Trẻ bị sốt xuất huyết có biểu hiện gì?

Linh San - Ngày 28/05/2022 14:00 PM (GMT+7)

Trẻ bị sốt xuất huyết có biểu hiện gì? Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể không dễ nhận biết vì chúng có thể xuất hiện giống như các bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ nhỏ.

Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút Dengue gây ra, do muỗi vằn Aedes bị bệnh truyền sang người. Có 4 kiểu huyết thanh vi rút sốt xuất huyết (tức là các nhóm cùng loài) - DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Sốt xuất huyết thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Hầu hết mọi người hồi phục sau khi bị nhiễm sốt xuất huyết mà không cần nhập viện.

Biểu hiện nhận biết a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/lam-me/sot-xuat-huyet-o-tre-em-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-c10a389779.htmlsốt xuất huyết ở trẻ/a sơ sinh và trẻ nhỏ không dễ dàng. (Ảnh minh họa)

Biểu hiện nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không dễ dàng. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường không có những biểu hiện rõ ràng nên chỉ đến khi phát bệnh thì cha mẹ mới tìm cách điều trị, đôi khi đã trở nên quá muộn.

Trong khi các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và những người lần đầu tiên mắc bệnh là nhẹ, trẻ lớn hơn, người lớn và những người đã từng bị nhiễm trùng trước đó có thể có các triệu chứng từ trung bình đến nặng.

Trẻ bị sốt xuất huyết có biểu hiện gì?

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường khởi phát bệnh với dấu hiệu sốt cao đột ngột, trước đó, phụ huynh sẽ thấy trẻ hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Thời gian sốt ở trẻ kéo dài từ 2-7 ngày, kèm theo đó là những biểu hiện da xung huyết, mặt đỏ bừng bừng, đau đầu, đau nhức cơ và đau khớp.

Ở một số trường hợp, trẻ có thể sẽ kèm theo viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, đau họng, nôn và buồn nôn. Với trẻ sơ sinh, có thể sẽ có kèm theo các biểu hiện như tiêu chảy hoặc ho sổ mũi. Trong thời điểm này, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu và khó có thể phân biệt với những loại nhiễm virus khác.

Tiếp theo, bệnh nhi có thể có những biểu hiện xuất huyết khác như: xuất hiện các chấm xuất huyết (những chấm đỏ không tự biến mất khi căng da), thường nằm tại cẳng chân, cẳng tay, ngực, nách, thắt lưng. Ngoài ra, các biểu hiện xuất huyết niêm mạc như chảy máu răng, chảy máu mũi, đi ngoài ra máu.

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường khởi phát bệnh với dấu hiệu sốt cao đột ngột. (Ảnh minh họa)

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường khởi phát bệnh với dấu hiệu sốt cao đột ngột. (Ảnh minh họa)

Với nữ giới tuổi dậy thì có thể xuất hiện kèm theo xuất huyết âm đạo. Những biểu hiện trên ít xảy ra vào những ngày đầu. Gan có thể sẽ to sau vài ngày. Nếu như đến bệnh viện và xét nghiệm công thức máu ở thời gian này, kết quả sẽ cho thấy giảm bạch cầu, đó chính là dấu hiệu cảnh báo dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết Dengue.

Bắt đầu từ ngày 3-7 khi có bệnh, trẻ sẽ bắt đầu hạ sốt khoảng từ 37,5-38,5 độ C hoặc thấp hơn, một số trẻ xuất hiện thêm các dấu hiệu cảnh báo khác như mệt mỏi, lừ đừ, nôn ói, gan to, xuất huyết niêm mạc hoặc một số trường hợp diễn tiến đến sốc xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được.

Tất cả những biểu hiện này cần phải được nhập viện và tuân thủ theo sự chỉ định của các bác sĩ. Nếu như để tình trạng bị sốc kéo dài, bé có thể sẽ bị tổn thương tại nhiều cơ quan, thậm chí là gây tử vong.

Một số trẻ vào thời điểm ngày 6,7 của bệnh, bắt đầu phục hồi, ăn uống tốt, đặc biệt xuất hiện những mẩn ngứa ở tay chân, khiến phụ huynh lo lắng nhưng theo các bác sĩ giải thích, đây là giai đoạn đang phục hồi.

Phương pháp điều trị khi trẻ em bị sốt xuất huyết

Không có thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống vi rút để điều trị bệnh sốt xuất huyết. Điều trị bằng cách nghỉ ngơi và tái khám chặt chẽ với bác sĩ để theo dõi tình trạng của bé. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết là:

- Thay thế chất lỏng & chất điện giải: Uống nhiều chất lỏng (ví dụ như nước lọc, nước điện giải, nước hoa quả và súp) để duy trì hydrat hóa. Đảm bảo lượng nước tiểu tốt đi qua mỗi ngày (khoảng 1 đến 2 lít mỗi ngày) để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Phòng ngừa sốt xuất huyết là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ. (Ảnh minh họa)

Phòng ngừa sốt xuất huyết là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ. (Ảnh minh họa)

- Giảm triệu chứng và kiểm soát sốt:

+ Thuốc giảm đau (ví dụ như paracetamol) để giảm đau và kiểm soát cơn sốt.

+ Thuốc cũng có thể được kê đơn để điều trị buồn nôn, nôn và ngứa. Phát ban thường sẽ hết trong 2 đến 3 tuần.

+ Tránh dùng aspirin và các loại thuốc chống viêm khác như Brufen (ibuprofen), Voltaren (diclofenac), Synflex (naproxen) hoặc Ponstan (axit mefenamic) vì chúng có thể gây loét dạ dày và chảy máu sau đó, và làm trầm trọng thêm chức năng tiểu cầu.

- Phòng ngừa và kiểm soát chảy máu:

+ Để trẻ nghỉ ngơi trên giường, giảm nguy cơ té ngã và chấn thương để ngăn chảy máu không cần thiết

+ Không được tự ý sử dụng thuốc để tiêm cho trẻ.

+ Nếu bé bị chảy máu, bầm tím hoặc sưng tấy, hãy gọi điện tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Trong tất cả các trường hợp nhiễm bệnh sốt xuất huyết, cần cố gắng giữ cho trẻ bị nhiễm bệnh không bị muỗi đốt. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lây lan sang người khác.

Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?
Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu? Sốt xuất huyết là một trong những bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, xuất hiện vào mưa ở môi trường...

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sốt xuất huyết