Tôi thương chồng nên cùng quan điểm với anh nhưng vẫn tiếc số tài sản kia của con mình.
Bố chồng tôi giàu có, U70 tuổi vừa lập di chúc thừa kế tài sản cho con cháu và con trai tôi - tức cháu nội của ông, cũng có một chút tài sản nhưng đang nguy cơ mất trắng vì mối quan hệ giữa ông và chồng tôi bất hòa.
Ảnh minh họa
Mẹ chồng tôi mất đã 5 năm nay, bố chồng tôi cũng sống đơn độc từng ấy năm, tuổi già vui vầy bên con cháu. Năm nay ông đã gần 70 tuổi nhưng trông ngày càng trẻ ra, sức khỏe vẫn tốt. Thế nhưng đợt này ông họp mặt con cháu để công bố việc đã lập di chúc trao quyền thừa kế.
Bố chồng tôi có công ty riêng, bất động sản và một số tài sản được gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Ông có hai người con, chồng tôi là con trưởng, dưới chồng tôi là một cô em chồng nhưng không kết hôn cũng không thấy công khai có con. Vợ chồng tôi thì chỉ có 1 cậu con trai duy nhất. Chính vì thế, tính ra bố chồng tôi cũng chỉ có 1 cháu nội duy nhất.
Trong cuộc họp mặt gia đình, bố chồng tôi nói rằng con gái cũng đã có tài sản riêng mà trước đó ông cũng đã cho nhiều rồi nên là trong di chúc không có phần của con gái. Sở dĩ ông chỉ cho chồng tôi cùng cháu nội đích tôn 1/4 tài sản là khoảng 10 tỷ đồng vì một phần bất động sản của ông cũng đã được gửi gắm mang tên chồng tôi trước đó rồi. Do đó ông không lấy lại số bất động sản đó nữa mà cho hẳn chồng tôi quản lý. Đó cũng là số vốn ông cho cháu đích tôn khởi nghiệp trong tương lai.
Ảnh minh họa
Lúc này, chồng tôi thắc mắc về 3/4 số tài sản còn lại của bố chồng thì được thư ký của ông đọc tên.
- Một phần nhỏ trong số 3/4 tài sản của ông (khoảng 30 tỷ đồng) sẽ được làm từ thiện hàng năm còn chủ yếu sẽ được trao cho người có tên M.
Cả gia đình đều ngạc nhiên vì không biết người tên M. là ai mà lại có tên trong di chúc thừa kế tài sản của gia đình tôi, thậm chí lại còn được hưởng rất nhiều tiền. Lúc này, chính bố chồng mới thừa nhận việc ông đã có con riêng với một người phụ nữ kém 15 tuổi. Đứa trẻ tên M, hiện nay mới 7 tuổi. Điều này khiến chồng tôi là người sốc nhất:
- Bố không nói đùa chứ, bố có một đứa con riêng năm nay mới 7 tuổi mà sao chúng con chưa hề nghe tới. Mẹ con mất mới 5 năm nay mà đứa trẻ đã 7 tuổi, điều đó có nghĩa là bố làm điều ấy khi mẹ con vẫn còn đang nằm liệt giường vì bệnh tật hay sao?
- Bố thành thật phải nói lời xin lỗi các con nhưng điều này, mẹ con trước khi mất cũng đã biết và bà ấy không có ý kiến gì với bố cả. Tuy nhiên bao năm qua, để ổn định hạnh phúc gia đình, bố chưa bao giờ nhắc đến sự có mặt của đứa trẻ với các con. Do đó bố nghĩ thời điểm này là thích hợp rồi. Thời gian tới, bố cũng sẽ cho các con gặp mặt nhau.
Ảnh minh họa
- Không thể chấp nhận được, con không chấp nhận được việc từng này tuổi rồi còn có một người em còn thua tuổi con của mình. Hơn hết có thể chính vì sự có mặt của đứa trẻ ấy trên đời mà mẹ con mới ra đi như vậy. Bố đã khiến con quá bất ngờ.
- Bố biết các con sẽ bất ngờ và sẽ trách bố nhiều nhưng sự thật là như thế. Bố cũng đã bù đắp cho các con bằng số tài sản mà bao năm qua và sau này bố để lại cho các con rồi. Hy vọng các con sẽ chào mừng sự có mặt của đứa trẻ ấy trong căn nhà này.
- Không bao giờ, bố đừng bao giờ mang tiền bạc ra để bù đắp cho bọn con, che lấp đi những sai lầm mà bố đã làm với mẹ của con. Con không cần những thứ đó, con từ chối đứng tên trong di chúc của bố.
Nói xong, chồng tôi đứng lên bỏ đi. Anh thậm chí còn nói thư ký soạn một bài lên tiếng từ mặt bố ruột của mình và không cho con trai tôi nhận tiền thừa kế tài sản từ ông nội.
Bố chồng tôi nghe thấy thế cũng vô cùng tức giận. Tôi khuyên ông nên bình tĩnh vì dù sao chồng tôi cũng cần thời gian để chấp nhận việc này.
Ảnh minh họa
Vì tiếc số tiền mà con trai tôi sẽ được nhận từ ông nội nên tôi hứa sẽ khuyên bảo chồng mình thêm nhưng quả thực, đứng từ địa vị của tôi cũng vô cùng ngạc nhiên khi biết tin bố chồng U70 của mình lại có con ở tuổi này, thật khó để gia đình tôi chấp nhận được chuyện tưởng chừng chỉ có trên phim ảnh thế này.
Tâm sự từ độc giả haivy...
Việc giúp con cái chấp nhận việc bố mẹ có con riêng ở tuổi U70 là một thách thức không nhỏ, nhưng hoàn toàn khả thi nếu bạn thực hiện một cách nhạy cảm và chân thành. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn trong quá trình này:
1. Giao tiếp mở
Chia sẻ cảm xúc: Hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ cảm xúc của bản thân về việc có con riêng. Giải thích lý do tại sao bạn quyết định có thêm con, có thể là do mong muốn được nuôi dạy, hoặc đơn giản là tình yêu thương.
Lắng nghe con cái: Đừng quên lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc của con bạn. Họ có thể có nhiều câu hỏi hoặc lo lắng, và việc lắng nghe sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng.
2. Giải thích về tình huống
Tình huống đặc biệt: Giải thích rằng việc có con riêng ở tuổi U70 là điều đặc biệt và không phải là điều bình thường. Hãy nhấn mạnh rằng mỗi gia đình đều có những hoàn cảnh riêng và rằng bạn đang cố gắng tạo ra một môi trường yêu thương cho tất cả mọi người.
Thảo luận về tương lai: Nói về những kế hoạch cho tương lai và cách bạn sẽ tiếp tục chăm sóc và yêu thương tất cả các con của mình, bất kể tuổi tác.
3. Xây dựng một mối quan hệ
Gắn kết gia đình: Tạo cơ hội cho các thành viên trong gia đình gặp gỡ và gắn bó với nhau. Điều này có thể bao gồm các hoạt động gia đình, như buổi ăn tối chung, đi dạo hoặc tham gia các hoạt động chung.
Khuyến khích tình bạn: Hãy để các con của bạn có cơ hội làm quen và thiết lập mối quan hệ với em bé. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy gần gũi hơn và dễ dàng chấp nhận hơn.
4. Xử lý cảm xúc
Cảm xúc phức tạp: Nhận thức rằng có thể có cảm xúc phức tạp từ con cái, bao gồm sự ghen tị hay lo lắng về việc chia sẻ tình yêu thương của bạn. Hãy mở lòng và cho họ biết rằng cảm xúc đó là bình thường.
Hỗ trợ tâm lý: Nếu cần, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý để giúp cả gia đình vượt qua những thay đổi này.
5. Thời gian và kiên nhẫn
Cho thời gian: Nhận thức rằng việc chấp nhận có thể mất thời gian. Hãy kiên nhẫn với con cái và cho họ không gian để thích nghi.
Tôn trọng quyết định: Nếu con bạn không chấp nhận ngay lập tức, hãy tôn trọng quyết định của họ. Đôi khi, việc chấp nhận cần có thời gian và không gian để suy nghĩ.
6. Tạo môi trường tích cực
Khuyến khích tình yêu thương: Đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn là nơi tràn đầy tình yêu thương và sự chăm sóc. Tạo ra những kỷ niệm tích cực sẽ giúp con cái cảm thấy an toàn và chấp nhận hơn.
Tạo ra kỉ niệm đặc biệt: Hãy cùng nhau tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, có thể là chuyến đi chơi, các hoạt động sáng tạo hay các buổi tiệc gia đình.