Trẻ 2 tháng tuổi bị ho nên điều trị tại nhà như thế nào?

Linh San - Ngày 02/02/2021 15:09 PM (GMT+7)

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho thường chủ yếu là do những nguyên nhân gây nên khác nhau. Ho có thể một hiện tượng phản xạ bình thường hoặc do trẻ gặp phải vấn đề nào đó về sức khỏe. Tùy theo từng trường hợp khác nhau trẻ 2 tháng bị ho sẽ có những cách điều trị và

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ho là một cơ chế để cơ thể tự bảo vệ, đóng vai trò giống như cách để cơ thể của các bé giữ cho đường hô hấp thông thoáng, tống được dịch mũi họng, xuất đờm...ra ngoài làm sạch đường thở.

Thông thường, với các bé sơ sinh dưới 4 tháng tuổi sẽ không bị ho đờm nhiều. Nếu như điều đó xảy ra, đó sẽ là vấn đề đáng nghiêm trọng. Khi ấy, các phụ huynh cần phải thực sự chú ý đến các biểu hiện của trẻ để có những biện pháp điều trị kịp thời.

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho nên điều trị tại nhà như thế nào? - 1

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho thường chủ yếu là do những nguyên nhân gây nên khác nhau. (Ảnh minh họa)

2 loại ho trẻ 2 tháng tuổi bị ho thường gặp

- Bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm: Nếu trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sổ mũi thường sẽ gặp phải tình trạng ho có đờm chứng tỏ bé đang bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đã hình thành chất nhầy và chất đờm.

- Ho khan: Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc dị ứng sẽ bị ho khan. Nguyên nhân là do khí quản dưới của bé có sự phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ vào chiều tối, ban đêm, viêm thanh quản. Đôi lúc là những triệu chứng thở khò khè.

Nguyên nhân khiến bé 2 tháng tuổi bị ho

Thông thường, có tới 90% nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh là do mắc phải một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ho ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như:

- Do viêm phổi

- Do bé cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường

- Do bé bị viêm thanh khí phế quản hoặc hen suyễn

- Do trẻ mắc bệnh ho gà

- Do trẻ bị sặc hoặc hóc dị vật gây ho

Cách điều trị ho cho trẻ 2 tháng tuổi tại nhà

Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ho và có nhiều biểu hiện khác nhau nên việc chữa trị tùy theo từng nguyên nhân, tình trạng bệnh. Những cách điều trị và chữa ho cho trẻ sơ sinh 2 tuổi tùy theo từng nguyên nhân như sau:

- Đối với trường hợp trẻ 2 tháng bị ho do cảm lạnh, cảm cúm thông thường

Những triệu chứng ban đầu là nghẹt mũi, viêm họng, ho khan hoặc một số các triệu chứng đi kèm khác như sốt nhẹ vào ban đêm, có đờm nhớt. Với trường hợp này cần phải áp dụng các biện pháp sau để chữa ho cho trẻ:

+ Cho bé bú thường xuyên: Nhằm giúp làm loãng đờm, khiến trẻ ho dễ dàng hơn.

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho nên điều trị tại nhà như thế nào? - 2

Tùy theo từng trường hợp để điều trị ho cho trẻ 2 tháng tuổi tại nhà. (Ảnh minh họa)

+ Vỗ rung long đờm cho trẻ: Việc này cần thực hiện vào buổi sáng, khi trẻ mới thức dậy và chưa được ăn gì. Mẹ đặt trẻ nằm ở tư thế hơi dốc đầu xuống, bàn tay mẹ khum lại và vỗ rung long đờm ở hai bả vai của bé thật nhịp nhàng, liên tục. Sau khi vỗ sẽ thấy bé bị ho nhiều hơn, đờm ra ngoài, bé sẽ đỡ hơn.

+ Vệ sinh mũi cho trẻ: Chỉ nên được thực hiện hút mũi mỗi ngày 2 lần và rửa mũi bằng các loại nước muối sinh lý.

+ Chú ý đến nhiệt độ và gió nơi trẻ nằm ngủ nghỉ: Nhiệt độ độ phòng của trẻ nên được duy trì từ 27 độ C, giữ cho chân của bé không bị lạnh và không để gió quạt hoặc gió ngoài trời thổi trực tiếp vào cổ của bé.

- Đối với bé sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho do viêm phổi

Những triệu chứng ban đầu gây bệnh của bé bị viêm phổi bao gồm: bú kém hoặc bỏ bú, bé bị hạ thân nhiệt hoặc sốt trên 37.5 độ C, nhịp thở của bé trên 60 lần/phút hoặc khó thở, ho ra đờm vàng hoặc đờm xanh.

Để điều trị ho cho trẻ 2 tháng tuổi do viêm phổi cần phụ thuộc vào những tác nhân gây bệnh (là virus hay vi khuẩn). Khi thấy các bé có những biểu hiện trên cần phải đưa bé đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

- Đối với trẻ bị ho do viêm thanh khí phế quản

Dấu hiệu ban đầu gồm: trẻ ho từng cơn ngắn nhưng tiếng ho lớn, trẻ thở yếu, tiếng bé thở nghe giống như tiếng sáo thổi qua kẽ răng hoặc tiếng ngáy, da bé tái xanh. Nếu như bé bị khó thở nghiêm trọng, bé sẽ cố gắng vận động những cơ quanh mũi, cổ, cánh tay.

