Trẻ bị cúm A uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Linh San - Ngày 17/07/2022 12:13 PM (GMT+7)

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Cúm A là một trong những căn bệnh gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu cho trẻ như sốt, ho, đến nghẹt mũi, đau họng, đau người, đau nhức hoặc ớn lạnh...

Cùng với cúm B, cúm A là loại virus thường có khả năng lây lan nhanh và tạo thành dịch bệnh, khiến cho nhiều trẻ cần phải đến bệnh viện khám và điều trị, gây nên nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong. Triệu chứng khi trẻ bị cúm A thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Trẻ bị cúm A không nên chủ quan. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị cúm A không nên chủ quan. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Khi trẻ bị cúm A, cha mẹ không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc, tốt hơn hết, phụ huynh nên tham khảo và hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh của trẻ để có những liệu pháp dùng thuốc kịp thời.

Trong trường hợp trẻ bị ho khan, ho liên tục kéo dài, đặc biệt là ho nhiều về đêm có thể tham khảo viên ngậm ho hoặc các bài thuốc trị ho từ dân gian như chanh đào ngâm mật ong, hoa hồng trắng chưng đường phèn, ngâm chân cho bé trong nước gừng...

Đối với trường hợp trẻ bị sổ mũi, có thể dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi để làm sạch dịch nhầy, giúp thông mũi và dễ thở hơn. Có thể nhỏ mũi cho bé nhiều lần trong ngày để làm thông đường thở cho bé.

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì cho nhanh khỏi? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì cho nhanh khỏi? (Ảnh minh họa)

Đối với trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38,5 - 39 độ C, ba mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng các loại thuốc hạ sốt như Paracetamol, Acetaminophen, Ibuprofen,… Tuy vậy, nếu như không biết chắc chắn về công dụng, cách dùng của các loại thuốc cũng như không biết nên dùng loại thuốc nào, tốt hơn hết, gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn.

Trẻ bị cúm A phải làm sao?

Cấp cứu ngay cho trẻ nếu như trẻ bị co giật. Hầu hết, trẻ em bị cúm A là do nhiễm trùng đường hô hấp do virus và thông thường sẽ phục hồi tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cúm A có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Tốt hơn hết, cha mẹ nên gọi bác sĩ nếu:

- Bé ở độ tuổi dưới 2 tuổi.

- Không chịu ăn uống, hay mệt mỏi, cáu kỉnh.

- Tiêu chảy và nôn hoặc có triệu chứng mất nước.

- Sốt kéo dài từ hơn 3-4 ngày.

Ba mẹ cần phải thực sự chú ý nếu trẻ bị sốt kéo dài do cúm A. (Ảnh minh họa)

Ba mẹ cần phải thực sự chú ý nếu trẻ bị sốt kéo dài do cúm A. (Ảnh minh họa)

- Có các vấn đề về hô hấp, ho kéo dài, cổ cứng.

- Các triệu chứng cúm và sốt đã giảm nhưng lại xuất hiện trở lại.

- Trẻ không đi tiểu trong vòng 8 giờ, cảm thấy không thoải mái hoặc không tỉnh táo hơn sau khi cơn sốt đã giảm.

Ngoài ra, cha mẹ và gia đình cần phải:

- Bổ sung thêm nước cho trẻ.

- Đối với trẻ còn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, cố gắng cho ăn thường xuyên hơn và chia làm nhiều bữa.

- Đối với trẻ lớn hơn, có thể dùng các chất lỏng khác như nước lọc, trước trái cây, dung dịch điện giải thông qua đường uống. Lưu ý, không sử dụng bất kì chất lỏng nào có chứa caffeine.

- Cho trẻ nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát.

- Tắm nước ấm cho trẻ, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

- Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để giúp giữ ẩm, giảm nghẹt mũi, làm loãng đờm bằng nước rửa mũi.

Trẻ mắc cúm A có nguy hiểm không?
Trẻ mắc cúm A có nguy hiểm không? Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm...

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Theo Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp