Tác giả Khương Diệp Anh: "Tôi không thích được tặng sách vì tôn trọng chất xám của tác giả!"

Tiểu Minh - Ngày 12/04/2023 17:15 PM (GMT+7)

Là tác giả 3 cuốn sách đã xuất bản, đồng thời đang công tác trong lĩnh vực báo chí và biên kịch phim truyền hình, Khương Diệp Anh chia sẻ về quan điểm nên tặng sách và nhận sách tặng hay không.

Cuốn sách thứ 2 về chủ đề thiếu nhi với đề tài tuổi dậy thì của tác giả Khương Diệp Anh mang tên Đời bất thường của một đứa "bềnh thường" là cuốn nhật ký của teen với văn phong hài hước, đậm chất "teen code" - những ngôn ngữ, cách nói đặc trưng của tuổi "dở hơi".

Khương Diệp Anh cho biết, chị ra cuốn sách này để tặng những cô bé ở độ tuổi "ẩm ương". Đồng thời, tác giả cũng hy vọng đây là một cuốn nhật ký mở mà bất cứ vị phụ huynh nào đang có con ở độ tuổi dậy cũng có thể đọc, để hiểu và đồng hành với con đi qua giai đoạn nhạy cảm này.

Bìa cuốn sách mới ra mắt của tác giả Khương Diệp Anh.

Bìa cuốn sách mới ra mắt của tác giả Khương Diệp Anh.

Chia sẻ về văn hóa đọc và tặng sách nhân dịp ra mắt cuốn sách mới, nữ nhà báo cho biết: "Bạn bè của mình đều là những người theo nghề viết, là những tác giả nổi tiếng và tác phẩm của họ cũng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trừ những trường hợp đột ngột được tặng thì mình sẽ nhận với lòng cảm kích, bởi mình rất thích đọc sách, còn lại thì mình hay ủng hộ tác giả bằng cách mua sách của họ trên các kênh phân phối chính thức hoặc các nhà sách chính hãng, thay vì muốn họ tặng".

Chia sẻ về lý do không thích được tặng sách, nữ tác giả 8X cho biết chị tôn trọng chất xám của tác giả, sách là sản phẩm hàng hóa tinh thần và có đặc thù riêng. Hơn nữa, nhu cầu đọc sách càng ngày càng thu hẹp do độc giả có nhiều sự lựa chọn để giải trí hơn, dù sách mang lại nhiều giá trị tích cực về tinh thần. Việc xuất bản sách của một tác giả trẻ hoặc ít tên tuổi sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận độc giả, vì thế hành động mua sách thật của tác giả chính là cách ủng hộ thiết thực nhất, để họ có thể duy trì đam mê viết của mình.

Ngoài ra, nữ nhà văn còn có sở thích mua sách về đọc và lưu trữ những đầu sách mà mình lựa chọn: "Việc được tặng sách đúng tác giả hoặc thể loại mình thích thì rất vui, tuy nhiên không phải ai cũng rành về gu đọc sách của mình. Vì thế, vài lần các bạn chơi biết mình hay đọc sách có mua tặng, nhưng những đầu sách đó không phù hợp với mình, như thế rất lãng phí. Mà mình lại vẫn vừa áy náy vì không đọc vào, vừa biết ơn vì họ phải yêu quý mình họ mới tặng".

Nhà văn, nhà báo Khương Diệp Anh.

Nhà văn, nhà báo Khương Diệp Anh.

Với câu hỏi: "Không thích được tặng sách, vậy chị có hay tặng sách cho người khác không?", Khương Diệp Anh chia sẻ có 2 nhóm người mình sẽ tặng sách. Một là nhóm các em bé khó hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao, hai là những người bạn lớn, bạn nhỏ rất thân và thích đọc sách. Do những cuốn sách của chị viết có nhóm độc giả đặc thù nên nếu tặng không đúng người cần đọc, thích đọc thì sẽ rất phí phạm.

Xoay quanh chủ đề về sách, khi được hỏi: "Chị sẽ cảm thấy thế nào nếu nhìn thấy sách của mình ở cửa hàng đồng nát?", nữ nhà báo chia sẻ: "Mình thấy việc đó rất bình thường. Ngày còn nhỏ mình hay ra tiệm sách cũ để mua sách đọc, sau đó mua về để cho thuê lại. Với mình, một sản phẩm có thể luân chuyển theo kiểu 'cũ người mới ta' là một sản phẩm có vòng đời sử dụng hữu ích. Như quần áo second hand chẳng hạn, có nhiều lý do để người mặc thanh lý vì đơn giản là người ta không thích nữa hoặc người ta nhiều đồ, lại không muốn vứt đi phí phạm thì sẽ thanh lý.

Về cảm xúc khi thấy dòng đề tặng của mình dành cho ai đó, ví dụ là người thân thiết trong cuốn sách ở cửa hàng đồng nát thì mình cũng thấy bình thường. Điều đó chứng tỏ chúng ta đã tặng nhầm (cười), mà nhầm thì lần sau ghi nhớ để không tặng nữa. Đừng kịch tính hóa cảm xúc của mình lên rồi tự làm mình tổn thương, cũng đừng nghĩ người nhận cuốn sách đó coi mình không ra gì nên mới vứt món quà mình tặng. Sao mình không nghĩ ngược lại là mình chưa đủ tinh tế để nhìn ra người nhận không thích món quà đó nhỉ? (cuời)".

Là người có thói quen đọc sách từ nhỏ, Khương Diệp Anh vẫn duy trì văn hóa đọc cho đến hiện tại. Chị không phải là người quá kén sách, nhưng do tính cách và đặc thù công việc nên hay lựa chọn sách văn học, truyện tranh, phê bình lí luận để làm dày vốn kiến thức của mình.

Là người có thói quen đọc sách từ nhỏ, Khương Diệp Anh vẫn duy trì văn hóa đọc cho đến hiện tại. Chị không phải là người quá "kén sách", nhưng do tính cách và đặc thù công việc nên hay lựa chọn sách văn học, truyện tranh, phê bình lí luận để làm dày vốn kiến thức của mình.

Miền Tây du hí: Tuyển tập truyện ngắn song ngữ về 10 ngày sống tự lập xa nhà của 13 bạn trẻ
"Miền Tây du hí" là tuyển tập 11 truyện ngắn song ngữ được ghi lại chân thực qua góc nhìn cuộc sống của 11 bạn trẻ thanh thiếu niên tuổi từ 14-16 trên hành trình khám phá miền Tây.

Tiểu Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sau thành công của bộ sách truyện Wolfoo đầu tiên được ra mắt tại thị trường Việt Nam, sói nhỏ sẽ được phát triển xuất bản phẩm, cung ứng...

Tin bài cùng chủ đề Điểm sách mới