Những câu chuyện cổ tích thế giới mang đến nhiều bài học bổ ích, giúp bé có thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống.
Truyện cổ tích thế giới là một thể loại văn học tự sự dân gian theo xu hướng chứa đựng các tình tiết hư cấu, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.
Những câu chuyện với nội dung đơn giản nhưng giúp trẻ khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích.
Dưới đây là những câu chuyện cổ tích giới hay nhất dành cho bé, mang đến nhiều bài học bổ ích, giúp bé có thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống.
Bác đánh cá và gã hung thần
Ngày xưa, có một bác đánh cá đã cao tuổi. Một hôm bác ra biển quăng lưới, kiên nhẫn đợi cho lưới sa xuống tận đáy biển mới kéo lên. Nhưng lần nào bác cũng chỉ cất lên toàn những thứ đáng vứt đi. Ngán ngẩm, bác thả lưới lần cuối cùng trong ngày.
Mẻ này, bác với được một chiếc bình to bằng đồng, miệng gắn chì bịt kín. Bác mừng lắm, tự nhủ: “Cái bình này mang ra chợ bán được khối tiền đây!”
Bác lay thử bình, thấy nặng quá. Bác nghĩ: “Ta phải mở ra xem cái gì trong đó đã!”. Bác lấy con dao loay hoay nạy được nắp bình, nghiêng bình lắc mấy cái, đổ ra đất. Từ trong bình tuôn ra một làn khói cao ngất tầng mây và tỏa khắp mặt đất. Bác đánh cá hết sức ngạc nhiên. Khói tỏa ra miệng bình tụ lại, rung rinh biến thành con quỷ, trông thật xấu xí và dữ tợn.
Hiện nguyên hình rồi, con quỷ thét bảo bác đánh cá:
– Này tên kia, ta báo cho ngươi biết là ngươi sắp chết!
Câu chuyện dạy các bé lòng biết ơn đối với những người đã giúp mình và tinh thần cảnh giác, mưu trí đối phó với kẻ gian ác.
Bác đánh cá mắng ngay:
– Sao mày lại muốn cho ta chết? Ta đã cứu mày ra khỏi bình kia mà?
– Này tên đánh cá kia, hãy nghe chuyện ta đây. Ta vốn là một vị hung thần, vì phạm tội, bị trời phạt hóa thành quỷ, nhốt vào cái bình này rồi vứt xuống biển.
Mấy trăm năm dưới biển sâu, ta chờ mong ai cứu ta, ta sẽ làm phép cho kẻ ấy được giàu sang, sung sướng. Chờ mãi, không có ai cứu, ta tức giận bèn nguyền: “Từ nay về sau, kẻ nào cứu ta, kẻ ấy sẽ bị ta giết”. Vừa dứt lời nguyền thì ngươi cứu ta. Vậy ngươi phải chết!
Nghe quỷ nói, bác đánh cá nghĩ thầm: “Ta là người, nó là quỷ. Ta có trí khôn. Vậy ta phải lấy trí khôn mới trị nó được”.
Bác bèn bảo quỷ:
– Ngươi nhất định bắt ta chết sao?
– Đúng! Ngươi phải chết!
– Vậy trước khi chết, ta yêu cầu ngươi cho ta biết rõ một điều.
– Cứ hỏi đi.
– To lớn như ngươi, làm sao lọt vào trong cái bình này được?
– Ngươi không tin ta à?
– Ta không thể nào tin được, trừ phi ta thấy tận mắt ngươi chui vào trong bình.
Quỷ bèn rũ mình, biến thành đám khói, bay đến tận trời xanh, khói tụ lại rồi tan dần dần chui hết vào trong bình. Bác đánh cá vội lấy ngay cái nắp bằng chì đậy luôn miệng bình lại.
Quỷ vội tìm cách chui ra khỏi bình nhưng không được. Nó hết lời van xin bác đánh cá. Nhưng vô ích. Bác đánh cá lại vứt cái bình xuống biển sâu. Thế là con quỷ trở lại dưới đó vĩnh viễn.
Cô kéo sợi lười biếng
Ở làng có hai vợ chồng nhà kia, vợ lười tới mức không bao giờ muốn nhúc nhích chân tay. Chồng bảo kéo sợi, cô chỉ kéo nửa vời, và kéo xong cô không guồng, cứ mặc sợi y nguyên trên ống. Thấy vậy chồng mắng, cô liền quai mồm ra cãi:
– Dào ôi, guồng sao bây giờ, guồng đâu ra mà guồng. Có giỏi cứ vào rừng kiếm một cái gì để tôi guồng!
Chồng bảo:
– Nếu chỉ có thế, tôi sẽ vào rừng tìm gỗ làm guồng cho mình ngay!
Giờ cô ta đâm lo. Cô ta lo chồng tìm được gỗ tốt sẽ đóng guồng. Lúc đó cô phải guồng sợi, công việc cứ thế nối tiếp nhau: kéo sợi, guồng sợi. Suy nghĩ hồi lâu cô nghĩ ra một kế, cô liền theo chồng vào rừng. Đợi chồng leo lên cây chọn gỗ, bắt đầu đốn gỗ, lúc đó cô lẩn vào trong bụi cây gần đấy để chồng không trông thấy mình, rồi cô cất giọng:
“Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,Ai dùng guồng ấy cũng hết đời.”
Thấy có tiếng người, chồng ngưng tay rìu, lắng nghe xem câu hát kia có ý nghĩa gì. Rồi anh tự nhủ:– Ối chà, chỉ sợ hão huyền, chẳng qua váng tai nghe vậy, nào có gì.
Anh lại cầm rìu, định đốn gỗ tiếp thì lại có tiếng hát vọng lên:“Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,Ai dùng guồng ấy cũng hết đời.”
Anh ngừng tay, cảm thấy sờ sợ, ngồi ngẫm nghĩ. Lát sau anh định thần được, với tay lấy rìu định đốn gỗ tiếp tục. Lần thứ ba lại có tiếng hát cất lên nghe rất rành rõ:
“Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,Ai dùng guồng ấy cũng hết đời.”
Hóa tam ba bận thế là đủ lắm rồi, anh chàng hết cả hứng, tụt xuống cây và đi về nhà. Chị vợ lẻn chạy đường tắt về nhà trước. Lúc chồng về tới nhà, vợ giả tảng như không biết gì, cất giọng hỏi chồng:– Thế nào, mình kiếm được gỗ tốt đóng guồng chứ?
Chồng đáp:– Không kiếm được, chuyện đóng guồng có lẽ không thành.
Ba bà kéo sợi là truyện cổ Grimm kể về một cô gái lười biếng nhưng may mắn, nhờ biết giữ lời hứa nên được ba bà kéo sợi giúp đỡ và lấy được chàng hoàng tử. Vậy nên, yếu tố may mắn cũng rất quan trọng trong cuộc sống.
Chồng kể cho vợ nghe chuyện xảy ra trong rừng, và từ đó không đả động đến chuyện ấy nữa.
Những chỉ ít ngày sau, thấy nhà cửa bề bộn chồng lại thấy bực. Anh bảo vợ:– Mình này, thật xấu hổ quá, ai đời kéo xong rồi mà cứ để nguyên ở ống thế kia!
Vợ nói:– Mình có biết không? Nhà ta không có guồng, hay mình đứng trên xà nhà, tôi đứng dưới ném ống lên cho mình bắt lại ném xuống, ta guồng sợi theo kiểu ấy vậy.
Chồng nói:– Ờ thế cũng được.
Họ làm theo lối ấy, làm xong chồng bảo vợ:– Sợi đã guồng xong, giờ phải luộc chứ!
Ả vợ lại đâm lo, nhưng ngoài mặt cô vẫn nói:– Vâng, để mai tôi dậy sớm luộc.
Trong bụng cô đã tính được kế mới.
Hôm sau, sớm tinh mở cô đã dậy, nhóm lửa, bắc nồi. Đáng nhẽ thả chỉ vào luộc, cô lại cho vào nồi một nắm sợi gai rối, rồi cứ thế ninh. Chồng vẫn còn ngủ ở trong giường, cô vào đánh thức và dặn:– Tôi có việc phải ra ngoài, mình dậy trông nồi sợi ở dưới bếp cho tôi nhé, dậy ngay đi, tới lúc gà gáy mà mình vẫn chưa xuống xem thì sợi sẽ hóa thành một đám sợi gai rồi đấy!
Vốn tính chăm chỉ, không muốn để lỡ cái gì, chồng vội nhổm dậy đi nhanh xuống bếp. Nhưng khi anh đi xuống tới nơi, nhìn vào nồi, anh hoảng lên vì chỉ thấy có nắm sợi gai rối. Anh chàng đáng thương đành ngậm miệng, tưởng chính mình dậy muộn nên hỏng việc nên phải chịu lỗi. Từ đấy không bao giờ anh nhắc tới kéo sợi, guồng sợi nữa.
Có lẽ chính bạn cũng phải nói: cô kéo sợi kia thật là một người đàn bà lười biếng.
Hoàng tử lừa
Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua và hoàng hậu sống trong giàu sang tới mức, muốn gì cũng có, chỉ duy một nỗi không có con.
Hoàng hậu than thở ngày đêm và nói:
– Mình như thửa ruộng không có cây mọc!
Cuối cùng trời cũng thương tình, thuận cho sinh được một mụn con, nhưng nó chẳng giống những đứa trẻ khác, mà lại là một con lừa con. Khi nhìn thấy con lừa con, hoàng hậu than khóc om sòm, thà đừng có con còn hơn là có con lừa này và sai gia nhận tính đem ném nó xuống sông làm mồi cho cá.
Nhà vua nói:– Không được, nếu trời cho vậy thì nó phải là con của ta và là người thừa kế ngai vàng sau khi ta khuất núi, nó sẽ đội vương miện trên đầu.
Con lừa được nuôi nấng chăm sóc cẩn thận nên lớn lên trông thấy. Hai tai nó vểnh lên thẳng đứng. Con lừa vui tính, nhảy tung tăng chơi đùa, đặc biệt nó rất thích nghe âm nhạc. Có lần nó tới chỗ người nhạc sĩ lang thang nổi tiếng và nói:– Hãy dạy cho tôi cách đánh đàn để tôi có thể đánh được những bản nhạc hay như nhạc sĩ lang thang.
Người nhạc sĩ lang thang đáp:– Trời ơi, mi làm sao mà học được. Ngón chân mi sinh ra đâu có phải để đánh đàn, nó to ơi là to! Ta chỉ sợ dây đàn không chịu nổi.
Cho dù bị thoái thác, nhưng lừa vẫn cứ khăng khăng đòi theo học và bền gan, chăm chỉ học đàn. Cuối cùng nó chơi đàn cũng hay như nhạc sĩ lang thang kia.
Có lần con lừa đi dạo chơi, nó tới gần một giếng nước. Nó cúi xuống nhìn thì thấy bóng mình là bóng con lừa. Nó rất buồn, nó tính đi chu du thiên hạ, nó đem theo một người hầu trung thành.
Cả hai lên đường, đường gập ghềnh đồi núi, cuối cùng cả hai tới một vương quốc nơi có ông vua đã già, nhưng chỉ có một công chúa xinh đẹp, đồng thời là người con duy nhất. Tới trước hoàng cung, lừa nói:– Chúng ta sẽ dừng chân ở nơi này.
Lừa ta gõ cổng hoàng cung và nói:– Có khách tới, mở cửa cho khách vào nhé.
Đợi mãi không thấy cổng mở, lừa ta ngồi xuống, lấy đàn và dùng hai chân trước gảy đàn. Nghe tiếng đàn du dương, người gác cổng chạy vào tâu với nhà vua:– Ngoài cổng hoàng cung có một con lừa đang ngồi gảy đàn, nó chơi hay như một nhạc sĩ lang thang cừ khôi.
Nhà vua phán– Thì mở cổng thành cho nhạc sĩ lang thang vào.
Lừa bước vào hoàng cung, dùng hai chân trước gảy đàn, cả hoàng cung cười ồ lên vì tiếng đàn do lừa đánh. Lừa ta được dẫn vào ăn cùng đám gia nhân, lừa không chịu và nói:– Tôi đâu có phải là loại lừa vẫn nhốt trong chuồng, tôi là loại lừa quý tộc.
Câu chuyện kể về một hoàng tử phải sống trong lốt da lừa. Sau khi cưới công chúa, chàng đã trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú.
Mọi người nói:– Nếu thế thì cho ăn chung với lính tráng.
Lừa đáp:– Không, tôi thích ngồi bên cạnh nhà vua.
Nhà vua cười và nói:– Cũng được, nếu thích thế thì hãy lại đây ngồi.
Sau đó nhà vua hỏi lừa:– Lừa ơi, mi có ưng công chúa không?
Lừa quay lại phía công chúa nhìn, rồi gật đầu nói:– Thưa có ạ, thần chưa thấy ai đẹp như thế.
Nhà vua bảo:– Nếu vậy thì hãy lại ngồi bên cạnh công chúa.
Lừa thưa:– Thần cũng mong được như vậy.Lừa lại ngồi bên cạnh công chúa và ăn uống nom rất lịch thiệp.
Ở hoàng cung một thời gian, lừa quý tộc nghĩ:– Những cái đó cũng chẳng giúp ích gì, ta trở về nhà thôi.
Lừa lững thững cúi đầu tới chỗ nhà vua và xin được cáo từ hoàng cung. Lâu nay nhà vua vẫn quý mến lừa nên nói:– Lừa ơi, sao vậy? Nom mi buồn rười rượi, hãy ở lại bên ta, ta cho mi tất cả những gì mi muốn, có thích vàng không?
Lừa lắc đầu đáp:– Không.
– Thế mi có thích ngọc ngà, châu báu không?– Không.– Ta cho mi nửa giang sơn này đấy, thế có ưng không?– Chà, cũng không ạ!
Nhà vua nói:– Thế mi vui sướng bởi cái gì nhỉ? Có thích lấy công chúa xinh đẹp không– Thưa vâng ạ. Điều đó thì thực lòng tôi thích.
Lừa ta vui tính hẳn lên, vì đó chính là điều nó mong ước. Đám cưới được tổ chức rất to và hết sức trang trọng. Đến tối, cô dâu và chú rể được dẫn tới phòng tân hôn. Nhà vua muốn biết cách cư xử của lừa nên để cho một gia nhân nấp ở trong phòng.
Khi đã vào trong phòng, chú rể ngó quanh một lượt. Khi tin là chỉ có hai người trong phòng, chàng ra cài then cửa. Rồi chàng vứt bỏ tấm da lừa trên người. Chú rể hiện nguyên hình là một hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Chàng nói:
– Giờ em thấy đó, anh cũng xứng vai phải lứa với em.
Cô dâu tươi cười ôm choàng lấy chú rể hôn với cả tấm lòng thương yêu. Nhưng khi trời vừa hửng sáng, chàng lại choàng tấm da lừa. Có lẽ chẳng ai biết được, cái gì ẩn giấu trong tấm da lừa kia.
Sáng vua cha tới thăm con gái, vua hỏi:– Con lừa có vui tính không. Chắc con buồn phiền lắm nhỉ! Đó chẳng phải là một trang nam nhi thực thụ.– Thưa vua cha, không, con không buồn. Con rất yêu quý anh ấy. Con muốn suốt đời ở bên anh ấy, con người tuyệt vời.
Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, tên gia nhân liền kể cho nhà vua những gì mình chứng kiến. Nhà vua nói:– Không thể có chuyện đó được.– Nếu vậy nhà vua cứ thức đêm để tận mắt xem những gì xảy ra. Nhà vua nên vứt ngay tấm da lừa vào trong lửa hồng để cho phò mã hiện nguyên hình.
Nhà vua nói:– Lời khuyên của ngươi hay đấy.
Đêm khuya, khi cả hai đang ngủ say, nhà vua lẻn vào xem. Dưới ánh trăng, nhà vua thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú nằm bên công chúa, tấm da choàng để ngay sát bên giường. Nhà vua cầm tấm da ném vào ngọn lửa hồng và đứng đợi cho tới khi tấm da cháy hết chỉ còn lại tro. Nhà vua thức thâu đêm tới sáng để xem khi bị mất tấm da choàng thì phò mã sẽ ứng xử như thế nào.
Khi trời hửng sáng, chàng trai thức giấc, tính lấy tấm da choàng nhưng chẳng tìm thấy. Chàng hoảng hốt, than vãn:– Thế thì chỉ còn cách trốn khỏi nơi này!
Chàng vừa mới bước ra thì gặp ngay nhà vua. Nhà vua nói:– Con đi đâu mà vội vã thế. Con đang nghĩ gì vậy? Con hãy ở lại đây! Cha cho con nửa giang sơn này, và sau khi cha khuất núi thì cả giang sơn này là của con.– Con mong rằng, bắt đầu tốt sẽ kết thúc tốt đẹp. Con ở lại đây với cha.
Nhà vua chia cho phò mã nửa giang sơn. Năm sau thì nhà vua băng hà. Phò mã cai trị cả giang sơn rộng lớn. Sau khi vua cha phò mã băng hà, phò mã được thừa kế cả giang sơn ấy nữa, và sống trong giàu sang phú quý.
Bài học hay từ những câu chuyện cổ tích thế giới
Hầu hết trẻ em ngày nay đã rất quen thuộc với những câu chuyện cổ tích, mỗi câu chuyện đều gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ nhỏ, chứa đựng giá trị và bài học riêng, hướng con người đến cái thiện, rèn luyện đạo đức và tư duy.
Mỗi câu chuyện cổ tích chứa đựng giá trị và bài học riêng, hướng con người đến cái thiện, rèn luyện đạo đức và tư duy.