Các bà mẹ Gen Z dường như phải chịu nhiều sự soi xét của người ngoài hơn trong việc nuôi dạy con.
Thực tế chứng minh, trên đời này không có gì là hoàn hảo, nhưng áp lực để trở thành bố mẹ hoàn hảo ngày càng tăng cao, và nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy phải cố gắng đạt đến mức độ hoàn hảo này. Một khảo sát gần đây với hơn 3000 bà mẹ đã và sắp làm mẹ cho thấy, có 8/10 người tin rằng, việc trở thành người mẹ hoàn hảo là điều cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã tiết lộ rằng, Gen Z (nhóm tuổi từ 18 đến 26) có quan niệm khác với các bà mẹ thế hệ trước đó (từ 27 đến 41 tuổi) về việc trở thành bố mẹ hoàn hảo, do sự khác biệt về môi trường, kinh nghiệm và giá trị cá nhân. Theo đó, có cụ thể khác biệt lớn sau đây:
Quan niệm về bà mẹ hoàn hảo
Tiến sĩ Shari Lusskin, một Chuyên gia Tâm thần học chuyên về phụ nữ mang thai, đã phân tích cụ thể về sự khác biệt giữa các bà mẹ Gen Z và thế hệ 8X, đầu 9X trong việc tự tạo áp lực và đánh giá lý tưởng nuôi dạy con.
Cô cho biết: "Các bậc cha mẹ trẻ lớn lên trong thời đại truyền thông xã hội đã quen với việc mọi hành động của họ đều bị thảo luận và phê bình, và điều đó cũng không khác gì việc nuôi dạy con cái”. Môi trường này tạo ra áp lực cho họ, khiến họ cảm thấy cần phải hoàn thiện mọi khía cạnh trong vai trò làm bố mẹ. Đó là lý do mà các bà mẹ Gen Z thường đặt ra tiêu chuẩn về sự hoàn hảo khá cao, nhằm đạt được những lý tưởng nuôi dạy con mà xã hội đặt ra.
Trái lại, các bà mẹ thuộc thế hệ 8X và đầu 9X có xu hướng đánh giá lý tưởng nuôi dạy con khác. Họ đặt mức độ quan trọng vào việc có một hôn nhân thành công, làm gương cho con về tinh thần làm việc và sự kiên trì trong vấn đề đối mặt với thất bại hay khó khăn trong cuộc sống.
Điều này cho thấy sự khác biệt rõ rệt về tiêu chuẩn nuôi dạy con giữa các thế hệ. Các bà mẹ Gen Z thường phải đối mặt với áp lực xã hội và môi trường kỹ thuật số, trong khi các bà mẹ thuộc thế hệ 8X, đầu 9X lại có xu hướng tập trung vào các yếu tố gia đình và môi trường trực tiếp quanh họ.
Mức độ tự tin khi làm mẹ
Phần lớn các bà mẹ thuộc thế hệ 8X 9X cảm thấy tự tin hơn trong vai trò làm mẹ của mình, nhờ vào tuổi tác và kinh nghiệm mà họ đã tích lũy. Ngược lại, các bà mẹ thuộc thế hệ Gen Z trẻ hơn và thường có ít kinh nghiệm hơn trong việc làm bố mẹ, do đó, mức độ tự tin của họ trong vấn đề này không cao bằng.
Khi được yêu cầu tự đánh giá bản thân trên một thang điểm từ 1 đến 10, các bà mẹ thuộc thế hệ Gen Z cảm nhận rằng, họ đang làm tốt hơn so với thế hệ 8X 9Xở các lĩnh vực như: Tập trung vào sức khỏe cảm xúc của con cái; Dạy con chấp nhận mọi thứ; Cho phép con tự do khám phá, được là chính mình; Dạy con có ý thức bảo vệ môi trường....
Trong khi đó, thế hệ 8X 9X đánh giá bản thân cao hơn trong việc xây dựng cho con một thái độ làm việc mạnh mẽ, và khả năng thích ứng với thất bại.
Tuy nhiên nói chung, nhiều bà mẹ thuộc thế hệ Gen Z ngày nay luôn cảm thấy nghi ngờ bản thân, không tự tin khi đảm nhiệm vai trò làm mẹ của mình. Họ cần sự hướng dẫn và chỉ dạy của những người đi trước, để biết cách làm đúng và hiệu quả trong quá trình nuôi dạy con cái.
7 thách thức nuôi dạy con của các bà mẹ Gen Z
Độ tuổi và trách nhiệm
Gen Z thường là những người trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 26, khiến việc làm mẹ trở nên đặc biệt khó khăn. Họ có thể cảm thấy chưa sẵn sàng về mặt tài chính, sự chủ động và trách nhiệm để chăm sóc một cá thể khác.
Cân bằng giữa công việc và gia đình
Gen Z là độ tuổi đang trên con đường theo đuổi sự nghiệp, và xây dựng đời sống cá nhân của mình. Việc làm mẹ có thể gây ra sự căng thẳng và khó khăn cho họ trong vấn đề cân bằng giữa mọi mặt của cuộc sống, bao gồm công việc, gia đình và sự phát triển cá nhân.
Thiếu kinh nghiệm và kiến thức
Vì đây là lần đầu tiên Gen Z trải qua trách nhiệm làm mẹ, họ có thể thiếu kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc trẻ. Điều này có thể tạo ra sự bất an và thách thức, trong việc bố mẹ gen Z đưa ra các quyết định liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục con.
Hạn chế tài chính
Gen Z thường đang ở giai đoạn đầu trong sự nghiệp, và có thể gặp khó khăn về mặt tài chính. Việc nuôi dạy và chăm sóc con đòi hỏi một nguồn tài chính ổn định để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ, như ăn uống, quần áo, chăm sóc y tế và giáo dục...
Áp lực xã hội và định kiến
Xã hội có thể có những kỳ vọng, và định kiến về việc làm mẹ ở độ tuổi trẻ. Gen Z có thể phải đối mặt với áp lực và phê phán từ xã hội, gia đình hoặc bạn bè về việc quyết định trở thành mẹ khi còn trẻ.
Hòa nhập giữa vai trò của một người trẻ và một người bố/mẹ
Gen Z có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập giữa vai trò của một người trẻ, và vai trò của một người cha/mẹ. Họ có thể cảm thấy mất cân bằng, hoặc mâu thuẫn trong việc duy trì cuộc sống cá nhân, và đáp ứng hoàn hảo trách nhiệm làm mẹ.
Công nghệ và việc nuôi dạy con
Gen Z sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ, vì vậy mà việc sử dụng công nghệ trong việc nuôi dạy con có thể là một thách thức. Họ phải đối mặt với việc thiết lập kỷ luật cho con, và tìm cách thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ mà không phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ.
Tuy nhiên, dù đối mặt với những thách thức này, Gen Z cũng có một số lợi thế hơn khi làm mẹ ở độ tuổi trẻ so với các thế hệ trước, bao gồm sự linh hoạt, sáng tạo và sự tiếp cận thông tin dễ dàng. Họ có thể tận dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin, kết nối với nguồn hỗ trợ và tìm kiếm những phương pháp mới để vượt qua các thách thức trong việc làm mẹ.