Mặc dù nấu đúng công thức của người giúp việc nhưng không hiểu sao con chị Tiểu Ly lại không ăn cháo mẹ nấu.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ theo từng lứa tuổi là điều đặc biệt quan trong giúp trẻ có sự phát triển tốt nhất và sức khỏe khỏe mạnh. Vì thế nhiều bậc cha mẹ cho rằng dù con chỉ ăn được vài miếng mỗi bữa nhưng ăn nhiều bữa nhỏ lẻ trong ngày vẫn tốt hơn là ăn nhiều trong một bữa nhưng thành phần món ăn có nhiều sai sót cốt chỉ để dụ bé ăn. Đó cũng chính là quan điểm của chị Tiểu Ly ở Trung Quốc. Thế nhưng chị không ngờ điều chị không mong muốn đã xảy ra.
Theo lời kể của bà mẹ này, vì lý do công việc nên khi con gái được gần 1 tuổi chị đã cai sữa cho bé để đi làm. Chị luyên tập chế ăn dặm và uống sữa công thức tốt cho con. Sau đó tìm một người dì ở dưới quê lên để hỗ trợ chăm sóc con gái. Người dì này đã có kinh nghiệm chăm sóc 3 đứa trẻ khác ở dưới quê nên chị Tiểu Ly vô cùng yên tâm về kinh nghiệm nuôi dạy trẻ của cô.
Không phụ lòng mong đợi của Tiểu Ly, khi người dì nhận làm việc trong gia đình như một người bảo mẫu, cô bắt đầu nấu các món ăn dinh dưỡng cho em bé ăn. Thực đơn các món cháo được thay đổi theo ngày với nhiều màu sắc bắt mắt khác nhau vô cùng hấp dẫn đứa trẻ. Mỗi lần nhìn con ăn hết bát cháo người dì nấu, Tiểu Ly vô cùng vui mừng.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên vào một ngày cuối tuần, Tiểu Ly cho người dì nghỉ 1 ngày để về quê có việc, bà mẹ ở nhà chăm sóc con gái. Tiểu Ly cũng làm theo cách của người dì, nấu bông cải xanh và gạo trắng để làm cháo cho con gái ăn. Tuy nhiên đứa trẻ chị ăn một miếng là dừng luôn. Cả ngày hôm đó đều không ăn cháo mẹ nấu mà chỉ uống sữa khiến Tiểu Ly vô cùng lo lắng.
Ngày hôm sau, người dì quay trở lại làm việc như mọi khi, Tiểu Ly vì tò mò món cháo mà bảo mẫu đã nấu cho con gái ăn nên đã lén ăn một miếng. Cô đột nhiên vô cùng tức giận.
"Hóa ra dì tôi nấu theo tiêu chuẩn nấu ăn cho người lớn, nêm muối, dầu hào, nước cốt thịt... vào cháo nên có mùi vị rất ngon" - bà mẹ nói. Trong khi trước đó Tiểu Ly không cho gia vị vào cháo của con mà chỉ nêm nếm một chút dầu ăn dành cho trẻ em. Nghĩ đến con gái mấy tháng nay đều ăn cháo quá đặm, Tiểu Ly rất tức giân nên đã nói khéo để cho người dì nghỉ việc luôn. Cô lựa chọn ở nhà chăm sóc con.
Ảnh minh họa
Trẻ 1 tuổi đã ăn được đồ ăn nấu cho người lớn chưa? ăn quá nhiều muối có nguy hiểm?
Sau khi chào đời, cơ thể của trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh chóng nên yêu cầu về chế độ ăn uống của trẻ cũng rất khắt khe. Trẻ được 4 tháng có thể bổ sung dần dần các loại thức ăn bổ sung nhưng cũng có những yêu cầu về thức ăn bổ sung vào thời điểm này.
Nhiều cha mẹ vì lười chuẩn bị đồ ăn riêng cho con nên cho bé ăn đồ ăn của người lớn. Tuy nhiên, bữa ăn của người lớn bao gồm hai vấn đề: mùi vị và cách nấu, trong đó muối là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Nhìn chung, trẻ 1 tuổi có thể dần dần bắt đầu ăn một số bữa ăn gia đình, tuy nhiên cần lưu ý rằng hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khả năng hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác nhau chưa tốt bằng trẻ trên 1 tuổi và người lớn.
Nếu thêm muối vào thức ăn của bé sẽ làm tăng gánh nặng cho thận của bé và cũng có thể gây thiếu canxi do ăn quá nhiều muối.
Mặc dù muối là một gia vị không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta nhưng đối với trẻ 1 tuổi, việc ăn muối cần phải được kiểm soát chặt chẽ, việc ăn quá nhiều muối sẽ gây ra những tác hại nhất định cho trẻ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới: Lượng muối ăn hàng ngày của trẻ 1 tuổi nên được kiểm soát trong khoảng 1,5 gam.
Bé 1 tuổi không cần bổ sung muối vì bé đã nhận đủ natri từ các thực phẩm khác.
Vì vậy, khi nấu ăn cho trẻ 1 tuổi, cha mẹ cần tránh sử dụng muối càng nhiều càng tốt, có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên thông qua phương pháp nấu hấp, luộc để giữ được hương vị của bản thân các nguyên liệu và tích cực kích thích sự phát triển vị giác của bé.
Khi chuẩn bị bữa ăn gia đình cho trẻ 1 tuổi, cha mẹ cần đặc biệt chú ý những điểm sau:
Lựa chọn thực phẩm:
Bé 1 tuổi cần hấp thụ giàu protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất nên việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm là rất quan trọng.
Bạn có thể chọn cho bé một số loại rau, trái cây, thịt mềm, dễ nấu, nên ăn càng ít càng tốt hoặc tránh sử dụng các loại gia vị cay và thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất phụ gia, chất bảo quản.
Chế biến món ăn:
Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên khi nấu ăn cho bé 1 tuổi, cha mẹ nên cố gắng nấu món ăn "nhẹ" nhất có thể, tránh chiên, xào, chiên ngập dầu, sử dụng ít dầu, muối và nước tương, đồng thời tránh sử dụng các thực phẩm gây kích ứng.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng:
Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé được cân bằng, cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn cho bé đa dạng, tránh dùng lâu dài một số loại nguyên liệu để tránh tình trạng bé bị suy dinh dưỡng, kén ăn.
Ngoài ra, trong chế độ ăn của bé, bạn cũng cần chú ý đến khâu xử lý vệ sinh, độ chín của thức ăn để tránh tình trạng bé bị nhiễm trùng do thức ăn không sạch hoặc nấu chưa chín kỹ.