4 truyện cổ tích nổi tiếng dạy bé không nói dối, luôn trung thực

Hạ Mây - Ngày 17/10/2021 19:04 PM (GMT+7)

Con rùa vàng, ba lưỡi rìu hay hạt giống thóc là những câu chuyện dân gian xúc động về tình bạn, tình người và tấm lòng ngay thẳng, trung thực, mẹ mên kể cho bé nghe.

Trung thực là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người, trung thực có thể nói là phẩm chất đạo đức mà qua đó ta có thể đánh giá được giá trị của một con người. Việc giữ gìn lòng trung thực chính là giữ gìn đạo đức của mình, một cách đáng quý nhất. 

Ông cha ta từ xa xưa đã hiểu được tầm quan trọng của sự trung thực, vì vậy đã sáng tác những câu chuyện mà qua đó khuyên răn thế hệ sau thật thà, và trung thực.

Con rùa vàng, ba lưỡi rìu hay hạt giống thóc là những câu chuyện dân gian xúc động về tình bạn, tình người và tấm lòng ngay thẳng, trung thực, mẹ nên kể cho bé nghe.

4 truyện cổ tích nổi tiếng dạy bé không nói dối, luôn trung thực - 2

Lòng trung thực của một gã ăn mày đáng kính

Một ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia: "Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này".

Người quản gia trả lời: "Tôi phải hỏi ý kiến bà chủ đã".

Bà chủ là một quý bà hà tiện, bà nói: "Hãy cho ông lão tội nghiệp một ổ bánh mì. Một thôi nhé. Đưa bánh ngày hôm qua ấy".

Ông lão trở về gốc cây nơi trú ngụ cả ngày lẫn đêm, ngồi xuống lôi ổ bánh vừa xin được ra ăn. Đột nhiên, răng ông cắn phải vật gì đó rất cứng. Ông lão hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai.

"Mình thật may mắn!", ông lão nghĩ thầm. "Mình bán chiếc nhẫn này đi và sẽ có đủ tiền trong một thời gian dài".

Thế nhưng, lòng trung thực của ông lão ngay lập tức ngăn ý định đó lại: "Không, ta sẽ tìm chủ nhân của chiếc nhẫn và trả lại cho họ". Bên trong chiếc nhẫn có khắc hai chữ "J. X". Ông lão liền đi thẳng đến cửa hàng và tìm hỏi cuốn niên giám điện thoại. Cả thị trấn chỉ có mỗi một gia đình có tên bắt đầu bằng chữ "X": gia đình Xofaina.

Câu chuyện kể về một gã ăn mày có tấm lòng đáng kính, dù nghèo đói cũng không làm con người ta trở nên xấu xa. Mà thực chất trong môi trường khắc nghiệt ấy chỉ càng khiến cho lòng trung thực của con người tỏa sáng và được đền đáp xứng đáng. (Ảnh minh họa)

Câu chuyện kể về một gã ăn mày có tấm lòng đáng kính, dù nghèo đói cũng không làm con người ta trở nên xấu xa. Mà thực chất trong môi trường khắc nghiệt ấy chỉ càng khiến cho lòng trung thực của con người tỏa sáng và được đền đáp xứng đáng. (Ảnh minh họa)

Quyết tâm sống trung thực, ông lão vội đi tìm nhà Xofaina. Và rất bất ngờ vì đó chính là gia đình đã cho ông ổ bánh. Ông nói với người quản gia: "Tôi tìm thấy chiếc nhẫn vàng trong ổ bánh ngài mới cho tôi". Bà chủ vui mừng khôn xiết: "May quá, tìm được chiếc nhẫn bị mất tuần trước rồi. Ta đã làm rơi nó khi coi thợ nhào bột làm bánh. Chữ 'J.X' là tên viết tắt tên của ta, Josermina Xofaina".

Sau một hồi suy nghĩ, bà chủ nhà nói: "Hãy cho ông lão tội nghiệp đó bất kỳ cái gì ông ấy muốn, miễn là đừng đắt quá". Ông quản gia quay qua hỏi ông lão: "Vì hành vi cao thượng, ông muốn nhận được phần thưởng gì?". Ông lão ăn xin nói: "Cho tôi một ổ bánh mì! Thế là đủ cho tôi rồi".

Thấy ông không có lòng tham, bà chủ bỗng nảy ra sáng kiến giữ ông lại để trông nom kho trong nhà. Từ đó bà hoàn toàn an tâm không bao giờ còn sợ mất trộm. Còn ông lão thì có việc làm đến suốt đời".

4 truyện cổ tích nổi tiếng dạy bé không nói dối, luôn trung thực - 4

Con rùa vàng

Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân.

Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn. Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.

Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của quý, nhưng lại muốn có thêm của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ quên.

Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát, Đại Phú mới sực nớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt của mình ăn cắp con rùa vàng?

Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa vàng có hỏi mát bạn rằng:

- Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để cho chị coi không?