Để chữa ho cho trẻ, trước tiên cần bế bé lên ở tư thế vác vai và vỗ nhẹ nhẹ vào lưng bé giúp làm dịu cơn ho. Tiếp theo, có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

+ Bật máy làm ẩm không khí trong phòng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến việc dùng máy phun sương, tránh tình trạng làm bệnh của bé trở nên nặng hơn.

+ Đặt trẻ ngồi trong phòng tắm kín, mở vòi nước nóng vừa phải để bé hít thở không khí nóng ẩm.

Nếu những triệu chứng này không thuyên giảm sau từ 3-5 ngày thì mẹ cần phải đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho nên điều trị tại nhà như thế nào? - 3

Nếu điều trị tại nhà mà bệnh của trẻ không thuyên giảm, cần phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay. (Ảnh minh họa)

- Đối với trẻ bị ho do hen suyễn hoặc viêm phế quản

Thông thường, với những trẻ dưới 2 tuổi sẽ ít bị hen suyễn hơn, trừ các trường hợp bé bị mắc bệnh eczema (chàm) hoặc trong gia đình có người bị hen suyễn, dị ứng. Nếu trẻ bị ho do hen suyễn, viêm phế quản sẽ dẫn đến bị khó thở, ngứa, chảy nước mắt, cảm lạnh.

Khi cha mẹ đã áp dụng những phương pháp điều trị hen suyễn nhưng thấy bé vẫn bị ho nhiều hơn, dữ dội hơn hoặc tình trạng bệnh nặng hơn, trầm trọng hơn sau 1-2 ngày cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được sự chỉ định của bác sĩ.

- Đối với bé 2 tháng tuổi bị ho do bệnh ho gà

Khi trẻ bị ho gà, các bé sẽ ho thành từng cơn, những cơn ho thường kế tiếp nhau, mỗi lúc một nhanh hơn rồi yếu dần rồi sau đó mới hít vào thật sâu (giống như tiếng gà gáy). Sau những cơn ho này, mặt bé sẽ đỏ, môi tím và hai mí mắt sưng, tĩnh mạch cổ nổi lên. Trẻ thường không có các triệu chứng của cảm lạnh hoặc sốt. Khi đã chẩn đoán được bệnh ho gà, trẻ cần phải được nhập viện ngay.

- Đối với trẻ sơ sinh 2 tháng bị do do sặc hoặc hóc dị vật

Bé 2 tháng tuổi thường chưa biết chơi đồ chơi, tuy nhiên, trong khi bú trẻ có thể bị sặc khiến ho. Để giúp trẻ không bị ho, cần phải chú ý đến tư thế cho trẻ bú, không cho trẻ bú ở tư thế nằm. Ngoài ra, trẻ có thể bị hóc phải cúc áo hoặc mẩu bông từ thú nhồi bông, cúc áo... sẽ có những biểu hiện sau đây:

- Trẻ bỗng nhiên ho đột ngột hoặc thở hổn hển.

- Da bé tái xanh hoặc nhợt nhạt do bị thiếu oxy.

- Miệng của trẻ há to.

Lúc này cần phải thật nhanh chóng để lấy dị vật ra bằng cách: cho trẻ nằm úp trên tay, vỗ vào khoảng giữa tại xương bả vai để trẻ ho và tống dị vật ra ngoài.

Nếu như cha mẹ không thể tự lấy dị vật thì cần phải ngay lập tức đưa trẻ đến những cơ sở y tế nhanh nhất, nhất thiết không được tự ý đưa tay lấy dị vật ra. Có thể bác sĩ cần phải nội soi phế quản hoặc chụp X-quang để xác định dị vật rồi mới lấy được dị vật ra bên ngoài.

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho nên điều trị tại nhà như thế nào? - 4

Mẹ cần phải luôn theo dõi tình trạng của trẻ. (Ảnh minh họa)

Khi nào cần phải đưa trẻ đến bác sĩ?

Hầu hết các cơn ho ở trẻ em không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ nên hỏi ý kiến người có chuyên môn để đảm bảo an toàn. Gọi cho bác sĩ nếu như bé gặp phải một số tình trạng như:

- Khó thở hoặc thở khó khăn

- Có màu xanh hoặc sẫm màu ở môi, mặt hoặc lưỡi

- Trẻ bị sốt cao (đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi; hãy liên hệ với bác sĩ nếu bé có bất kỳ cơn sốt nào ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi)

- Là trẻ sơ sinh (3 tháng tuổi trở xuống) bị ho hơn vài giờ

- Phát ra âm thanh "khục khục" khi bé thở sau khi ho

- Đang ho ra máu (nếu bé bị chảy máu mũi gần đây, điều này thường không có vấn đề gì)

- Thở khò khè khi thở ra (trừ khi mẹ đã có hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị hen suyễn tại nhà của bác sĩ)

- Trẻ ho xong bị bơ phờ hoặc cáu kỉnh.

Nguồn tham khảo: "Cough Symptoms & Causes", Children's Hospital

Cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tại nhà
Khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho có đờm, cha mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng vỗ long đờm cho bé.
Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách