Trẻ em mắc cúm A điều trị như thế nào? Dịch cúm A gây nên bởi chủng virus cúm A, có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác và phổ biến nhất là loại cúm A (H1N1). Hiện nay chưa chưa có vắc xin điều trị loại cúm này.
Virus cúm A có khả năng lây nhiễm từ người thông qua tiếp xúc như tiếp xúc trực tiếp, hắt hơi, giao tiếp...hoặc chạm vào những đồ vật bị nhiễm virus, chạm vào miệng, mũi, có thể tạo thành dịch trên quy mô lớn.
Virus cúm A có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp. (Ảnh minh họa)
Trẻ em mắc cúm A điều trị tại nhà như thế nào?
Cúm A hiện không có thuốc và vắc xin điều trị căn bệnh này. Việc theo dõi điều trị cho trẻ bị mắc virus cúm A cần được theo dõi sát sao giúp tránh lây lan và phát triển thành dịch bệnh, khó kiểm soát. Nếu như mắc bệnh, trẻ khỏe mạnh bình thường và có hệ miễn dịch tốt sẽ khỏi sau khoảng 2 ngày đến 1 tuần. Cách điều trị bệnh cúm A tại nhà cho trẻ như sau:
Cho trẻ nghỉ ngơi
Trẻ nên được nằm nghỉ ngơi tại những nơi thoáng mát, không bị quá lạnh hoặc quá nóng, không nên sử dụng điều hòa vì có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Theo thông tin từ mayoclinic.org, trẻ bị mắc cúm nên được ngủ đủ hoặc nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thể phục hồi, tránh bị nhiễm trùng.
Bổ sung nhiều nước cho trẻ
Mắc cúm thường kèm theo dấu hiệu sốt, sốt cao sẽ khiến mất nước, người bị mệt mỏi. Trẻ bị mắc cúm A nên uống thêm nhiều nước để bù vào lượng nước do cơ thể tiết ra làm mát khi bị sốt. Bổ sung nước lọc, nước trái cây hoặc súp rau củ để giúp tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng cho trẻ.
Bổ sung nhiều nước cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Hạn chế vận động
Đối với trẻ đang bị cúm, phụ huynh không nên cho trẻ ra ngoài nếu như chưa hết bệnh. Tránh cho trẻ đến những nơi bị khói bụi, ô nhiễm. Nếu phải ra ngoài, nên cho trẻ đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác. Khi trẻ bị sổ mũi hoặc hắt hơi cần dùng lấy giấy lau sạch, tránh để dính vào những vật dụng khác rồi bỏ vào thùng rác.
Dùng thuốc điều trị
Trẻ em khi bị mắc cúm A không nên tùy tiện dùng các loại thuốc, tốt hơn hết nên hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh của trẻ để có những liệu pháp sử dụng thuốc kịp thời.
Khi nào cần phải đưa trẻ bị cúm A đến bệnh viện?
Trẻ bị cúm A nếu không được điều trị và xử lý kịp thời sẽ gây nên nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Vì thế, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu con có các biểu hiện sau:
- Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C và không đáp ứng thuốc.
- Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, khó đánh thức.
- Trẻ bị co giật, khó thở, thở nhanh.
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ, chân tay lạnh.
- Đau tai, trong tai có mủ.
- Đau mắt, mắt đỏ, có gỉ vàng.
Khi trẻ bị sốt cao cần phải đưa đến trung tâm chăm sóc y tế. (Ảnh minh họa)
Một số biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ
Phòng ngừa cúm A ngay từ đầu là cách tốt nhất để giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này:
- Thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ hàng năm cho bé, tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa căn bệnh này.
- Luôn luôn vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên và không cho bé đưa tay lên mũi, miệng.
- Hạn chế cho trẻ đến nơi tập trung đông người, tránh cho bé tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc có nguy cơ bị bệnh.
- Thực hiện cho trẻ ăn uống đủ chất, thường xuyên vận động để giúp nâng cao đề kháng.
- Nếu trẻ có các biểu hiện như ho, sốt, sổ mũi,...nên cho bé đi khám, không nên tự ý mua thuốc hoặc chủ quan để bé tự khỏi.