Nguyên tác Tiếng Sét Trong Mưa: Táo bạo và "xôi thịt", khán giả cãi nhau suốt 80 năm

Ngày 31/10/2019 13:00 PM (GMT+7)

Với nội dung táo bạo, thách thức kiểm duyệt, Tiếng Sét Trong Mưa bản gốc đem tới nhiều tranh cãi trong suốt 80 năm.

Phim truyền hình Tiếng Sét Trong Mưa được chuyển thể từ tác phẩm kịch Lôi Vũ của tác giả Tào Ngu với sự tham gia của những gương mặt quen thuộc Oanh Kiều, Nhật Kim Anh, Cao Minh Đạt thu hút được nhiều sự quan tâm của khán giả. Tuy nhiên, những phiên bản Tiếng Sét Trong Mưa của Trung lại gây ra nhiều tranh cãi bởi bản thì tức cười, bản lại quá "xôi thịt" và táo bạo.

Nguyên tác Tiếng Sét Trong Mưa: Táo bạo và amp;#34;xôi thịtamp;#34;, khán giả cãi nhau suốt 80 năm - 1

Nguyên tác kịch Lôi Vũ được ra mắt vào năm 1934.

Lôi Vũ kể về bi kịch của một gia đình tư sản nặng tư tưởng phong kiến tại Trung Quốc. Chu Phác Viên và Thị Bình yêu nhau say đắm, sinh được hai người con, nhưng vì sức ép gia thế, Chu Phác Viên bỏ đi cưới một người vợ môn đăng hộ đối. Thị Bình vì đau khổ ôm người con thứ hai là Đại Hải đi lang bạt, còn người con trai lớn thì được Chu gia giữ lại nuôi.

Sau này, Thị Bình tái giá vào nhà họ Lỗ và có một người con gái tên là Tứ Phượng. Ông trời trêu ngươi, nhiều năm sau, Tứ Phượng vào Chu gia làm người hầu, Chu Bình đem lòng yêu Tứ Phượng mà không biết đây là em gái cùng mẹ khác cha của mình. Chu gia và Lỗ gia từ đây ngập tràn sóng gió. 

Nguyên tác Tiếng Sét Trong Mưa: Táo bạo và amp;#34;xôi thịtamp;#34;, khán giả cãi nhau suốt 80 năm - 2

Với nội dung hấp dẫn, vạch trần những mặt tối của xã hội giai đoạn trước năm 1925 cùng cách sử dụng từ ngữ sắc bén, ý thức thâm sâu, kịch Lôi Vũ đã tạo tiếng vang lớn, được biểu diễn hơn 500 lần ở nhiều sân khấu và phiên dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Tác phẩm cũng được chuyển thể nhiều lần dưới dạng phim điện ảnh, phim truyền hình.

Nguyên tác Tiếng Sét Trong Mưa: Táo bạo và amp;#34;xôi thịtamp;#34;, khán giả cãi nhau suốt 80 năm - 3

Có ai nhận ra Lý Tiểu Long trong phiên bản chuyển thể của Hồng Kông năm 1957?

Phiên bản điện ảnh đầu tiên tại Đại Lục của Lôi Vũ được ra mắt vào năm 1984 do Tôn Đạo Lâm làm đạo diễn. Là bản chuyển thể đầu tiên, tác phẩm của Tôn Đạo Lâm gặp không ít khó khăn bởi lẽ khán giả đã quá quen thuộc với nguyên tác, khó mà có sự sáng tạo. Sau đó, ông tìm gặp Tào Ngu để được tư vấn. Tác phẩm này thuộc vào hàng kinh điển, được đánh giá 7.8 sao trên douban, đây là một số điểm khá cao.

Tuy nhiên, do cách biệt thời đại, nhiều khán giả cho rằng: “Phiên bản của Tôn Đạo Lâm có nhiều cố gắng nhưng do nguyên tác mang đậm tinh thần hí kịch Trung Hoa nên điện ảnh khó lòng mà chuyển tải hết. Nhân vật vẫn còn cứng ngắc, xem bi kịch mà không thể nhịn cười”.

Nguyên tác Tiếng Sét Trong Mưa: Táo bạo và amp;#34;xôi thịtamp;#34;, khán giả cãi nhau suốt 80 năm - 4

Sau Tôn Đạo Lâm, năm 1996, nữ đạo diễn tài ba Lý Thiếu Hồng cũng thực hiện một phiên bản truyền hình của Lôi Vũ. Phim có sự góp mặt của các diễn viên như Vương Cơ, Quy Á Lôi, Triệu Văn Tuyên… Tác phẩm nhận được sự hoan nghênh từ đông đảo khán giả với số điểm 8.1 trên trang douban. Các diễn viên tham gia được khen ngợi vì ngoại hình phù hợp như đo ni đóng giày, đặc biệt vai Tứ Phượng của Điền Hải Dung được nhiều người yêu mến.

Tuy nhiên, nếu như trong nguyên tác, cuối cùng Chu Bình (Triệu Văn Tuyên) tự sát chết thì Chu Bình bản 1996 lại sống, khiến cho không ít khán giả bất bình: “Kẻ không thể không chết mà cuối cùng lại sống, tức muốn chết”.

Nguyên tác Tiếng Sét Trong Mưa: Táo bạo và amp;#34;xôi thịtamp;#34;, khán giả cãi nhau suốt 80 năm - 5

 Dù được khen đẹp trai, Chu Bình của Triệu Văn Tuyên vẫn bị khán giả đánh giá là “đáng chết”

Bên cạnh hai tác phẩm điện ảnh được cải biên trực tiếp, Lôi Vũ còn có một phiên bản điện ảnh rất nổi tiếng khác là Hoàng Kim Giáp. Đây là một phim võ thuật kết hợp tâm lý xã hội của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.

Phim lấy bối cảnh thời Hậu Đường thuộc Ngũ Đại Thập Quốc, khắc họa một vương triều hào nhoáng nhưng giả tạo, ẩn giấu sau màu vàng chói lóa của vật chất là những nhân vật đấu tranh với sự cô độc. Tuy lấy ý tưởng dựa trên vở kịch Lôi Vũ nhưng tác phẩm của Trương Nghệ Mưu lại có hướng phát triển nội dung rất khác.

Nguyên tác Tiếng Sét Trong Mưa: Táo bạo và amp;#34;xôi thịtamp;#34;, khán giả cãi nhau suốt 80 năm - 6

Hoàng Kim Giáp cũng được lấy ý tưởng từ nguyên tác Lôi Vũ.

Hoàng đế (Châu Nhuận Phát) vì muốn tăng cường quyền lực, bày mưu hại người vợ đầu (Trần Cẩn) để lập công chúa Lương quốc (Củng Lợi) làm hoàng hậu. Người vợ đầu của đại vương gặp nạn không chết, mai danh ẩn tích rồi sau này gả cho Tương thái y (Nghê Đại Hồng).

Thái tử Nguyên Tường (Lưu Diệp), là con của hoàng đế và người vợ đầu, tư thông với hoàng hậu bị hoàng đế phát hiện. Hoàng đế vì trả thù, lệnh cho Tương thái y bỏ độc vào thuốc của hoàng hậu. Phát hiện ra mình bị đầu độc, hoàng hậu vẫn phải uống để tránh hoàng đế nghi ngờ, đồng thời thuyết phục nhị hoàng tử Nguyên Kiệt (Châu Kiệt Luân) dẫn quân mưu phản, bức hoàng đế thoái vị.

Nguyên tác Tiếng Sét Trong Mưa: Táo bạo và amp;#34;xôi thịtamp;#34;, khán giả cãi nhau suốt 80 năm - 7

Thái tử Nguyên Tường không chỉ vụng trộm cùng hoàng hậu mà còn qua lại với con gái của Tương thái y là Tương Thiền (Lý Mạn). Chuyện tình của hai người bị phát giác, Tương Thiền và mẹ bị hoàng đế đuổi giết.

Nhị hoàng tử Nguyên Kiệt dẫn binh tấn công hoàng cung, bị thái tử mật báo với đại vương nên khởi binh thất bại, Nguyên Kiệt tự vẫn. Hoàng hậu thương tâm, cũng uống thuốc độc mà chết. Tam thái tử Nguyên Thành (Tần Tuấn Kiệt) nhân cơ hội triều đình đại loạn, ám sát thái tử, mưu đồ bức vua thoái vị nhưng lại bị mai phục, cuối cùng cũng bị hoàng đế giết chết. 

Tâm lý các nhân vật trong Hoàng Kim Giáp bị đẩy đến tột cùng khi hoàng đế đầu độc hoàng hậu, con giết cha, chồng giết vợ, em giết anh trai. Nếu như ở Lôi Vũ, mọi bi kịch đều dừng lại trong phạm vi hai gia tộc thì ở Hoàng Kim Giáp, đặt trong bối cảnh một triều đại với các nhân vật ở ngôi chí tôn thì đây lại là bi kịch của hàng trăm ngàn người.

Nguyên tác Tiếng Sét Trong Mưa: Táo bạo và amp;#34;xôi thịtamp;#34;, khán giả cãi nhau suốt 80 năm - 8

Nhiều người cho rằng Trương Nghệ Mưu muốn truyền tải thông điệp "gia đình, đạo đức là cốt lõi của xã hội, khi những giá trị này đổ vỡ sẽ dẫn tới không chỉ một gia đình bi kịch mà còn là một xã hội loạn lạc". 

Phim đạt được doanh thu phòng vé khủng vào năm 2006, cán đích 423 triệu nhân dân tệ trên toàn cầu. Tuy nhiên, giống với vương triều hoàng kim trong tác phẩm, chính Hoàng Kim Giáp cũng bị chỉ trích là chỉ có vỏ hào nhoáng mà nội dung lại rỗng. Một khán giả bình luận: “Xem xong phim không hiểu là muốn truyền đạt cái gì, chỉ thấy ngập mặt là ngực”.

Tiếng Sét Trong Mưa: Lộ thư tuyệt mệnh hận mẹ đã sinh ra một quái thai của Khải Duy
Bức thư tuyệt mệnh được cho là của Khải Duy (Cao Minh Đạt) viết gửi mẹ - bà Hội (NSƯT Diệu Đức) trước khi bị xử tử hình trong phim Tiếng Sét Trong Mưa...
Thu Hoàng
Nguồn: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiếng sét trong mưa