Câu chuyện không chỉ đề cao tính thật thà của con người, thà nhận phần xấu về mình còn hơn phải nói dối. (Ảnh minh họa)

Câu chuyện không chỉ đề cao tính thật thà của con người, thà nhận phần xấu về mình còn hơn phải nói dối. (Ảnh minh họa)

Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp con rùa vàng chăng? Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy.

Đại Phú mới bảo ban: - Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.

Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con rùa vàng trả cho bạn.

Ông Phú biết chuyện lấy làm động tâm, mới gọi người thợ bạc đến làm một con rùa vàng khác, trao cho vợ chồng Chí Quân đem về trả bạn và cũng không nhận vợ chồng Chí Quân làm người hầu hạ, mà chỉ cho ở nhờ.

Được ít lâu, người con trai của Đại Phú trở về nhà có đem theo con rùa vàng đã lấy độ trước, trả cho cha mẹ và nói: - Hôm nọ, con về nhà thình lình thấy con rùa vàng để trong đĩa nên con lấy cất đây, nếu gặp phải kẻ gian thì mất luôn rồi. Vậy con xin trả lại.

Thấy vậy, vợ chồng Đại Phú vô cùng ngạc nhiên. Rùa vàng con mình lấy đem đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả? Mới nghĩ ra, có lẽ người bạn nghèo sợ mình phiền trách nên làm con rùa khác để thế.

Bấy giờ Đại Phú mới đem con rùa vàng đến nhà Chí Quân để trả lại và xin lỗi bạn. Nhưng nhà đã bán rồi, vợ chồng bạn lại ở nhờ trong nhà ông Phú. Lập tức Đại Phú đến gặp ông Phú trao trả con rùa và xin đưa vợ chồng bạn về. Ông Phú từ chối như vầy:

- Anh có mượn rùa của tôi đâu mà trả? Còn vợ chồng Chí Quân tôi có bắt buộc gì đâu mà lãnh về? Còn Chí Quân nhận mình mắc nợ ông Phú nên không chịu về.

Câu chuyện trở thành rắc rối, cả ba mới đưa nhau đến cửa công để nhờ phân xử.

Lẽ tự nhiên quan trên không biết xử làm sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng.

4 truyện cổ tích nổi tiếng dạy bé không nói dối, luôn trung thực - 6

Ba lưỡi rìu

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.

Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.

Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:

-Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?

Đây là câu chuyện điển hình khi nhắc tới đức tính trung thực. Tác giả viết câu chuyện này nhằm mục đích ca ngợi những con người thật thà, trung thực, không ham vật chất. (Ảnh minh họa)

Đây là câu chuyện điển hình khi nhắc tới đức tính trung thực. Tác giả viết câu chuyện này nhằm mục đích ca ngợi những con người thật thà, trung thực, không ham vật chất. (Ảnh minh họa)

Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:

-Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!

Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

-Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:

– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:

-Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

-Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:

-Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!

Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:

-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.

Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:

-Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.

4 truyện cổ tích nổi tiếng dạy bé không nói dối, luôn trung thực - 8

Hạt thóc giống

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

Trong câu chuyện, tất cả những người dân trong đất nước đều thua cậu bé, bởi họ không dám công bố sự thật, họ sợ vua sẽ trừng phạt nên quên rằng sự thật mới là điều cần được tôn trọng hàng đầu. (Ảnh minh họa)

Trong câu chuyện, tất cả những người dân trong đất nước đều thua cậu bé, bởi họ không dám công bố sự thật, họ sợ vua sẽ trừng phạt nên quên rằng sự thật mới là điều cần được tôn trọng hàng đầu. (Ảnh minh họa)

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

4 truyện cổ tích nổi tiếng dạy bé không nói dối, luôn trung thực - 10

Bài học hay từ những câu chuyện cổ tích

Những câu chuyện đã nói lên chân lý muôn đời, trung thực là đức tính quý giá nhất của con người, không có nó, con người mất đi một nửa giá trị.

Trong cuộc sống, đối xử với nhau bằng tấm lòng chân thành, bằng sự thấu hiểu thì thành quả nhận được bao giờ cũng xứng đáng. Đồng thời, không nên vì lợi ích vật chất mà bán rẻ đi sự chân thật của lương tâm, hãy luôn thành thật với người khác và với chính bản thân mình.

Với tất cả những ai luôn trung thực, họ sẽ nhận được những phần thường xứng đáng như các nhân vật trong câu chuyện trên.

Những câu chuyện trên nhắ nhở chúng ta không nên vì lợi ích vật chất mà bán rẻ đi sự chân thật của lương tâm, hãy luôn thành thật với người khác và với chính bản thân mình.

Những câu chuyện trên nhắ nhở chúng ta không nên vì lợi ích vật chất mà bán rẻ đi sự chân thật của lương tâm, hãy luôn thành thật với người khác và với chính bản thân mình.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất về mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng
Dưới đây là những câu chuyện cổ tích về người mẹ vô cùng cảm động, bất cứ ai cũng nên đọc qua một lần.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời