Màu xanh lá sẽ giúp không gian bếp trở nên mát mẻ, tạo cảm giác thư giãn và thúc đẩy tương sinh cho căn bếp.
Nhà bếp không chỉ là không gian nấu nướng mà còn là góc giúp gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Với nhiều bạn, bếp chính là trái tim của ngôi nhà, là nơi thắp lửa hạnh phúc.
Bếp là nơi các thành viên trong gia đình cảm nhận tình yêu thương, sự quan tâm của mọi người thông qua những bữa ăn ngon miệng và ấm cúng. Vì vậy, bạn nên xây dựng và thiết kế nhà bếp sao cho thẩm mỹ, tiện nghi. Những vẫn đảm bảo được các yếu tố phong thủy.
1. Vị trí bếp “tọa hung hướng cát” là tốt nhất
Theo phong thủy, hướng đặt bếp phải hợp với cung và bổn mạng. Đặt bếp “tọa hung hướng cát” (có nghĩa là đặt bếp quay lưng với hướng xấu và hướng bếp ra cung cát) là vị trí tốt nhất. Bếp nấu đặt ở hướng lành để có thể trấn áp được luồng khí hung, và thu hút được khí lành. Như vậy sẽ giúp cho tài lộc của chủ nhà luôn hưng vượng.
Đặt bếp quay lưng với hướng xấu để đốt hiểm họa xấu cho gia chủ. Còn hướng cát hướng ra phương hướng tốt tạo nguồn năng lượng tốt, sức khỏe và tài lộc cho gia đình.
2. Lửa nước tránh đặt gần nhau
Hỏa khí của bếp nấu và thủy khí của hệ thống nước trong nhà bếp vốn xung khắc với nhau. Vì thế, khi thiết kế, bếp nấu và vòi nước không nên đặt cạnh nhau.
Theo ý nghĩa đó, bếp nấu và tủ lạnh cũng không nên đặt cạnh nhau. Cần tuyệt đối tránh thế bếp nấu bị kẹt giữa hai yếu tố thủy như vòi nước, tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa bát...
Thủy hỏa bất tương dung cũng xảy ra khi bếp đặt trên bể nước, bể phốt hoặc gần nhà vệ sinh. Nếu điều kiện không gian cho phép, chúng ta hãy tránh các thế này.
Đối với các gia chủ không gian hạn hẹp không thể thay đổi thì có thể dùng phương pháp hóa giải của phong thuỷ Chính Phái.
3. Tránh gió để được tụ khí
Nguyên tắc phong thủy nhà ở cho rằng khi bố trí bếp trong nhà ở phải đảm bảo yếu tố "tàng phong tụ khí" (tức phải tránh gió để được tụ khí). Do đó khi thiết nhà bếp cần tránh các hướng bị gió thốc.
Với ý nghĩa đó, nhà bếp nên được bố trí ở phía sau ngôi nhà, cách cửa chính càng xa càng tốt vì cửa chính là nơi không khí lưu động khiến khí bị tán chứ không tụ lại được.
Tuy nhiên không vì thế mà thiết kế phòng bếp bị đóng kín vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới vận thế của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình.
Bếp cần có ít nhất một mặt thoáng, giúp căn phòng thông thoáng, sạch sẽ. Khi thiết kế, cần tránh các hướng gió lùa là được.
4. Màu sắc bếp
Theo phong thủy, nhà bếp mang tính Hỏa. Vì thế, màu sắc thuộc hành Mộc như màu xanh lá cây sẽ là lựa chọn phù hợp nhất (Mộc sinh Hỏa). Màu xanh lá sẽ giúp không gian bếp trở nên mát mẻ, tạo cảm giác thư giãn và thúc đẩy tương sinh cho căn bếp. Nếu bạn lỡ chọn màu sắc khác cho gian bếp thì có thể bố trí một vài chậu cây cảnh trong căn bếp để trung hòa.
Ngoài màu xanh lá thì gam màu trắng cũng là màu sắc được ưa chuộng cho gian bếp bởi nó mang lại sự sang trọng. Màu trắng dễ dàng phù hợp với bất kỳ không gian nào, nó giúp kích thích các giác quan, tạo cảm giác hào hứng mỗi khi vào bếp.