Chất liệu nâng mũi từng được quảng cáo với những ưu điểm vượt trội với giá thành đắt đỏ đó liệu có phải là sự lựa chọn tốt nhất cho các chị em làm đẹp?
Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa 2, Trưởng Khoa - Khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang
Nâng mũi vẫn luôn là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng. Theo Ths. BSCK2 Cao Ngọc Duy (Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Thẩm mỹ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang), nâng mũi là một thủ thuật thẩm mỹ thay đổi và tái tạo mũi. Bác sĩ sẽ cân chỉnh lại mũi sao cho phù hợp với khuôn mặt, giúp nhan sắc hài hòa, thanh thoát hơn. Không chỉ phục vụ nhu cầu làm đẹp, nâng mũi còn được y học dùng để cải thiện các vấn đề về hô hấp hoặc chỉnh sửa những dị dạng do chấn thương và dị tật bẩm sinh.
Các xu hướng thẩm mỹ cũng mang vẻ đẹp và tính cập nhật hiện đại như mốt thời trang. Chính vì cung nhiều nên cũng đang có nhiều vấn đề bất cập xảy ra.
Thời gian qua đã và đang có không ít trường hợp gặp phải nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tới sức khỏe do phẫu thuật ở những cơ sở kém chất lượng. Nhẹ thì viêm nhiễm, đầu mũi bóng đỏ, lộ sụn… còn nặng thì hoại tử và nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Do đó, tại các phòng khám của bệnh viện uy tín, các case chỉnh sửa, nâng cấp mũi ngày càng tăng.
Ngày nay có nhiều chị em đã có cái nhìn nghiêm túc về thẩm mỹ nói chung và nâng mũi nói riêng. Nhiều người từ tiêm filler mũi hay nâng mũi chỉ đã quyết định tiêm tan, tháo chỉ để thẩm mỹ với chất liệu độn. Là chuyên gia đầu ngành, ThS.Bs Cao Ngọc Duy đánh giá như thế nào về việc này?
Những năm trước, khi nói đến phẫu thuật nâng mũi, mọi người còn e dè, sợ đau, sợ hậu phẫu sưng tím, sợ dị ứng chất liệu… Vì có quá nhiều nỗi sợ nên mọi người tìm đến những cách dễ dàng hơn để làm cao sống mũi như tiêm filler, cấy chỉ (thường thì không đau và không sưng tím).
Việc phải nâng cấp mũi từ chất liệu khác này có khó khăn và phức tạp hơn việc sửa lại mũi đã từng nâng silicone trước đó?
Việc tháo chỉ nâng mũi, làm sạch chỉ hay làm sạch filler trước khi nâng mũi rất quan trọng, phải làm cẩn thận để sạch tối đa, không được sót thì hiệu quả phẫu thuật mới cao. Bên cạnh đó, bác sĩ phải làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương vùng mũi khi làm sạch chỉ hay filler. Việc làm sạch chỉ hay filler nhiều khi mất công hơn là sửa 1 ca mũi đã nâng rồi tháo mũi cũ và sửa lại.
Bác sĩ có thể chia sẻ case khó nhằn mình đã từng thực hiện?
Vì gần đây cấy chỉ mũi và tiêm filler mũi hay được làm ở những cơ sở spa không uy tín, không phải bác sĩ nên việc cấy chỉ sai quy tắc dẫn đến việc tháo chỉ làm sạch chỉ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Tôi đã sửa không ít những case như vậy. Thời gian có thể tốn gấp đôi so với ca sửa mũi khác.
Việc thực hiện tháo dỡ mũi cũ đó có cần thời gian nghỉ dưỡng rồi mới đưa chất liệu nâng độn vào không?
Dân tình vẫn đang truyền tai nhau thông tin nâng mũi cấu trúc khó có thể sửa được, điều này có đúng không ạ? Liệu bán cấu trúc thì sao?
Tin liên quan
Những mẫu tóc này đã bùng nổ vào năm 2024 và năm 2025 có thể sẽ vẫn còn sức hút.
Tin bài cùng chủ đề Làm đẹp cùng chuyên gia
Dù có cách biệt lớn về mặt tuổi tác nhưng nữ kiện tướng dnancesport được khen ngợi ngày càng trẻ trung hơn cả ông xã Phan Hiển.