Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Linh San - Ngày 26/05/2022 15:17 PM (GMT+7)

Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu? Sốt xuất huyết là một trong những bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, xuất hiện vào mưa ở môi trường kém, đọng nước nhiều...

Bệnh sốt xuất huyết được gây ra bởi virus Dengue với 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Tất cả 4 tuýp này đều xuất hiện ở Việt Nam và luân phiên gây dịch.

Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Cũng như những căn bệnh truyền nhiễm khác, sốt xuất huyết thường có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 3-14 ngày, thời gian này bắt đầu sau khoảng 4 đến 7 ngày, kể từ khi bị muỗi vằn mang virus Dengue chích.

a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/lam-me/sot-xuat-huyet-o-tre-em-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-c10a389779.htmlSốt xuất huyết ở trẻ/a em kéo dài bao lâu? (Ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu? (Ảnh minh họa)

Tùy theo từng cơ địa, sức đề kháng của trẻ mà thời gian ủ bệnh cũng sẽ khác nhau và nếu vẫn trong khoảng thời gian ủ bệnh này, người bệnh khó có thể phát hiện được bệnh do không có các dấu hiệu đặc trưng. Những biểu hiện này thường rất mờ nhạt, khó phân biệt.

Nếu như bệnh đã ủ "đủ chín" sẽ gây nên sốt xuất huyết, thời gian sẽ kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày và chia làm 3 giai đoạn chính:

- Sốt: Kéo dài từ 3-7 ngày (sốt từ 39 -40 độ C), bị đau cơ khớp, đau nhức cơ thể, chán ăn, buồn nôn, có nốt phát ban dưới da, chảy máu chân răng, máu cam...

- Nguy hiểm: Thường kéo dài khoảng 3-4 ngày, thường bắt đầu từ ngày thứ 4 đến thứ 7 kể từ khi sốt. Ở giai đoạn này chỉ bị sốt nhẹ, hết sốt sẽ có dấu hiệu xuất huyết dưới da, những vết ban đỏ sẽ xuất hiện tại cánh tay, mạn sườn, bụng, cẳng chân, đùi...

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu lợi, đi tiểu ra máu. Nặng hơn là bị xuất huyết nội tạng với triệu chứng thường gặp là viêm gan, viêm não, viêm cơ tim, xuất huyết não...

- Hồi phục: Thường sau giai đoạn nguy hiểm từ 1-2 ngày và kéo dài 2-3 ngày. Các biểu hiện gồm thèm ăn, hết sốt, nhịp tim chậm, có sự thay đổi trên điện tâm đồ.

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường gây sốt. (Ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường gây sốt. (Ảnh minh họa)

Những biểu hiện nặng dần theo thời gian, bắt đầu từ khi bệnh sốt xuất huyết phát đến khi hết bệnh sẽ kéo dài khoảng 7-10 ngày.

Sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết đa số tự khỏi (tương tự như nhiễm siêu vi). Tuy nhiên, nếu như phát hiện sốt xuất huyết muộn, đặc biệt đến khi trẻ bị sốc thì việc điều trị sẽ gặp khá nhiều khó khăn, nghiêm trọng hơn cả là trẻ sẽ có các biến chứng về tổn thương gan, thận, xuất huyết tiêu hóa, đường tiết niệu, sinh dục... Thông thường, nếu được phát hiện sớm và điều trị khỏi sẽ không để lại di chứng nghiêm trọng.

Phụ huynh cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nặng khi trẻ bị sốt xuất huyết để đưa trẻ nhập viện kịp thời. Khi bé sốt trên 2 ngày và có những biểu hiện như bứt rứt, đau bụng, lăn lộn, chảy máu chân răng, chảy máu cam, chân tay lạnh, đi đại tiện phân đen, nằm yên một chỗ không chơi...lúc này cần phải đưa ngay đến bệnh viện, dù trong đêm, không nên chờ tới sáng.

Trong các trường hợp, trẻ thuộc nhóm sốt xuất huyết thể não có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí não của trẻ. Do vậy, trẻ cần phải được theo dõi, tái khám theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh mỗi quý, mỗi tháng.

Dấu hiệu sắp khỏi của sốt xuất huyết

Thông thường, bệnh sốt xuất huyết diễn tiến đủ 7 ngày là khỏi bệnh. Lúc này, trẻ sẽ thấy khỏe lên, thèm ăn, ngủ được, có thể kèm theo ban phục hồi tại tay, chân (những chấm xuất huyết li ti xuất hiện trên nền ban hồng và đôi khi xen kẽ cùng những vùng da trắng, không có điểm xuất huyết, kèm theo ngứa). Nốt phát ban không xuất hiện thêm và sau 2 đến 3 ngày nó mờ dần, giảm ngứa, lúc này bé cũng có thể đã hết sốt xuất huyết.

Dấu hiệu sắp khỏi của sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu sắp khỏi của sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)

Qua xét nghiệm máu, các chỉ số về huyết học trở về bình thường, có thể số lượng tiểu cầu còn thấp nhưng sẽ trở về bình thường trong 1-2 tuần sau. Một số trường hợp bệnh cũng có thể kéo dài hơn nhưng không nhiều.

Nếu trẻ sốt cao nhưng sau khi uống thuốc hạ sốt không hạ, phụ huynh có thể lau mát thêm cho bé để giúp bé hạ nhiệt cơ thể. Dùng nước hơi ấm cùng với 5 khăn nhỏ để đắp tại nách, hai bên bẹn và khăn còn lại dùng để lau mình. Ngưng lau mát cho trẻ khi nhiệt độ còn 38,5 độ C.

Sau khi trẻ đã được tích cực lau mát và uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không hạ (luôn luôn trên 39 độ C), phụ huynh nên cho bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và có phương hướng điều trị kịp thời.

Do sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tái lại và bé chỉ có miễn dịch với chủng huyết thanh đã mắc nên phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ bị sốt. Nếu trẻ bị sốt cao vẫn phải đến cơ sở y tế chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Hai bé Tây Nguyên qua đời vì sốt xuất huyết: Bác sĩ Nhi chỉ dấu hiệu nhận biết rõ nhất
Bé gái 15 tuổi ở Đắk Lắk có dấu hiệu sốt cao liên tục, đau đầu, mệt mỏi. Dù đã được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốt xuất...

Sốt xuất huyết

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sốt xuất huyết