Con hỏi "Nhà mình giàu phải không mẹ?", MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi

Chi Chi - Ngày 10/05/2024 11:56 AM (GMT+7)

MC Đan Lê đưa ra 3 cách mà bố mẹ Việt thường trả lời con nhưng thực sự những cách đó hoàn toàn sai và theo cô, câu trả lời đúng phải bao gồm những ý này.

Trẻ nhỏ sớm nhận biết sự giàu nghèo thông qua những hoạt động sống của gia đình mỗi ngày. Chính vì thế, không ít trẻ sẽ đặt ra cho bố mẹ những câu hỏi hóc búa về tiền bạc hay về sự giàu nghèo của gia đình. "Nhà mình có giàu không hả bố/mẹ?" là một trong số những câu hỏi mà một đứa trẻ thường thắc mắc với bố mẹ và cách bố mẹ trả lời ra sao sẽ quyết định khá lớn đến sự suy nghĩ và trưởng thành của trẻ trong tương lai.

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 1

Mới đây, hot mom 2 con - MC, diễn viên Đan Lê đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề và gợi ý phụ huynh cách trả lời đúng khi bị con hỏi như thế này.

Theo MC Đan lê, có 3 cách trả lời cho câu hỏi của con mà nhiều cha mẹ Việt thường áp dụng:

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 2

- Lảng tránh con: Đây là cách mà các ông bố bà mẹ xưa thường trả lời với con. Theo MC Đan Lê, thế hệ cha mẹ 8X hiện nay khi còn nhỏ thường không được bố mẹ chia sẻ nhiều về công việc, thu nhập, điều kiện gia đình.

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 3

- Không thành thật: Việc nói với con những câu không thành thật như "Nhà mình nghèo lắm, liệu mà học cho tốt sau này còn kiếm tiền nuôi gia đình" cũng chưa đúng.

- "Đúng, nhà mình giàu lắm, giàu tình yêu thương".

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 4

Bà mẹ khẳng định, 3 cách trả lời trên đều không sai nhưng không đi vào bản chất của câu hỏi. Theo cô, một câu trả lời "lấp liếm" chỉ có thể trì hoãn và không thể giúp con nhỏ khôn lớn hơn. Do đó, cách tốt nhất là thành thật với con về điều kiện tài chính của gia đình.

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 5

Tuy nhiên có 3 điểm, cha mẹ cần làm rõ với con:

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 6

- Thứ nhất, dù cha mẹ có giàu nhưng tài sản không phải là của con, do con làm ra. Cha mẹ, ông bà đã rất cố gắng, nỗ lực mới đạt được thành quả đó và con đã rất may mắn khi được thừa hưởng những lợi thế hiện tại.

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 7

- Thứ hai cha mẹ nghèo cũng không có nghĩa là con sẽ nghèo mãi mãi, tất cả đều có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân mình.

Bài học rút ra là con có thể học được gì từ những sai lầm, thiếu sót của cha mẹ để thay đổi cuộc đời.

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 8

- Thứ ba, tiền bạc không phải là thước đo duy nhất trong một cuộc đời đáng sống. Đó chỉ là một trong nhiều công cụ giúp chúng ta tự do và sống hạnh phúc hơn.

Ngoài sự giàu có còn rất nhiều thứ có giá trị như tri thức, hạnh phúc, trải nghiệm để chúng ta vươn tới.

"Mình tin rằng khi con được tôn trọng, được hiểu đúng về hoàn cảnh của gia đình mình thì cho dù cha mẹ có siêu giàu cũng không sợ con ỷ lại, hư hỏng. Ngược lại, cha mẹ có siêu nghèo cũng không lo con tự ti, xấu hổ. Quan trọng nhất vẫn là cách chúng ta đối diện với cuộc sống như thế nào" - hot mom 2 con Đan Lê nhắn nhủ.

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 9

Chia sẻ của nữ diễn viên nhận được nhiều sự đồng tình, lời khen ngợi từ mọi người. "Chị chia sẻ hay quá!"; "Mình đồng ý với quan điểm này"; "Con trai em 3 tuổi và clip này đúng là điều em đang cần đến. Cảm ơn vì đã nói lên những suy nghĩ trong em, diễn đạt thành một clip dễ hiểu như thế này ạ";...

Con hỏi amp;#34;Nhà mình giàu phải không mẹ?amp;#34;, MC Đan Lê trả lời quá thông minh ai cũng khen ngợi - 10

Nhiều bố mẹ chia sẻ thêm về những cách mà họ đã trả lời câu hỏi của con.

Nhiều bố mẹ chia sẻ thêm về những cách mà họ đã trả lời câu hỏi của con.

Thực tế trẻ lên 3 tuổi bắt đầu bước vào khoảng thời gian tò mò, khám phá và luôn luôn đặt câu hỏi với cha mẹ ông bà. Chỉ cần một sự việc nhỏ nhưng trẻ có thể đặt ra "hàng vạn câu hỏi vì sao" để thỏa mãn được mong muốn hiểu biết của mình với thế giới xung quanh.

"Mẹ ơi, nhà mình giàu hay nghèo hả mẹ?"; "Mẹ ơi, sao bạn Minh được bố mẹ đón đi học bằng ô tô hả mẹ?...". Trẻ rất tinh ý để nhận ra được sự khác nhau giữa hoàn cảnh của mình với các bạn trong lớp, từ đó có suy nghĩ so sánh muốn được giải đáp.

Với câu hỏi của con, nếu bố mẹ trả lời nhà mình nghèo thì vô tình "bôi đen hoàn cảnh", nếu nói là giàu mà không đúng thực tế sẽ khiến trẻ lầm tưởng về điều kiện kinh tế, đòi hỏi những mong muốn vượt giới hạn của bố mẹ.  Lúc này, cha mẹ nên trả lời ra sao?

Để trả lời câu hỏi này, cha mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc xuất phát từ thực tế của hoàn cảnh gia đình mình.

1. Không nói dối về gia cảnh giàu hay nghèo

Có nghĩa là, với câu hỏi của con trẻ, trẻ muốn được nghe đáp án của bố mẹ là giàu hay nghèo nhưng những bậc cha mẹ không nên trả lời con bằng các câu khẳng định chắc chắn "Nhà mình giàu hoặc nhà mình rất nghèo con ạ!".

Khi bôi đen bằng việc vẽ ra gia cảnh nghèo khó, "bố mẹ không có tiền, con phải ngoan và học giỏi sau này kiếm nhiều tiền nuôi bố mẹ", các bậc cha mẹ vô tình tạo ra tâm lý dè chừng cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, câu nói đó có thể thúc đẩy sự cố gắng của trẻ nhưng đâu phải đứa trẻ nào cũng đủ lớn để hiểu được dụng ý của cha mẹ. 

Với những đứa trẻ nhạy cảm, câu nói của bố mẹ có thể khiến trẻ tự ti với các bạn có hoàn cảnh khấm khá trong lớp, lâu dần có tâm lý e ngại, không dám tiếp xúc, tạo khoảng cách với những người bạn mà trẻ cho là giàu có. 

Trong khi một vài đứa trẻ khác lại luôn có tâm lý nhà mình nghèo nên có xu hướng thích đồng tiền, sinh ra tính cách tham lam, bất chấp để có tiền.

Ngược lại, nếu nói "nhà mình rất giàu, bố mẹ kiếm tiền vất vả lắm mới giàu có như hiện tại để nuôi con ăn học" lại trở thành mũi dao đâm thẳng vào tương lai của con. 

Trong trường hợp gia đình giàu có thật, trẻ luôn ỷ vào sự giàu có của bố mẹ để đòi hỏi mọi mong muốn, thậm chí nhiều phụ huynh cậy có kinh tế luôn đáp ứng tất cả những yêu cầu của con, cung cấp những thứ tốt nhất, đắt nhất. Lâu dần trẻ sẽ sinh ra tính cách trịnh thượng, cho mình là cấp trên, đòi hỏi người khác phải cung phụng mình. Trong tương lai, đứa trẻ đó khó trưởng thành được vì vốn quen được "ăn sung mặc sướng", bố mẹ chiều chuộng, cá biệt có trẻ hình thành tâm lý "nhà đầy tiền, bố mẹ thiếu gì tiền, cần gì phải lao động".

Với trường hợp gia cảnh thực tế không giàu như câu trả lời của bố mẹ, đứa trẻ vẫn nghĩ là nhà mình giàu nên chuyện đòi hỏi được như bạn này, bạn kia là đương nhiên. Bố mẹ không thể đáp ứng mãi nhu cầu của trẻ nên câu trả lời thành thật là điều qua trọng. Những đứa trẻ đó vô tình có thể trở thành kẻ ích kỷ, chỉ biết bản thân được đáp ứng, hưởng thụ mà không quan tâm bố mẹ đã phải vất vả như nào.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Thành thật với con trẻ

Hãy sống thật với con để chúng hiểu bố mẹ phải cố gắng hết sức để cho chúng một cuộc sống như vậy. Dù nói nhà mình giàu hay nghèo nhưng hãy để trẻ hiểu rằng, dù trong hoàn cảnh nào bố mẹ cũng luôn yêu thương, che chở và làm việc vì các con: Đối với một gia đình, tình yêu thương và sự lao động hi sinh mới là điều quan trọng.

Nếu bạn nói nhà mình nghèo, hãy nhấn mạnh rằng dù bố mẹ chẳng có nhà biệt thự to rộng, xe ô tô, điện thoại đắt tiền nhưng bố mẹ vẫn đang cố gắng làm việc để cho con đến trường, được học hành, có cơm ăn áo mặc. 

Nếu nói nhà mình giàu cũng không quên nói về công sức tạo nên thành quả lao động như ngày hôm nay. Hãy nhấn mạnh điều đó để con không ỷ lại và có tính tự lập với cuộc sống. 

Nói chung, dù câu trả lời ra sao thì điều quan trọng là bố mẹ hãy hướng con đến giá trị lao động, giúp trẻ hiểu và phấn đấu để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hoàn cảnh gia đình là nền tảng, bố mẹ là động lực thôi thúc, trong trường hợp này, hãy tranh thủ dạy con khi đứa trẻ thắc mắc, đây sẽ trở thành cơ hội để trẻ nhớ lâu nhất về bài học giá trị lao động đầu đời.

Diễn viên Đan Lê chia sẻ mẹo để con không nghiện tivi, ipad quá đà
Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua những chương trình truyền hình, những vai diễn ấn tượng, Đan Lê còn khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa khâm phục vì...

Con muốn lên mạng

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sao dạy con