Câu chuyện kể về việc nàng công chúa kiêu ngạo kết hôn với anh chàng ăn mày, và cuộc sống của nàng thay đổi từ đó.
Nguồn clip: LaLaTV
Nội dung truyện cổ tích công chúa kiêu ngạo
Ngày xưa, có một vị quốc vương. Ngài có một cô công chúa rất xinh đẹp. Nhưng vì từ nhỏ công chúa đã được nuông chiều, nên tính tình ngang bướng và vô cùng kiêu ngạo. Thời gian trôi qua, công chúa đã ngày một khôn lớn và cũng sắp đến tuổi lấy chồng. Nhiều người mê mẩn trước sắc đẹp của nàng, đến cầu hôn nàng, nhưng nàng đều không để mắt đến. Nàng không những đuổi tất cả những người cầu hôn đi mà còn thường xuyên cười nhạo, chê bai họ.
Một hôm, quốc vương hạ lệnh tổ chức một bữa tiệc linh đình, mời tất cả vương tôn công tử muốn kết hôn với công chúa đến tham dự. Trong số họ có quốc vương, hoàng tử, công tước, bá tước và tất nhiên là có cả những chàng trai xuất sắc, ưu tú.
Nàng công chúa chê bai tất cả hoàng tử, bá tước đến cầu hôn nàng.
Khi công chúa kiêu ngạo xuất hiện, tất cả mọi người đều say đắm ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của nàng. Nhưng công chúa đều chê bai họ. Nhìn thấy một quốc vương có cái bụng to, nàng bước đến rồi nghịch ngợm véo một cái, sau đó hào hứng nói: “Ôi, thật giống cái thùng rượu!” Một công tước vóc dáng rất cao, công chúa bước đến so cao thấp với anh ta, sau đó, không hài lòng thốt lên: “Lắc la lắc lư như que củi ấy!”
Nhìn thấy một hoàng tử không được cao cho lắm, nàng liền tức giận mắng: “Vừa béo vừa lùn, giống như thùng nước ấy!” Người thứ tư có khuôn mặt trắng trẻo, nàng lại nói:
“Giống như một cái xác!” Người thứ năm mặt đỏ phừng phừng, nàng cười ha ha rồi nói “Giống hệt con gà chọi!”… Lúc này, nàng nhìn thấy một vị quốc vương; cằm của quốc vương hơi nhọn và hếch lên, thế là nàng bắt đầu cười nhạo và châm chọc: “Thượng Đế ơi, trời ơi!” Nàng vừa cười vừa nói to: “Nhìn cái cằm của người này xem, giống hệt mỏ con chim họa mi.” Từ đó về sau, vị quốc vương này có một biệt danh – quốc vương cằm họa mi.
Công chúa kiêu ngạo không hài lòng với bất cứ ai, cười nhạo người khác chính là niềm vui của nàng.
Quốc vương cảm thấy rất phiền lòng, con gái ngài chỉ biết cười nhạo người khác, không tôn trọng, lịch sự với những người đến cầu hôn mình nên ngài cảm thấy rất giận. Ngài phẫn nộ quát: “Ta sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đến xin ăn!”
Công chúa nghe xong chẳng chút bận lòng. Nàng còn kiêu ngạo nói: “Cha làm sao gả mình cho một tên ăn mày được, ai mà tin chứ?”
Vài ngày sau, một người ăn mày ăn mặc rách rưới đến trước cửa hoàng cung ca hát và xin ăn. Quốc vương nghe thấy tiếng hát, liền dặn quân lính gọi tên ăn mày vào gặp ngài.
Công chúa nhìn thấy tên ăn mày, liền quát thị vệ: “Tại sao tên ăn mày này lại ở đây? Mau đuổi hắn đi!”
Quốc vương lập tức ngăn lại, gọi tên ăn mày đến và nói: “Ngươi hãy hát cho chúng ta nghe một bài nào!”
Tên ăn mày vui vẻ nhận lời, hắn vui vẻ cất giọng hát “Bài hát xin ăn”. Quốc vương nghe rất chăm chú, dù công chúa có bĩu môi, giật áo, đá ghế, ngài cũng không để ý, cho đến khi tên ăn mày ngừng hát, quốc vương mới vui mừng nói: “Tiếng hát của người khiến ta rất vui, ta đồng ý gả con gái ta cho ngươi!”
Đức vua chấp nhận gả công chúa cho chàng ăn mày.
Công chúa nghe xong, sợ đến nỗi toàn thân run bắn, vội vàng chạy đến ôm cổ quốc vương cầu xin: “Con không muốn lấy tên ăn mày đâu! Cha ơi, con không muốn lấy tên ăn mày đâu!”.
Quốc vương nghiêm túc nói: “Ta đã nói rằng sẽ gả con cho tên ăn mày đầu tiên đến xin ăn, ta nói là phải giữ lời.”
Công chúa kiêu ngạo có nói thế nào cũng không có tác dụng. Một lát sau, mục sư được mời đến, nàng đành phải tổ chức hôn lễ cùng với tên ăn mày.
Sau khi hôn lễ kết thúc, quốc vương lại nói: “Con gái, bây giờ con không phải là công chúa nữa mà là vợ của người ăn mày. Con không thể tiếp tục ở lại hoàng cung, con hãy sống cùng chồng của con nhé.” Thế là, người ăn mày kéo công chúa đang khóc sưng cả mắt ra khỏi cung điện.
Người ăn mày dẫn công chúa đến một nơi cách xa hoàng cung, đó là một ngôi nhà gỗ rất nhỏ. Người ăn mày nói: “Đây là nhà của ta, cũng là nhà của nàng, sau này chúng ta sẽ sống ở đây.”
