Vì sao trẻ bị la mắng vẫn muốn ôm mẹ? Biết được lý do mẹ có thể sẽ hối hận

Hạ Mây - Ngày 20/12/2021 10:21 AM (GMT+7)

Nhiều trẻ nhỏ sau khi bị la mắng nhưng không hề né tránh mà tiếp tục tìm kiếm sự an ủi của cha mẹ. 

Vì sao trẻ bị la mắng vẫn muốn ôm mẹ? Biết được lý do mẹ có thể sẽ hối hận - 1

Không ít lần chúng ta bắt gặp tình huống trẻ muốn được ôm, lại gần cha mẹ sau khi bị la mắng, mẹ càng hung hăng, trẻ càng gào khóc, níu kéo và không muốn bị bỏ rơi.

Nhiều bậc cha mẹ thường mang cảm giác ân hận, đau khổ sau khi có hành động mắng mỏ hay đánh con. Tuy nhiên vì sau mỗi lần bị trách phạt, đứa trẻ ngay lập tức liền ngoan ngoãn và đòi được ôm, được hôn nên cha mẹ cho rằng việc này không ảnh hưởng gì đến trẻ, chỉ là một phần trong cuộc sống.

Thực tế, hành động đòi ôm hôn, bế sau khi bị la mắng của trẻ nhỏ ẩn chứa nhiều điều mà có thể cha mẹ chưa biết.

Vì sao trẻ bị la mắng vẫn muốn ôm mẹ? Biết được lý do mẹ có thể sẽ hối hận - 2

Vì sao trẻ vẫn muốn ôm bố mẹ sau khi bị la mắng?

Trẻ muốn thừa nhận sai

Hầu hết trẻ nhỏ sau 6 tháng tuổi đã có thể nhận biết sơ bộ về hành vi của mình. Vì vậy, khi trẻ bị la mắng, trẻ có thể hiểu được rằng mình đã làm sai.

Và trẻ sơ sinh sẽ học cách lớn lên bằng cách quan sát mọi thứ, từ kinh nghiệm trước đây, chỉ cần trẻ vươn tay ôm lấy mẹ, nét mặt và sắc thái của mẹ sẽ thay đổi và dần dịu đi. Vì vậy, việc bé đưa tay ra ôm là một nỗ lực để nhận được sự tha thứ từ mẹ thông qua ngôn ngữ cơ thể, trẻ cho rằng đây là cách tốt để làm hài lòng mẹ và thừa nhận lỗi lầm của mình.

Nhiều trẻ nhỏ sau khi bị la mắng nhưng không hề né tránh mà tiếp tục tìm kiếm sự an ủi của cha mẹ.

Nhiều trẻ nhỏ sau khi bị la mắng nhưng không hề né tránh mà tiếp tục tìm kiếm sự an ủi của cha mẹ.

Trẻ mất cảm giác an toàn, sợ bị bỏ rơi

Khi trẻ bị chỉ trích vì mắc lỗi, những biểu hiện giận dữ, lời nói cao giọng và những cử động cường điệu của người lớn sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ. Trẻ sẽ sợ nếu mẹ tiếp tục khiển trách, không cho phép mình, vì mình đã làm sai, mẹ sẽ bỏ rơi mình, và sẽ không bao giờ gặp lại mẹ nữa. Điều này thực sự rất đau khổ.

Nếu bé đưa tay ra ôm mà không được đáp lại, lại bị mẹ tiếp tục lớn tiếng trách móc thì thực chất trong lòng bé càng ngày càng hoảng loạn. Trong một số trường hợp có thể để lại một cái bóng tâm lý và cản trở sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này. 

Tm kiếm sự an ủi và thể hiện tình yêu thương

Sau khi la mắng, nhiều trẻ sẽ đòi mẹ ôm để được vỗ về an ủi và để bé chắc chắn rằng mẹ vẫn yêu mình.

Hơn nữa, khi các hành động thân mật hơn như ôm, hôn rồi sự tiếp xúc da thịt, sẽ cho bé cảm thấy được yêu thương, tha thứ. Do đó, khi buồn, bé sẽ tìm kiếm những hành động này theo bản năng để cảm tìm lại sự thoải mái, thân thuộc và an tâm trong lòng.

Ngoài ra, việc khiến trẻ muốn ôm cha mẹ không chỉ vì lo lắng do cha mẹ tức giận mà còn do bản năng trẻ muốn thể hiện tình yêu thương của bản thân dành cho mẹ.

Sau khi la mắng, nhiều trẻ sẽ đòi mẹ ôm để được vỗ về an ủi và để bé chắc chắn rằng mẹ vẫn yêu mình.

Sau khi la mắng, nhiều trẻ sẽ đòi mẹ ôm để được vỗ về an ủi và để bé chắc chắn rằng mẹ vẫn yêu mình.

Vì sao trẻ bị la mắng vẫn muốn ôm mẹ? Biết được lý do mẹ có thể sẽ hối hận - 5

Làm thế nào để xoa dịu cảm xúc cho con?

Việc trẻ thường xuyên bị la mắng lâu dần có thể để lại ám ảnh tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình phát triển tinh thần, trí tuệ về sau. Do đó, khi xảy ra xung đột, cha mẹ nên biết cách giữ bình tĩnh, an ủi, xoa dịu cảm xúc cho con càng sớm càng tốt.  

Vì sao trẻ bị la mắng vẫn muốn ôm mẹ? Biết được lý do mẹ có thể sẽ hối hận - 6

Ôm trẻ vào lòng để xoa dịu cảm xúc

Việc thừa nhận sai lầm đòi hỏi phải có suy nghĩ lý trí, nhưng khi cả cha mẹ và con cái đều căng thẳng về mặt cảm xúc, lý trí rõ ràng là không thực tế. Vì vậy, sau khi xảy ra mâu thuẫn, điều cha mẹ nên quan tâm nhất là làm sao để con được an ủi và bình tĩnh lại. 

Khi bé bị chỉ trích vì suy sụp tình cảm, cha mẹ có thể ôm hoặc bế con vào lòng, giúp trẻ hiểu được rằng dù thế nào cha mẹ vẫn ở bên và yêu thương con.  

Hạn chế la mắng trẻ

Nhiều nghiên cứu chứng minh quát mắng tác động rất nhiều đến trẻ như một hình phạt về thân thể, việc bạo hành ngôn từ và bị mắng thường xuyên thậm chí có thể làm thay đổi cách bộ não trẻ phát triển.

Khi trẻ bị chỉ trích vì suy sụp tình cảm, cha mẹ có thể ôm hoặc bế con vào lòng, giúp trẻ hiểu được rằng dù thế nào cha mẹ vẫn ở bên và yêu thương con.

Khi trẻ bị chỉ trích vì suy sụp tình cảm, cha mẹ có thể ôm hoặc bế con vào lòng, giúp trẻ hiểu được rằng dù thế nào cha mẹ vẫn ở bên và yêu thương con.  

Thực tế, khi cha mẹ có tâm trạng không tốt, thường xuyên cáu gắt, đánh đập, mắng mỏ con cái sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn thương đến tâm lý về lâu dài của trẻ. Khi lớn lên, trẻ sẽ trở nên nhạy cảm, mong manh, tăng khoảng cách mối quan hệ với cha mẹ, trẻ thiếu tự tin và kỹ năng xã hội kém.

Do đó, điều cha mẹ nên làm là học cách giữ bình tĩnh, hạn chế la mắng trẻ, thay vào đó hãy giải thích nhẹ nhàng, tìm cách xoa dịu cảm xúc cho con, nhằm giúp bé ổn định tinh thần.

Tìm hiểu những điều trẻ muốn từ cha mẹ

Cha mẹ có thể kìm chế sự tức giận của mình bằng cách hít thở sâu, đếm ngược, chạy tại chỗ, lắc hai bàn tay, nói càng ít càng tốt cho tới khi bình tĩnh, sau đó hãy tìm hiễu nhu cầu, mong muốn của trẻ.

Khi trẻ muốn được bố mẹ ôm, muốn ở bên cha mẹ... hãy đáp ứng tất cả những nhu cầu này của con. Không gì có thể chữa lành vết thương bằng chính những cái ôm và sự quan tâm của cha mẹ.

Cha mẹ có thể kìm chế sự tức giận của mình, sau đó dạy con cách thừa nhận sai lầm.

Cha mẹ có thể kìm chế sự tức giận của mình, sau đó dạy con cách thừa nhận sai lầm.

Dạy trẻ cách thừa nhận lỗi

Khi trẻ mắc lỗi và đòi được ôm, một số cha mẹ có xu hướng ngừng thảo luận về vấn đề này sau khi xoa dịu cảm xúc của trẻ. Nếu làm như vậy, trẻ sẽ không thể nhận ra lỗi lầm của chính mình, và có thể mắc những lỗi tương tự trong tương lai. Do vậy, sau khi trẻ bình tĩnh lại, cha mẹ phải nói rõ những sai phạm của trẻ, hướng dẫn trẻ cách sửa sai và nhắc nhở không được lặp lại.

Đồng thời, nên dạy trẻ biết mình đã sai và muốn bày tỏ lời xin lỗi bằng cách "ôm". Lúc này, cha mẹ nên chấp nhận cái ôm của trẻ, đồng thời nói với trẻ nếu trẻ đã làm gì sai, có thể bày tỏ lời xin lỗi bằng cách nói "Con xin lỗi, con biết mình đã sai. 

3 đặc điểm của trẻ có não phải phát triển cực tốt, thông minh vượt trội từ bé
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, những đứa trẻ có não phải phát triển tốt sẽ có những đặc điểm sau đây.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời