Trẻ chậm tăng cân luôn khiến các mẹ lo lắng và băn khoăn, không biết nên nấu cháo như thế nào để con tăng cân tốt hơn. Sau đây là gợi ý các món cháo cho bé 7 tháng tăng cân mà mẹ có thể tham khảo giúp cân bằng dinh dưỡng cho bé hiệu quả.
Gợi ý các món cháo cho bé 7 tháng tăng cân
1. Cháo chim bồ câu, cà rốt
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 chén nhỏ cháo trắng
- 1/2 con chim bồ câu
- 30g cà rốt
- Dầu ăn cho bé
Cách nấu:
- Mẹ có thể chọn mua chim bồ câu trong siêu thị, thông thường, thịt bồ câu sẽ được sơ chế sẵn. Sau khi mua về, mẹ chỉ cần rửa lại với nước rồi cho vào trong nồi luộc chín.
- Gỡ riêng lấy phần thịt chim bồ câu, băm thịt nhỏ, lượng thịt khoảng chừng 3 thìa canh (tương đương 30g) là đủ.
- Cà rốt mang rửa sạch, có thể cho vào trong nồi luộc hoặc hấp trước rồi nghiền nhuyễn.
- Cho đồng thời cà rốt, thịt cùng cháo trắng lên bếp, đun sôi. Cho dầu ăn cho bé vào đảo đều, tắt bếp, để cháo nguội khoảng 2-3 phút là bé có thể dùng.
2. Cháo thịt gà bông cải
Trong thịt gà có chứa thành phần kẽm, kết hợp cùng bông cải rất giàu kali, không chỉ kích thích bé ăn ngon miệng mà còn giúp bé tăng cường miễn dịch, cao lớn hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g ức gà
- 30g bông cải xanh
- 1 bát cháo trắng nhỏ
- Dầu ăn cho trẻ em
Cách nấu:
- Rửa sạch ức gà, băm hoặc xay để nấu cháo.
- Hòa thịt gà vừa băm/xay cùng nước lạnh, đánh tan để loại bỏ toàn bộ sơ, sợ, gân gà.
- Bông cải xanh mang rửa sạch, để ráo. Sau đó mang luộc chín và băm nhỏ.
- Cho thịt gà, cháo trắng vào trong nồi để đun sôi. Đến khi thịt gà gần chín thì cho phần bông cải xanh vào.
- Cuối cùng là thêm chút dầu ăn cho bé, tắt bếp.
- Đợi cháo nguội thì cho bé dùng.
3. Cháo cá thu bí đỏ cho bé
Mẹ có thể cho bé ăn cháo cá thu khoảng 1-2 lần/ tuần, đây cũng là món cháo dễ chế biến nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g cá thu
- 30g bí đỏ
- 1 bát cháo trắng nhỏ
- Dầu ăn cho bé
Cách nấu:
- Cá thu sau khi mua về sơ chế rồi cho vào nước lạnh để luộc cá. Sau đó, vớt ra và gỡ bỏ xương.
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, mang luộc chín. Cho bí đỏ đã chín ra bát và băm nhỏ.
- Cho bí đỏ, cá thu, cháo trắng đã chín vào trong nồi. Đun thêm khoảng 5-7 phút để cháo sôi. Mẹ cho thêm dầu ăn cho bé vào rồi đun thêm lần nữa.
- Tắt bếp rồi múc ra cho bé dùng.
4. Cháo gà, cà rốt, hạt sen
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 30g thịt gà
- 10g hạt sen
- 20g cà rốt
- 1 củ hành nhỏ thái hạt lựu
- Dầu ăn cho bé
Cách nấu:
- Gà rửa sạch, xé hoặc băm nhỏ
- Cà rốt gọt vỏ, mang rửa sạch, thái nhỏ hạt lựu.
- Hạt sen mang rửa sạch, đem luộc cho chín mềm.
- Cho chút dầu ăn trẻ em vào chảo, rồi cho gà, cà rốt vào xào, tiếp đến đổ thêm nước vào ninh cho chín nhừ. Cho thêm hạt sen vào ninh nhừ cùng với lửa nhỏ. Khi tất cả những hỗn hợp này đều mềm nhừ thì mẹ có thể cho tất cả vào máy xay sinh tố rồi đổ cháo ăn dặm từ gà, cà rốt, hạt sen ra bát là đã có thể cho bé ăn ngay.
