện ở phía sau tai phải của con ngựa gỗ có một cái nút. Chàng ấn vào cái nút đó, quả nhiên chú ngựa dần dần hạ xuống, cuối cùng họ hạ xuống hiên của một cung điện nguy nga.
Ở đó, qua khung cửa sổ, chàng nhìn thấy một nàng công chúa đang ngồi trên giường. Vẻ đẹp của nàng khiến chàng say đắm. Chàng lặng lẽ tiến vào trong phòng và đứng trước mặt công chúa.
Công chúa ngẩng đầu bỗng nhìn thấy một chàng hoàng tử tuấn tú nên vô cùng kinh ngạc. Hoàng tử nói:
– Ta là hoàng tử nước Ba Tư, ta đã cưỡi ngựa gỗ bay đến đây. Ta rất đói, nàng có thể giúp ta không?
Ảnh minh họa.
Nàng công chúa vui mừng trả lời:
– Ta là công chúa nước Bangladesh, rất vui mừng vì đã gặp chàng.
Nàng sai người hầu chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn.
Trong một thời gian ngắn, giữa hoàng tử và công chúa đã nảy sinh tình cảm sâu sắc.
Hoàng tử quyết định đến gặp quốc vương nước Bangladesh để cầu hôn nàng công chúa. Cchàng nói:
Thần là hoàng tử nước Ba Tư. Xin ngài hãy đồng ý lời cầu hôn của thần, hãy gả công chúa cho thần.
Quốc vương không đồng ý, lập tức gọi một đội quân trang bị vũ khí đến. Hoàng tử hiểu rằng quốc vương muốn giết chàng, vì thế, chàng yêu cầu cho chàng cưỡi lên con ngựa gỗ và cùng đấu võ. Quốc vương đồng ý, ngài phải người đem con ngựa gỗ đến.
Hoàng tử trèo lên ngựa, bay vút lên cao và trở về đất nước của mình. Quốc vương nước Ba Tư nhìn thấy hoàng tử trở về an toàn thì vô cùng mừng rỡ và lập tức thả người Ấn Độ đã bị bắt ra. Nhưng người Ấn Độ vì thế mà đem mối hận trong lòng.
Hoàng tử sau khi trở về, ngày đêm nhớ nhung công chúa, vì thế đã lén trộm con ngựa gỗ rồi lại bay đến nước Bangladesh. Tìm thấy công chúa, hai người mừng vui thắm thiết và thề sẽ không bao giờ rời xa nhau nữa.
Hoàng tử vui mừng đưa công chúa về đất nước Ba Tư. Chàng để công chúa và ngựa gỗ ở lại trong hoa viên bên ngoài thành rồi trở về bàn với quốc vương chuẩn bị nghi thức đón chào long trọng.
Nhưng khi hoàng tử đến đón công chúa, chàng không thấy nàng và con ngựa gỗ đâu nữa. Hóa ra sau khi hoàng tử đưa công chúa đến ngự hoa viên không lâu, người Ấn Độ nọ đã đến đó, nhìn thấy con ngựa gỗ biết bay của mình và nàng công chúa vô cùng xinh đẹp. Anh ta nhanh chóng chạy đến trước mặt công chúa và nói:
– Công chúa, tôi là người hầu trung thành của hoàng tử, phụng mệnh ngài đến đón nàng.
Công chúa tin đó là sự thật và không do dự cùng anh ta cưỡi lên con ngựa gỗ.
Người Ấn Độ điều khiển chú ngựa bay thẳng đến Hy Lạp. Công chúa phát hiện ra thì đã quá muộn. Đúng ngày hôm đó, quốc vương Hy Lạp lệnh cho binh lính ra ngoài săn bắn, nhìn thấy con ngựa gỗ rất kỳ lạ, liền truyền lệnh bắt lại. Công chúa khóc lóc kể lại sự tình. Quốc vương Hy Lạp vô cùng tức giận, ngài lệnh đánh phạt người Ấn Độ, sau đó đuổi anh ta ra khỏi nước mình và có lòng tốt giữ công chúa ở lại.
Nhưng công chúa ngày đêm nhung nhớ hoàng tử và nàng lâm bệnh nặng.
Hoàng tử lặn lội đến Hy Lạp, nghe nói công chúa đang ở trong cung và mắc bệnh nặng, liền hóa trang thành một thầy thuốc và đến hoàng cung. Chàng nói với quốc vương Hy Lạp là chàng có thể chữa khỏi bệnh cho công chúa, nhưng phải để công chúa đứng ở trên mảnh đất trống ở bên ngoài.
Hoàng tử đưa công chúa đến một nơi đất trống điều khiển ngựa gỗ và cùng nàng bay thẳng về Ba Tư. Quốc vương và hoàng hậu biết tin hoàng tử đã trở về, thì vô cùng mừng rỡ.
Một tháng sau, hoàng tử và công chúa đã cử hành hôn lễ long trọng, khắp nơi trên đất nước đều hân hoan vui mừng. Hai người luôn yêu thương nhau và họ có cuộc sống vô cùng vui vẻ, hạnh phúc.
Chàng giúp việc và lão nhà giàu keo kiệt
Ngày xưa, có một lão chủ nông trại vô cùng tham lam, lão có một người giúp việc trung thành. Người giúp việc này sau suốt ba năm làm việc khổ cực cho lão, đã nói với lão rằng:
– Tôi đã làm việc vô cùng chăm chỉ trong một thời gian rất lâu, mong ông hãy vì thế mà trả công xứng đáng cho tôi.
Lão chủ nông trại biết người giúp việc này rất dễ tính nên đã đưa cho chàng ba đồng xu, nói đó là tiền công trong ba năm làm việc của chàng. Chàng giúp việc cho rằng đây là số tiền rất lớn, nghĩ mình có thể du khắp nơi, nên đã bỏ số tiền đó vào túi áo, rời xa nông trại và bắt đầu cuộc hành trình ngao du của mình.
Một hôm, khi băng qua ngọn núi, vừa đi vừa hát trên cánh đồng, chàng gặp một chú lùn. Chú lùn hỏi chàng có chuyện gì mà lại vui mừng như thế, chàng trả lời:
– Tôi rất khỏe mạnh, trong túi tôi có một khoản tiền công lớn mà tôi đã gom góp trong ba năm, còn có gì lo lắng nữa.
Chú lùn thăm dò:
– Tôi rất nghèo, họ vọng anh có thể cho tôi số tiền đó.
Chàng giúp việc lương thiện nghĩ, người đó lùn như thế, hẳn anh ta rất nghèo khó, chàng liền đưa hết ba đồng xu cho chú lùn. Để báo đáp, chú lùn sẵn lòng ban cho chàng ba điều ước. Chàng giúp việc vô cùng vui mừng nói:
– Thứ nhất, tôi cần một cung tên, có chiếc cung tên đó rồi, muốn bất cứ thứ gì tôi cũng có thể bắn trúng; thứ hai, tôi cần một cây vĩ cầm, khi tôi chơi nhạc, tất cả những người nghe thấy tiếng đàn của tôi đều sẽ nhảy múa; thứ ba, tôi muốn không ai từ chối mong muốn thứ hai của tôi,
Nghe xong, chú lùn liền làm phép biến hóa ra một chiếc cung tên và một cây đàn rồi đưa cho chàng trai, sau đó chú biến mất.
Chàng giúp việc thấy thật kỳ lạ, rồi chàng vui vẻ tiếp tục lên đường. Không lâu sau, chàng gặp lại lão keo kiệt, ở nơi họ gặp nhau có một chú chim đang hót líu lo trên cành cây. Lão keo kiệt nói ông nguyện đổi tất cả tiền để có được chú chim đó. Vì thế chàng giúp việc giương cung lên, ngắm trúng mục tiêu, chú chim bị bắn thương lập tức rơi vào bụi cây.
Lão keo kiệt liền chui vào bụi cây tìm chú chim, nhưng lão không chịu đưa tiền cho chàng trai. Khi lão vừa chui vào trong đó, chàng giúp việc liền lấy cây vĩ cầm ra và say sưa với tiếng đàn. Lão keo kiệt bắt đầu nhảy múa. Càng nhảy càng cao. Những cây gai trong bụi cây làm cho quần áo lão rách tả tơi, cơ thể lão bị trầy xước, đau đớn và tứa máu.
Lão keo kiệt khóc lóc van xin:
– Chao ôi ! Hỡi Thượng đế! Xin ngài đừng chơi đàn nữa. Tôi đã làm gì mà phải chịu tội như thế?
Chàng giúp việc nói:
– Ông thật ích kỷ và gian manh, đây chính là quả bảo mà ông phải nhận.
Ảnh minh họa.
Nói xong, chàng lại chơi một bản nhạc khác. Lão keo kiệt cầu cứu chàng và đồng ý đưa hết số tiền trong túi cho chàng.
Chàng giúp việc cầm lấy tiền, cất cây đàn đi, vui mừng nhảy nhót trên đường. Chàng vừa đi thì lão keo kiệt nhếch nhác chui ra khỏi bụi cây. Lão đến quan phủ tố cáo có một kẻ xấu đã lừa lấy hết tiền của mình, sau lưng của kẻ lừa đảo đó khoác một chiếc cung tên, trên cổ hắn đeo một cây vĩ cầm. Vị quan phái người đi tìm chàng trai, chẳng bao lâu sau họ đã bắt được và đưa chàng về phủ quan.
Chàng giúp việc nói:
– Không đúng như thế. Sự thật là sau khi tôi bắn trúng con chim ông ta đã trả tiền công cho tôi.
Nhưng vị quan không tin, liền bác bỏ lời biện hộ của chàng và phán quyết chàng chịu hình phạt treo cổ.
Khi đứng lên giá treo cổ, chàng nói:
– Thưa đại quan, xin ngài hãy đáp ứng nguyện vọng cuối cùng của tôi.
Viên quan trả lời:
– Chỉ cần đó không phải là yêu cầu thả ngươi ra thì ta đều đồng ý
– Tôi chỉ muốn biểu diễn một khúc nhạc ngắn.
Lão keo kiệt nghe thấy chàng nói thế liền lớn tiếng:
– Dù thế nào thì ngài cũng không được nghe hắn chơi đàn!
Viên quan lại nói:
– Hãy để anh ta biểu diễn!
Thực ra, đây chính là món quà thứ ba mà người lùn đã tặng chàng, không ai có thể từ chối yêu cầu cuối cùng của chàng.
Chàng giúp việc lấy đàn ra, bắt đầu chơi. Khi giai điệu đầu tiên vang lên, viên quan, tên chủ nông trại và tất cả mọi người đều bắt đầu nhảy múa. Giai điệu thứ hai vang lên, vị quan phủ liền thả chàng ra và cũng nhảy múa. Đến khi chàng bắt đầu biểu diễn, tất cả mọi người, kể cả người đứng xem hành hình cũng đều đổ ra, họ nhảy múa vô cùng vui vẻ và hăng hái, nhưng được một lúc họ đều rất mệt mỏi.
Bản nhạc chưa kết thúc thì họ cũng không thể, nhảy múa được. Họ bắt đầu kêu gào, xin chàng giúp việc không chơi nhạc nữa, nhưng chàng không dừng lại ngay, mãi đến khi viên quan đồng ý không chỉ tha tội cho chàng, mà còn đưa cho chàng 100 đồng vàng thì chàng mới dừng lại.
Sau đó, chàng gọi lão keo kiệt lại và nói:
– Bây giờ ông hãy nói cho mọi người biết, số tiền này ông đã làm gì mà có được. Nếu không nói, tiếng nhạc phát ra chỉ mình ông nghe thấy.
Nói xong, chàng lại đem cây đàn ra. Lão keo kiệt bị dọa một trận, đành thừa nhận trước mặt mọi người:
– Số tiền đó là do tôi lừa gạt người khác mà có. Tôi thừa nhận là đã hứa trả công cho anh ta bằng tất cả tiền trong túi nếu anh ta có thể bắt chú chim kia cho tôi.
Chàng giúp việc bỏ cây đàn xuống, đi khỏi giá treo cổ, còn lão keo kiệt bị lôi lên để thay thế cho vị trí của chàng trai.
Bài học hay từ những câu chuyện cổ tích
Truyện cổ tích cho trẻ em có tác động rất quan trọng đối với việc giáo dục trẻ. Một số câu chuyện cổ tích mang đến bài học giá trị, nhắc nhở ta cần kiên trì đối mặt với mọi khó khăn.
Truyện cổ tích còn thể hiện quan niệm đạo đức của người xưa cũng như mong muốn có được sự công bằng trong xã hội: ở hiền gặp lành, ở ác gặp báo.
Một số câu chuyện cổ tích mang đến bài học giá trị, nhắc nhở ta cần kiên trì đối mặt với mọi khó khăn.