Lời khuyên của bác sĩ đối với những người làm cha, làm mẹ lần đầu thực sự trở thành điều vô cùng ý nghĩa trong hành trình nuôi con.
Có con là một niềm hạnh phúc nhưng cũng là hành trình đầy những khó khăn, nhất là với những người lần đầu tiên làm cha mẹ. Họ sẽ thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết và đôi khi loay hoay không biết phải làm sao để chăm sóc con một cách tốt nhất.
Lời khuyên của bác sĩ dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho những ông bố, bà mẹ trẻ:
1. Hiểu về tiếng khóc của trẻ
Khóc là một trong những trạng thái mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ có và cũng là điều gây hoang mang nhiều nhất cho cha mẹ. Họ không thể hiểu đằng sau tiếng khóc ấy là gì và phải làm sao để con nín.
Có nhiều lý do đằng sau tiếng khóc của trẻ
Theo các chuyên gia, có 6 kiểu khóc ở trẻ và chúng đều có ý nghĩa riêng:
- Trẻ khóc khi đói
- Trẻ khóc khi buồn ngủ
- Khóc khi cảm thấy khó chịu trong người
- Không khi chướng bụng, đầy hơi
- Khóc khi cần ợ
Cha mẹ cần xem xét các khả năng này để hỗ trợ bé, khi thoải mái, tiếng khóc tự khắc sẽ không còn.
2. Cách giúp trẻ ngủ an toàn
Nên đặt trẻ nằm thẳng lưng trên một mặt phẳng, đảm bảo cũi không lộn xộn đồ đạc, không có chăn, gối hay đồ chơi nặng có thể vướng vào mặt gây ngạt thở cho bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên đặt con ngủ trên ghế sofa vì nó có thể gây nguy hiểm và không thoải mái cho trẻ.
Giường ngủ của trẻ nên thông thoáng, không có nhiều đồ vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ
3. Làm thế nào để biết trẻ có đói hay không?
Trẻ sẽ “ra thông báo” với bố mẹ về việc mình đói thông qua hành động khóc. Để phân biệt, bố mẹ sẽ quan sát thêm, nếu trẻ có động thái rúc vào người mẹ, di chuyển cằm như đang tìm kiếm một bình sữa, đưa tay lên miệng ngậm, ngậm môi hoặc thè lưỡi như hành động đang bú có nghĩa là trẻ muốn được cho ăn.
Trẻ có động thái tìm bầu ngực hoặc tìm bình sữa là biểu hiện của việc trẻ đang đói
4. Cách để trẻ dễ ngủ hơn
Lời khuyên của các chuyên gia về trẻ em trong việc dỗ trẻ ngủ một cách nhanh chóng chính là việc đọc sách cho trẻ. Tuy nhiên, thay vì vứt lộn xộn đống sách cạnh chỗ con nằm, hãy để trẻ tự lựa chọn một cuốn sách mà bé thích thú nhất. Sau đó mẹ có thể đọc một vài trang trang sách cho trẻ. Ngay cả khi trẻ chưa đủ lớn để hiểu nhưng duy trì thói quen này sẽ giúp trẻ đi ngủ dễ dàng hơn .
Đọc sách có thể là cách giúp trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ
5. Cách giúp trẻ chấp nhận đồ ăn mới
Theo các nghiên cứu, thống kê, với những món đồ ăn mới, trẻ phải cần tới trung bình khoảng 12 lần mới chấp nhận và thấy thích thú. Các bác sĩ khuyên rằng không nên ép buộc bắt trẻ phải ăn những món mới ngay lần đầu, đặc biệt là những loại như rau, củ, quả (vốn dĩ trẻ không thấy hợp khẩu vị), vì điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi. Hãy cho con thời gian để từ từ tiếp nhận.
Không nên ép trẻ ăn đồ ăn mới vì có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi
6. Cách khiến trẻ ngừng khóc
Tiến sĩ Robert Hamilton chia sẻ rằng, có 4 bước quan trọng để dỗ một đứa trẻ lớn: Đặt hai tay của bé ngang ngực, tay của mẹ đỡ lấy nhẹ nhàng, tay còn lại của mẹ ôm lấy phần mông của bé, đặt úp bé xuống và lắc nhẹ nhàng ở góc 45 độ. Bằng cách này, trẻ sẽ thấy thích thú và nín khóc.
Cách dỗ trẻ ngừng khóc vô cùng hiệu quả
7. Làm sao để biết trẻ có bú đủ sữa hay không?
Nếu bạn cho con bú mẹ trực tiếp, bạn có thể quan sát gương mặt con để nhận biết con có uống đủ sữa hay không. Nếu má của bé căng, tròn, không hóp lại khi bú, điều đó có nghĩa là trẻ bú đủ. Quan trọng hơn nữa, các bà mẹ cần lưu ý cho con bú đúng cách, khớp ngậm đúng mới có thể giúp bé ti đủ no.
Trẻ không bị hóp má khi bú chứng tỏ bé đã bú đủ no
8. Cách giao tiếp với con
Khi trẻ chưa biết nói, ngôn ngữ cơ thể chính là cách giao tiếp hữu ích nhất với trẻ. Bố mẹ có thể có những quy tắc giao ước ngầm, lặp đi lặp lại và trẻ sẽ hiểu như sau:
- Ngón tay để lên miệng: Muốn uống nước.
- Ngửa lòng bàn tay ra: Hỏi “ở đâu?”
- Vỗ ngực liên tục: Thể hiện nỗi sợ hãi.
Có nhiều ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp cùng trẻ
9. Cách ngồi ghế ô tô an toàn cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ, nên có ghế ngồi xe hơi để giảm tác động của một vụ tai nạn cho trẻ. Tùy thuộc vào kích cỡ và độ tuổi của trẻ để lựa chọn loại ghế ngồi xe hơi phù hợp với trẻ. Ghế phải đảm bảo có dây nịt, đảm bảo sự bám chắc chắn vào hai ghế ngồi để tránh va chạm, xô lệch gây nguy hiểm cho trẻ.
Nên đặt trẻ vào ghế ngồi ô tô có kích cỡ phù hợp, được thắt dây an toàn
Trên đây là những lưu ý nhỏ giúp bố mẹ có thể có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi con.