Rau củ rất tốt cho trẻ nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với bé. Những loại rau củ không nên cho bé ăn dưới đây mẹ cần phải lưu ý khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Những loại rau củ không nên cho bé ăn
Củ sắn
Do trong thành phần của sắn có chứa khá nhiều độc tố mà cơ thể trẻ em không thể tự đào thải chất độc. Nếu như mẹ cho bé ăn sắn sẽ rất dễ gây nên tình trạng đau đầu, ngộ độc, buồn nôn, thậm chí là có thể gây nên tình trạng co giật, suy hô hấp ở trẻ.
Củ sắn có thể gây ngộ độc ở trẻ. (Ảnh minh họa)
Củ dền
Mặc dù củ dền mang đến nguồn dinh dưỡng giá trị cao nhưng các bác sĩ khuyến cáo rằng, trẻ em không nên ăn củ dền, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây nên nguy cơ bị ngộ độc nặng. Thành phần của củ dền có chứa hàm lượng nitrat khá cao, khi ăn có thể khiến cho hệ tiêu hóa không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đến hiện tượng trẻ bị khó tiêu. Vì thế, củ dền luôn được xếp vị trí hàng đầu trong những loại rau củ không nên cho bé ăn dưới 1 tuổi.
Rau cải thảo
Trong thành phần của rau cải thảo có chứa chất làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và lưu thông máu. Do đó, các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 0-1 tuổi tuyệt đối không nên ăn cải thảo để tránh bị nguy hiểm đến sức khỏe.
Rau cải thảo không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. (Ảnh minh họa)
Các loại rau có lá to bản màu xanh
Với trẻ từ 0-1 tuổi, mẹ không nên cho trẻ dùng các loại rau có lá bản to màu xanh như: rau muống, rau cải... do những loại rau này có chứa khá nhiều nitrat, sau khi ăn sẽ chuyển hóa thành nitrit gây cản trở trực tiếp đến vận chuyển oxy trong máu.
Rau mùi
Sau khi nấu cháo xong, nhiều mẹ thường có xu hướng trang trí thêm chút rau mùi để món cháo thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên, rau mùi lại là một trong những loại rau củ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn do loại rau này không hợp với hệ tiêu hóa của các bé, làm tăng bài tiết mật và gây tổn hại trực tiếp đến gan.
Rau mùi có thể gây tổn thương đến bài tiết và gan ở trẻ. (Ảnh minh họa)
Rau cần tây
Trong thành phần của rau cần tây có chứa nhiều chất xơ và nước nên nếu cho trẻ ăn quá nhiều rau cần tây sẽ làm cho bé có cảm giác "no" chứ không cung cấp calo cho bé. Vì thế, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều cần tây, hãy để cho hệ tiêu hóa của trẻ được nghỉ ngơi nhé.
Không nên cho trẻ ăn rau cần tây vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
Lá hẹ
Từ rất lâu, lá hẹ đã rất nổi tiếng với các công dụng chữa ho và giúp bé không bị sốt khi mọc răng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như mẹ lạm dụng quá nhiều lá hẹ sẽ gây nên tình trạng đau bụng, khó tiêu, dẫn đến tình trạng tiêu chảy của bé. Hơn nữa, với bé dưới 12 tháng mẹ càng nên hạn chế cho bé ăn lá hẹ do hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định.
Lạm dụng quá nhiều lá hẹ sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. (Ảnh minh họa)
Các loại rau, củ, quả kỵ nhau cho bé
Khi cho bé ăn dặm, nhiều mẹ thường trộn lẫn nhiều loại rau củ cùng nhau vì cho rằng làm như thế sẽ nhiều chất hơn và khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên làm như vậy bởi khi trộn quá nhiều rau củ cùng nhau sẽ khiến trẻ không cảm nhận được mùi vị đặc trưng của từng loại rau củ đó, làm tăng nguy cơ dị ứng. Thậm chí, nếu đó là các loại rau, củ, quả kỵ nhau còn sinh ra chất độc có hại, mẹ cần phải lưu ý nhé.
Củ cải trắng và cà rốt
Trong thành phần của củ cải trắng rất giàu vitamin C, trong khi cà rốt lại chứa nhiều loại enzyme phân giải vitamin C. Khi ăn chung 2 loại này cùng nhau sẽ phá hủy chất dinh dưỡng có trong mỗi loại rau củ, nặng hơn có thể gây đau bụng và đầy bụng, khó tiêu.
Củ cải trắng và cà rốt kết hợp cùng nhau có thể gây đầy bụng, khó tiêu. (Ảnh minh họa)
Khoai lang, đậu và cải bó xôi
Đây đều là những loại rau củ quả rất giàu thành phần axit phytic. Axit này sẽ liên kết cùng canxi trong cơ thể để tạo thành muối. Cuối cùng, canxi không hấp thụ được hết trong cơ thể, thậm chí còn bị đào thải bởi những hợp chất muối dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu như đã có tôm, cua hay những loại hải sản thì nên tránh nấu cùng đậu, khoai lang, cải bó xôi, bí đỏ, đậu phụ…
Khoai lang, khoai tây và cà chua
Khi kết hợp 3 loại củ quả này cùng nhau sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ, gây nên hiện tượng khó tiêu, dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy.
Khoai lang, khoai tây nấu cùng cà chua có thể gây tiêu chảy. (Ảnh minh họa)
Cải thìa và bí đỏ
khi kết hợp cải thìa cùng bí đỏ sẽ khiến vitamin C trong cải thị bị enzyme trong bí đỏ phá hủy hết. Món ăn không mang đến nhiều chất dinh dưỡng như mẹ mong muốn, đồng thời sẽ khiến dạ dày của bé gặp vấn đề.
Rau dền và quả lê
Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau sẽ có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm nôn mửa, mệt mỏi do nhiễm độc. Vì thế, nếu mẹ cho bé ăn rau dền thì sau bữa ăn mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ tráng miệng bằng lê nhé.
Rau dền và quả lê có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn cùng nhau. (Ảnh minh họa)
Cà chua và dưa chuột
Trong dưa chuột (dưa leo) có chứa các chất phân giải vitamin C, trong khi cà chua cũng rất giàu vitamin C. Nếu mẹ nấu cả 2 loại nguyên liệu này cùng nhau thì vitamin C trong cà chua sẽ bị dưa chuột phân giải, làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C trong cơ thể.
Củ cải và nấm mèo đen
Trong thành phần của củ cải có chứa rất nhiều enzyme, trong khi nấm mèo đen lại nhiều hoạt chất sinh học. Khi ăn chung hai thứ này sẽ khiến phát sinh những phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh tình trạng dị ứng, viêm da ở trẻ.
Củ cải trắng và nấm mèo đen tuyệt đối không nên kết hợp cùng nhau. (Ảnh minh họa)
Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho
Củ cải trắng có chứa thành phần axit cyanogen phản ứng cùng với thành phần Ceton đồng trong các loại trái cây này sẽ khiến người ăn bị bướu cổ, suy tuyến giáp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác.