Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, những đứa trẻ có não phải phát triển tốt sẽ có những đặc điểm sau đây.
Như chúng ta đã biết, não được chia thành não trái và não phải. Não trái chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc và khả năng biểu đạt ngôn ngữ, trong khi não phải chịu trách nhiệm logic và khả năng suy luận, do đó, những người thích suy nghĩ bằng não trái thường được gọi là "não cảm xúc", và não phải được gọi là "bộ não học thuật". Vì vậy, trẻ có não phải phát triển cho thấy thông minh hơn.
Những người nổi tiếng như Marie Curie, Einstein, Newton đều có một đặc điểm chung đó là não phải rất phát triển. Và theo một nghiên cứu của Đại học Harvard Hoa Kỳ, những người có não phải phát triển tốt sẽ có những đặc điểm sau đây.
3 đặc điểm trẻ có não phải phát triển tốt, trí thông minh cao
Có trí nhớ tốt
Tiến sĩ giáo dục nổi tiếng người Nhật Makoto Shichida phát hiện ra, khả năng ghi nhớ của não phải gấp một triệu lần não trái.
Do đó, những đứa trẻ có não phải phát triển thường có trí nhớ tốt, chẳng hạn có thể nhớ được những chuyện khi rất nhỏ hoặc học thuộc lòng nhanh các bài thơ yêu thích.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta thấy trẻ chỉ cần nhìn thấy một cảnh, một bức tranh là có thể ghi nhớ ngay, dù thời gian trôi qua lâu nhưng trong tâm trí trẻ vẫn còn nguyên ấn tượng, điều này cho thấy rằng não phải của trẻ rất phát triển.
Những đứa trẻ có não phải phát triển thường có trí nhớ tốt, chẳng hạn có thể nhớ được những chuyện khi rất nhỏ hoặc học thuộc lòng nhanh các bài thơ yêu thích.
Trí tưởng tượng phong phú
Trí tưởng tượng phong phú rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Thực tế, mọi thứ trên thế giới đều có mối liên hệ với nhau ở một mức độ nhất định, và trí tưởng tượng có thể kết nối những điều này và giúp mọi người dễ hiểu hơn.
Chắc hẳn không ít lần cha mẹ nhận thấy trẻ có thể tưởng tượng ra một câu chuyển, có cả các nhân vật khác nhau và say sưa kể về nó. Lúc này chính là thời điểm trí tưởng tượng của trẻ đang được hình thành, chứng tỏ bé rất thông minh.
Có óc quan sát nhạy bén
Có óc quan sát nhạy bén là điều kiện cần thiết để thành công, đặc biệt lý do tại sao nhiều nghệ sĩ có thể tạo ra nhiều tác phẩm tuyệt vời chính là vì họ có óc quan sát nhạy bén.
Trong cuộc sống, khi một nhóm trẻ được yêu cầu quan sát môi trường xung quanh, một số trẻ có thể chỉ đưa ra ấn tượng chung về môi trường xung quanh mình, nhưng trẻ có não phải phát triển tốt sẽ kể ra những điều cụ thể trong môi trường đó.
Trẻ có óc quan sát nhạy bén là điều kiện cần thiết để thành công trong tương lai.
Vậy cha mẹ nên làm gì để thúc đẩy trí não trẻ phát triển tốt hơn?
Nhiều trẻ em đã bộc lộ một số tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ, điều này đòi hỏi cha mẹ phải phát hiện kịp thời để phát huy hết tiềm năng của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây, nhằm giúp trí não trẻ phát triển tốt, thông minh và thành công hơn trong tương lai.
Nắm bắt thời kỳ phát triển quan trọng của trẻ
Từ 0-6 tuổi được xem là "thời kỳ vàng" phát triển trí não của trẻ, trong thời gian này sự phát triển trí não của trẻ sẽ cao tới 60%.
Vì vậy, cha mẹ phải nắm bắt được giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ và tìm hiểu cách giáo dục trẻ theo những cách khác nhau, tùy theo từng giai đoạn khác nhau của trẻ, nhằm phát triển tối đa trí thông minh cho con.
Hướng dẫn trẻ biết quan sát
Việc quan sát cần có sự hướng dẫn của cha mẹ thì trẻ mới học được. Nhiều trẻ thường tỏ ra hơi vụng về khi bắt đầu quan sát. Cha mẹ có thể cố gắng hướng dẫn con cái quan sát có mục đích rõ ràng.
Khi trẻ đang quan sát mọi thứ, cha mẹ có thể hỏi trẻ một số câu hướng dẫn nhằm khơi gợi và kích thích trẻ vận dụng trí não tốt hơn.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không nên hỏi con quá nhiều hoặc những câu quá khó, đôi khi trẻ lúng túng và khó đưa ra câu trả lời. Vì vậy, cần hỏi trẻ những câu hỏi cụ thể hơn, càng cụ thể càng tốt, hiệu quả quan sát của trẻ sẽ tốt hơn.
Sự đồng hành, hướng dẫn của cha mẹ rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Cố gắng trả lời câu hỏi tò mò của trẻ
Bản tính của trẻ nhỏ vốn tò mò, đôi khi trong một ngày chúng ta có thể nhận thấy trẻ đặt đến "trăm ngàn câu hỏi vì sao".
Đối mặt với tất cả những vấn đề kỳ quặc của con cái, nhiều bậc cha mẹ chỉ đơn giản là cười hoặc thậm chí phớt lờ, và không quan tâm nhiều đến những vấn đề này của con mình.
Trên thực tế, một đứa trẻ có tính tò mò, thích khám phá, điều đó có nghĩa là đứa trẻ có những suy nghĩ riêng về thế giới, vì vậy đừng hạn chế trí tưởng tượng của trẻ, hãy cố gắng trả lời những câu hỏi ngây ngô của con, bởi điều này đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Khuyến khích trẻ tham gia các lớp học năng khiếu
Bằng cách quan sát quá trình trẻ lớn lên của trẻ, cha mẹ có thể biết được một phần chỉ số IQ cũng như năng lực tiềm ẩn bên trong con người của trẻ.
Khi nhận thấy trẻ đặc biệt thích vẽ, chơi rubic, chơi thể thao hoặc đơn giản là có một khả năng nào đó, cha mẹ nên định hướng đúng sở thích của trẻ và khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn, đăng ký cho trẻ tham gia vào các lớp học năng khiếu... để nuôi dưỡng ước mơ của con.
Cha mẹ nên định hướng đúng sở thích của trẻ và khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn, đăng ký cho trẻ tham gia vào các lớp học năng khiếu... để nuôi dưỡng ước mơ của con.
Ví dụ, khi trẻ thích vẽ tranh và luôn có thể hoàn thành một cách tương đối tốt, trẻ trong tương lai rất có thể có khả năng tay nghề cao, hoạt động trí não cũng hoạt động rất tốt, khi trẻ em được tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, não bộ của trẻ em không ngừng được củng cố và vận động, tự nhiên trẻ trở nên thông minh hơn, nhạy bén hơn.
Thực tế, giáo dục sớm không có nghĩa là truyền cho trẻ một lượng lớn kiến thức, quan trọng hơn là phải thuận theo bản chất của trẻ và phát triển tư duy não phải của trẻ bằng việc cha mẹ chủ động hướng dẫn. Chỉ từ quan điểm của trẻ, được hướng dẫn theo cách trẻ thích, chúng ta mới có thể đạt được kết quả tốt hơn.