Vợ mặc nửa kín nửa hở quyến rũ chồng ngay trong bếp, con của chị dâu nhìn thấy liền òa khóc

Ngày 11/02/2025 19:00 PM (GMT+7)

Khi chúng tôi đang vui vẻ thì không biết cháu gái đã đứng đó từ bao giờ và nhìn thấy cảnh đó.

Nhìn thấy biểu hiện đó của cháu gái, tôi xót vô cùng. Chắc chắn con đã có một tuổi thơ không hồn nhiên, vui vẻ như bao bạn đồng trang lứa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vợ chồng tôi mới kết hôn, chưa có con cái, chung sống trong căn chung cư 2 phòng ngủ rộng 70 mét vuông. Cuộc sống của vợ chồng son vô cùng hạnh phúc, vui vẻ và cũng khá nhàn rỗi nên chúng tôi chưa muốn có con vội vì lo sợ sẽ không cho con cuộc sống tốt, lại tội đứa nhỏ.

Thế nhưng từ trước Tết, vợ chồng chúng tôi đón đứa cháu gái 5 tuổi ở quê lên sống chung. Cháu là con của anh trai và chị dâu tôi, bố mẹ bé gặp trục trặc hôn nhân, cãi nhau rồi đưa nhau ra tòa giải quyết ly hôn. Trong thời gian sóng gió, cả bố lẫn mẹ đều chưa đưa ra được thỏa thuận ai sẽ là người nuôi dưỡng đứa bé. Chính vì thế, tôi quyết định sẽ tạm thời nhận nuôi cháu, khi nào anh chị thỏa thuận được với nhau thì tôi sẽ trao trả lại cháu. Đứa trẻ dù không muốn chung sống với chú thím nhưng rất hiểu chuyện. Khi tôi đưa ra lời đề nghị, bé lập tức đồng ý và mong tôi giữ lời hứa rằng sẽ cho bé về sống với bố mẹ khi có thể. 

Từ khi vợ chồng tôi có cháu gái đến sống, mọi thứ thay đổi đáng kể. Nhất là trong sinh hoạt hàng ngày của hai vợ chồng không được thoải mái yêu đương như trước vì sợ cháu nhìn thấy sẽ không hay. Chúng tôi luôn bảo nhau phải giữ ý tứ nhất có thể rồi nhưng không ngờ vẫn để chuyện đó xảy ra.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vào ngày hôm đó, cháu gái tôi đi học nhưng được cô gọi điện đón về vì bé bị sốt. Vậy nên tôi lập tức từ công ty lao thẳng đến trường đón cháu gái về nhà. Dặn cháu nằm trong phòng nghỉ ngơi để tôi đi xuống bếp nấu cho cháu nồi cháo. Đang nấu cháo thì vợ tôi đi làm về, cô ấy cũng khá bất ngờ vì tôi lại ở nhà giờ này, tôi nói đùa rằng về nấu cơm cho vợ chứ không nói rằng cháu gái bị ốm, đang nằm trong phòng. 

Có lẽ vì không biết cháu gái đang ở nhà nên vợ vô tư, thoải mái, thay bộ váy khá sexy, nửa kín nửa hở lao vào bếp trêu đùa tôi như hồi còn son. Khi hai vợ chồng đang trêu đùa nhau thì không hề biết cháu gái đã đứng từ phía xa lúc bao giờ. Đứa trẻ chứng kiến được cảnh trêu đùa của chú thím liền òa khóc nức nở, lúc đó chúng tôi mới hay biết. Vợ thì vội chạy vào phòng để thay quần áo còn tôi thì lại ôm lấy cháu. Vuốt ve đứa cháu nhỏ trong lòng, tôi nói lời xin lỗi:

- Xin lỗi cháu, chú thím làm cháu thức giấc à? Mà sao cháu lại khóc?

- Chú có đau không, sao thím lại làm thế với chú?

Câu hỏi của cháu gái khiến tôi khựng lại một lúc không hiểu vì sao cháu lại hỏi như vậy. Sau đó tôi hỏi cháu:

- Không, chú có đau đâu. Thím chỉ đang trêu chú một chút thôi mà, cháu nghĩ đó là gì vậy?

- Rõ ràng là cháu nhìn thấy thím đánh vào người chú mà chú cũng đánh vào người thím mà. Sao hai chú thím lại đánh nhau ở trong bếp vậy?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- À không, chú thím không đánh nhau đâu. Chú thím chỉ đang trêu đùa một chút thôi chứ không hề đánh nhau. Cháu yên tâm nhé, thì ra là cháu lo cho chú nên mới khóc đó hả?

- Vâng, cháu sợ lắm. Cháu sợ chú thím lại như bố mẹ cháu.

Câu nói của đứa trẻ khiến tôi vô cùng bất ngờ. Khi hỏi kĩ tôi mới biết được lý do thực sự khiến đứa trẻ òa khóc nức nở như vậy vì cháu tưởng rằng vợ chồng tôi đánh nhau, cháu lại nhớ đến cảnh tượng đã từng chứng kiến bố đánh mẹ. Những trận đòn của bố đã khiến mẹ rất đau và những lần như thế, mẹ đều khóc rất nhiều. Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến vợ chồng anh chị tôi ly hôn.

Tôi chợt hiểu ra rằng khi giữa vợ và chồng xảy ra chuyện thì có thể chỉ cần ly hôn, không sống cùng nhau nữa là xong nhưng sự thật thì chính những đứa trẻ mới là nạn nhân đau thương nhất. Chúng đã phải chứng kiến, chịu đựng nỗi đau của người lớn trong suốt quá trình trưởng thành của mình và chỉ cần một lý do nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị tổn thương.

Tâm sự từ độc giả binhminh...

Khi bố mẹ đánh nhau, việc con cái chứng kiến có thể để lại những ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến tâm lý, cảm xúc, và hành vi của trẻ. Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng về tác động này:

1. Tâm lý và cảm xúc

Trẻ em thường cảm thấy hoang mang, lo lắng và sợ hãi khi chứng kiến cảnh bạo lực. Chúng có thể cảm thấy không an toàn trong chính ngôi nhà của mình, nơi mà lẽ ra phải là không gian an toàn và ấm áp. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, trầm cảm, hoặc lo âu kéo dài.

2. Hành vi và mối quan hệ

Trẻ em có thể bắt chước hành vi bạo lực của bố mẹ, dẫn đến việc chúng có xu hướng giải quyết xung đột bằng bạo lực hoặc sự hung hăng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chúng trở thành những người bạo lực trong tương lai hoặc gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh với bạn bè và người khác.

3. Hiệu ứng dài hạn

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển các vấn đề tâm lý như rối loạn stress sau chấn thương (PTSD), rối loạn lo âu và trầm cảm. Những ảnh hưởng này có thể kéo dài qua tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến khả năng làm cha mẹ và cách mà họ nuôi dạy con cái của mình.

4. Tác động đến sự phát triển

Trẻ em sống trong môi trường bạo lực có thể gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Chúng có thể trở nên khép kín, không tin tưởng người khác, hoặc ngược lại, có thể trở nên quá phụ thuộc vào người khác để tìm kiếm sự an toàn.

5. Cần có sự can thiệp

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc chứng kiến bạo lực gia đình, rất quan trọng để có sự can thiệp từ bên ngoài. Các chương trình hỗ trợ tâm lý, tư vấn gia đình, và các hoạt động giáo dục có thể giúp trẻ em và gia đình họ tìm ra cách giải quyết xung đột mà không cần đến bạo lực.

Theo Phan Nguyễn (Ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]11/02/2025 17:50 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm