Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi nên điều trị tại nhà như thế nào?

Ngày 01/04/2018 15:21 PM (GMT+7)

Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi có thể do những thay đổi thời tiết. Tuy nhiên mẹ không được lơ là.

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi thường xuyên khi thời tiết chuyển mùa. Điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên, chỉ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời bố mẹ có thể chữa trị dứt điểm cho bé và tránh được các biến chứng.

DẤU HIỆU TRẺ 2 THÁNG TUỔI BỊ HO VÀ NGHẸT MŨI

Do hệ thống miễn dịch của bé 2 tháng tuổi còn non yếu nên bé dễ bị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Dấu hiệu bé bị ho và nghẹt mũi sẽ thay đổi tùy theo vào loại bệnh bé mắc phải.

- Cảm lạnh: Bé ho, sổ mũi kèm theo đau họng, sốt nhẹ, hắt hơi, nhức đầu, biếng ăn.

- Cúm: Bé ho, sổ mũi kèm theo đau họng, sốt, đau cơ thể, nôn mửa, chóng mặt, chán ăn, nhức đầu, ớn lạnh và mệt mỏi.

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi nên điều trị tại nhà như thế nào? - 1

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi có thể do thay đổi thời tiết. (Ảnh minh họa)

- Viêm tiểu phế quản: Bé ho, sổ mũi kèm theo nôn mửa, hôn mê, sốt, nhịp tim nhanh và khó thở

- Viêm phế quản: Bé ho, sổ mũi kèm theo đau họng, mệt mỏi, đau ngực, nôn mửa, ớn lạnh, sốt và thở gấp.

- Viêm phổi: Bé ho, sổ mũi kèm theo đau ngực, đau cơ thể, đổ mồ hôi, ớn lạnh, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.

- Dị ứng: Bé ho, sổ mũi kèm theo mắt ngứa đỏ, phát ban, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

NGUYÊN NHÂN BÉ BỊ HO VÀ NGHẸT MŨI?

Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ho và nghẹt mũi ở bé 2 tháng tuổi là cảm lạnh hoặc cảm cúm. Đặc biệt vào lúc thời tiết lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột, bé rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp dẫn đến ho, nghẹt mũi. Các nguyên nhân khác bao gồm viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng…

Ho và nghẹt mũi không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy bố mẹ cần phát hiện bệnh sớm và chữa trị dứt điểm cho bé.

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi nên điều trị tại nhà như thế nào? - 2

CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ BỊ HO VÀ NGẠT MŨI

Đối với bé 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ Nhi khoa để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất. Do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu nên nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau tại nhà để giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe:

- Bú sữa mẹ đầy đủ: Khi bé bị ho, sổ mũi mẹ nên cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường. Sữa mẹ có khả năng giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đồng thời bú sữa đầy đủ cũng giúp cung cấp cho bé lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể. Đối với các bé bú sữa bình mẹ cũng cần đảm bảo bé bú đủ sữa để không bị mất nước.

- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Mẹ có thể dùng nước muối sinh lí để nhỏ mũi cho bé. Nước mũi sẽ làm lỏng chất đờm giúp thông thoáng đường thở cho bé.

Xem clip: Cách rửa mũi cho trẻ

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đầy đủ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

- Làm ẩm không khí: Mẹ có thể bật máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ của bé. Không khí ẩm giúp làm dịu cơn ho của bé, đặc biệt là vào ban đêm.

Theo BS.CKI. Trần Quốc Long cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, trẻ sơ sinh bị ho có thể vỗ rung long đờm cho bé. Trường hợp bé ho có đờm, bằng cách vỗ rung, khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống.

Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm, cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì.

Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…

Tuy nhiên, để thực hiện được những động tác này mẹ cần phải tham khảo tư vấn từ bác sĩ hoặc có thể đưa con trực tiếp đến bệnh viện để thực hiện, tránh làm tại nhà vì nếu không đúng phương thức rất nguy hiểm.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ giấc?
Trẻ 2 tháng tuổi thường có 3-4 giấc ngủ ngắn trong ngày và dành phần lớn thời gian ngủ đêm.

Lê Ánh (Dịch từ Babycenter)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ 2 tháng tuổi