Cánh cửa ngôi nhà vừa bé vừa thấp, công chúa bước vào đành phải khom lưng, bởi nếu không sẽ bị cộc đầu. Nhưng nàng không quên nổi cáu, quát to: “Người đâu?”
“Ta là một người ăn mày, lấy đâu ra người hầu cho nàng chứ!” Tiếp đó, người ăn mày nói: “Từ nay về sau, cho dù có bất cứ việc gì nàng cũng phải tự làm hết. Ồ, nàng hãy nhanh tay nhóm lửa sau đó nấu cơm cho ta, ta đã đói lắm rồi.”
Nàng công chúa buộc phải theo chàng ăn mày sống trong một căn nhà gỗ nhỏ.
Nhưng công chúa kiêu ngạo làm sao biết nhóm lửa nấu cơm chứ, ngay cả những thức ăn hàng ngày trong những chiếc bát bạc, đĩa vàng chế biến từ thực phẩm gì nàng cũng không biết nữa là. Không còn cách nào khác, người ăn mày đành phải tự tay nấu nướng.
Bữa tối vừa đơn giản vừa khó ăn, công chúa chỉ liếc nhìn, rồi sau đó trèo lên giường ngủ, nhưng chiếc giường vừa lạnh vừa cứng khiến cả đêm nàng không ngủ được.
Sáng sớm hôm sau, người ăn mày gọi công chúa dạy, bảo nàng làm việc nhà và đan giỏ. Những cành liễu vừa thô vừa cứng khiến bàn tay mềm mại của nàng trầy xước rướm máu.
Người ăn mày xót xa nói: “Thế này không ổn, tay nàng bị thương rồi, thôi đừng đan giỏ nữa, nàng dệt vải đi, có lẽ nàng làm được đấy.”
Công chúa bắt đầu ngồi thử dệt vải. Tuy nhiên, khung dệt thổ nặng làm cho ngón tay nàng bật máu. Sau đó, người ăn mày bảo công chúa vào trong cung làm hầu nữ giúp việc bếp núc.
Dần dần, công chúa kiêu ngạo thay đổi tính nết. Nàng không còn kén chọn nữa, cũng không còn vô lễ nữa. Nàng biết nấu Cơm, giúp đỡ người khác, ngay cả ngủ trên chiếc giường cứng mà cũng ngủ rất ngon.
Nàng công chúa phải làm mọi việc nặng nhọc, từ đó nàng cũng dần thay đổi tính nết.
Người ăn mày cũng đối xử với công chúa tốt hơn. Có lúc, chàng còn mang về một ít đồ ăn ngon mà chỉ có trong hoàng cung cho công chúa. Mỗi lần như vậy, công chúa lại hỏi: “Cái này chàng cũng xin được à?” Người ăn mày chỉ mỉm cười gật đầu.
Công chúa ngưỡng mộ nói: “Thế này thật tốt quá, ngày mai thiếp cũng đi!”
Một hôm, trong hoàng cung tổ chức một vũ hội long trọng. Công chúa đang làm việc trong nhà bếp thì nghe thấy điệu nhạc quen thuộc, không kìm lòng được nhảy múa khắp bếp. Người đầu bếp thấy vậy, tức giận mắng cho công chúa một trận. Nhưng công chúa vẫn muốn đi xem, nhân lúc đầu bếp không chú ý, nàng lén bỏ ra ngoài.
Trong bộ quần áo vừa cũ vừa xấu của người hầu, công chúa bước đến đại sảnh, chẳng ai nhận ra nàng. Nàng xấu hổ trốn phía sau cái cột nhìn cảnh tượng sang trọng, hoa lệ và người cha cao quý của mình, bất giác nàng òa khóc.
Lúc này, một vị quốc vương tuấn tú phát hiện ra nàng. Quốc vương này chính là người đã cầu hôn công chúa nhưng bị nàng chỉ là người có chiếc cằm họa mi. Công chúa nhìn thấy chàng, vừa áy náy vừa sợ hãi, không ngờ, quốc vương cằm họa mi bước đến chỗ nàng, thân thiết nói: “Đừng sợ, ta chính là người ăn mày đã cùng nàng sống trong căn nhà gỗ cũ đây.”
Công chúa ngạc nhiên không thốt ra lời.
Quốc vương cằm họa mi lại nói: “Ta đã cải trang thành người ăn mày vì quá yêu nàng, muốn sửa đổi thói ngạo mạn, vô lễ của nàng, trừng phạt nàng vì tội cười nhạo người khác.”
Nàng công chúa khóc lóc vì xấu hổ với tính cách của mình trước đây và cảm động với tình yêu mà nhà vua dành cho nàng.
Công chúa nghe thấy vậy khóc nức nở, nàng nói: “Thiếp không xứng đáng là vợ của chàng.” Quốc vương cằm tay họa mi an ủi: “Đừng khóc nữa, những ngày tháng bất hạnh, khổ sở đã qua rồi, bây giờ chúng ta sẽ tổ chức hôn lễ lại nhé!” Lúc này, quốc vương dẫn các đại thần đến chúc mừng công chúa, các cung nữ cũng bước đến, giúp công chúa thay một bộ lễ phục sang trọng.
Công chúa ngạo mạn đã trở thành một công chúa dịu dàng, khiêm tốn và hiểu biết. Nàng và quốc vương cằm họa mi đã tổ chức hôn lễ và sống hạnh phúc, vui vẻ bên nhau đến trọn đời.
Bài học từ truyện cổ tích công chua kiêu ngạo
Truyện cổ tích công chua kiêu ngạo có ý nghĩa thâm sâu và rất nhiều bài học đắt giá về cuộc sống, tính cách của con người.
Câu chuyện nàng công chúa kiêu ngạo mang đến nhiều bài học đắt giá về cuộc sống.