5. Cháo bí đỏ hạt sen
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 bát cháo nhỏ đã nấu nhừ sẵn.
- 15 hạt sen khô
- 20g bí đỏ
- Dầu ăn cho bé
Cách nấu:
- Ngâm hạt sen trong khoảng 1 tiếng trước khi nấu để cháo nhanh nhừ.
- Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
- Cho bí đỏ và hạt sen vào hấp chín, tán nhuyễn.
- Lươn mẹ làm thật sạch đem hấp chín rồi lóc thịt bằng cách dùng muỗng hoặc cật tre.
- Không nên đụng nước khi lươn đã chín thịt vì làm như vậy có thể thịt sẽ bị tanh.
- Cho cháo vào trong nồi, khuấy chín, sau đó cho hạt sen, bí đỏ vào nồi, đun vừa lửa, chú ý khuấy cháo để không bị sát đáy nồi.
- Đến khi tất cả các nguyên liệu đã chín nhừ thì cho thịt lươn vào khuấy đều, đun lửa nhỏ, đến khi cháo sôi thêm 1-2 phút thì mang tắt bếp.
6. Cháo óc heo rau ngót
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 muỗng gạo nấu cháo
- 1/2 bộ óc heo
- 1 nắm nhỏ rau ngót
- Dầu ăn cho bé
Cách nấu:
- Vo sạch gạo, ninh nhừ thành cháo.
- Óc heo lột bỏ lớp màng bên ngoài cho sạch sẽ, ướp thêm với một chút dầu ăn. Rau ngót nhặt và rửa sạch rồi mang xay nhuyễn.
- Khi cháo chín thì cho thêm óc heo, rau ngót vào, khuấy đều lên. Nấu nhỏ lửa đến khi rau ngót chín là được
- Tắt bếp, bắc cháo ra để nguội rồi cho bé ăn.
7. Cháo thịt bò bằm khoai tây
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 30g khoai tây
- 30g thịt bò
- 40g gạo nấu cháo
- Dầu ăn cho bé
Cách nấu:
- Khoai tây gọt sạch vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu rồi cho vào hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn.
- Thịt bò mang rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, tùy theo độ ăn thô của bé.
- Vo sạch gạo rồi cho vào nồi đun đến khi chín nhừ, sau khi gạo chín thì cho khoai tây, thịt bò vào đun cùng, đun đến khi cháo sôi với lửa nhỏ thì đun thêm khoảng 10 phút để cháo chín đều thì có thể cho dầu ăn cho trẻ vào khuấy đều và tắt bếp.
- Nên cho trẻ ăn cháo khi còn ấm nóng.
8. Cháo sườn rau củ cho bé
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 25g bột gạo tẻ
- 4-5 miếng sườn non
- Cà rốt, đậu Hà Lan, ngô
- Dầu ăn cho bé
Cách nấu:
- Sườn non mua về mang rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi hầm nhừ. Sau đó, mẹ mang gỡ lấy riêng thịt rồi mang xay nhỏ cho thật mịn.
- Ngô, cà rốt, đậu Hà Lan mang rửa sạch, hấp chín, nghiền nhuyễn.
- Pha nước với bột gạo rồi đun lên bếp. Mẹ lưu ý, khuấy đều tay để bột không bị dính đáy nồi.
- Sau khi bột cháo chín thì cho thịt, hỗn hợp rau củ đã nghiền nhỏ vào đảo đều, đun sôi thêm vài phút.
- Tiếp đó, cho thêm chút dầu ăn, khuấy đều, tắt bếp và bé có ngay được bát cháo thơm ngon, rất giàu dưỡng chất.
Nguyên tắc ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi để tăng cân
Với trẻ 7 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ, nên mẹ cần phải cho bé bú theo nhu cầu của bé. Đối với nhu cầu ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn 2 bữa và ăn khoảng 500-800ml sữa mỗi ngày giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Thực đơn ăn dặm dành cho trẻ 7 tháng tuổi, mẹ có thể kết hợp giữa bột ngọt và bột mặn để bé thay đổi khẩu vị cũng như kích thích nhu cầu ăn của bé. Trong thực đơn ăn dặm này, mẹ đã có thể bổ sung thêm chất đạm từ trứng, thịt và một số loại thịt cá trắng nhằm cung cấp cho trẻ lượng khoáng chất, vitamin cần thiết cho bé. Thời gian mỗi bữa ăn dặm không nên kéo dài quá 30 phút dù bé ăn nhiều hay ăn ít.