Tò mò với vai diễn kinh dị đầu tay của NSƯT Phú Đôn

Hồng Trần - Ngày 29/09/2023 11:52 AM (GMT+7)

"Tết ở làng Địa Ngục" vừa hé lộ dàn nhân vật với những vai trò đặc biệt.

Tháng 10 tới, series kinh dị Việt Nam mang tên Tết ở làng Địa Ngục sẽ ra mắt khán giả. Bộ phim do đạo diễn Trần Hữu Tấn thực hiện, lấy bối cảnh tại vùng rừng núi Hà Giang, chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ăn khách cùng tên từng "gây sốt" trong năm 2022.

Tết ở làng Địa Ngục xoay quanh những vụ án ám ảnh kinh hoàng xảy ra tại làng Địa Ngục, nơi tương truyền là điểm cư ngụ của hậu duệ băng cướp khét tiếng một thời. Sau khi gây ra hàng loạt tội ác tày trời, những kẻ cướp chọn mai danh ẩn tích ở một ngôi làng xa vắng, nằm ẩn mình giữa vùng núi non hiểm trở. Thời gian dần trôi, những hậu duệ của băng cướp năm xưa ra đời, sống êm đềm trong ngôi làng nhỏ. Bỗng một ngày nọ, những cái chết lần lượt xảy ra, ám ảnh dân làng. Liệu có phải đây là sự trả giá cho nghiệp chướng từ tội ác tổ tiên họ để lại năm xưa, hay là âm mưu thâm độc của một kẻ phản bội?

Tò mò với vai diễn kinh dị đầu tay của NSƯT Phú Đôn - 1

Tết ở làng Địa Ngục xoay quanh những vụ án ám ảnh kinh hoàng xảy ra tại một ngôi làng xa vắng, nằm ẩn mình giữa vùng núi non hiểm trở.

"Tết ở làng Địa Ngục" xoay quanh những vụ án ám ảnh kinh hoàng xảy ra tại một ngôi làng xa vắng, nằm ẩn mình giữa vùng núi non hiểm trở.

Xuyên suốt 12 tập phim là những vụ án khiến khán giả "nhức não" đi tìm câu trả lời về hung thủ thật sự, đan xen yếu tố kỳ bí đầy kịch tính, cuốn người xem vào câu chuyện không đoán được hồi kết. Ngoài kịch bản đầy hứa hẹn, Tết ở làng Địa Ngục càng thêm hấp dẫn khi có sự góp mặt của dàn diễn viên thực lực đến từ cả 2 miền Bắc - Nam. Loạt poster vừa được tung ra đã phần nào hé lộ danh tính cũng như diện mạo của các nhân vật. 

Lấy ý tưởng chính là hình ảnh hình nhân thế mạng, thông qua chiếc mặt nạ, từng nhân vật được bóc tách, để lộ một phần gương mặt với nhiều biểu cảm khác nhau. Poster phim như muốn thể hiện sự nhập nhằng, bí ẩn giữa thiện và ác diễn ra ở làng Địa Ngục. Cuối cùng, con người thật trong những chiếc mặt nạ đó là ai? Liệu rằng họ là những người tốt bị hãm hại hay chính là quỷ dữ?

Poster phim lấy ý tưởng chính là hình ảnh hình nhân thế mạng.

Poster phim lấy ý tưởng chính là hình ảnh hình nhân thế mạng.

Vai chính trong phim là ông Thập, người trưởng làng cương trực với tạo hình cổ trang xuất chúng, do diễn viên Quang Tuấn đảm nhiệm. Với tính tình hiền lành, chân phương, ông Thập luôn đau đáu về tội ác mà tổ tiên mình đã gây ra trong quá khứ nên thường xuyên giúp đỡ mọi người như một cách để tích đức. Ông cũng tin rằng việc làm này không chỉ giúp bản thân thanh thản, mà biết đâu sẽ còn mang đến phép màu, giúp vợ chồng ông đạt được ước mơ mong ngóng cả đời là có một mụn con. Quá khứ day dứt cùng với thực tại khó khăn khiến người đàn ông này trở nên lầm lì, ít nói, thường xuyên cảm thấy bất an.

Quang Tuấn khiến Thảo Trang - tác giả truyện gốc cảm thấy như đang gặp gỡ chính ông Thập trưởng làng bước ra từ những trang sách trong một lần ghé thăm bối cảnh phim với diễn xuất điềm đạm, gần gũi nhưng tinh tế.

Quang Tuấn khiến Thảo Trang - tác giả truyện gốc cảm thấy như đang gặp gỡ chính ông Thập trưởng làng bước ra từ những trang sách trong một lần ghé thăm bối cảnh phim với diễn xuất điềm đạm, gần gũi nhưng tinh tế.  

Nữ chính Thị Thập trong phim do nữ diễn viên Nguyên Thảo thể hiện. Cô quen thuộc với khán giả qua các vai hài, nổi tiếng nhất là vai Ba Lùi trong Gia đình cục súc. Đến với Tết ở làng Địa Ngục, Nguyên Thảo gây bất ngờ khi hoá thân xuất thần với một vai diễn đa màu sắc, cùng nhiều bước chuyển tâm lý dữ dội. Từ một người vợ hiền lành, nhẫn nhịn, chỉ biết nghe lời chồng, Thị Thập hứa hẹn sẽ khiến người xem ám ảnh.  

Khi nhập vai Thị Thập, Nguyên Thảo diễn xuất như lên đồng. Cô liên tục phải thay đổi cảm xúc, nét mặt với những biểu hiện dữ dội, dễ khiến khán giả thót tim.

Khi nhập vai Thị Thập, Nguyên Thảo diễn xuất như "lên đồng". Cô liên tục phải thay đổi cảm xúc, nét mặt với những biểu hiện dữ dội, dễ khiến khán giả thót tim. 

Tuyến nhân vật chính còn có diễn viên gạo cội màn ảnh nhỏ miền Bắc - NSƯT Phú Đôn. Để nhập vai lão ăn mày cụt chân, nam diễn viên phải giảm cân, nuôi râu tóc, để móng tay dài và mỗi ngày mất rất nhiều thời gian cho khâu hoá trang trước khi vào cảnh quay. Ngoại hình của Phú Đôn trong phim được tác giả truyện gốc đánh giá là vô cùng chính xác với hình dung của cô khi viết truyện.

Với vai ông lão ăn mày, Phú Đôn thường xuyên giúp đỡ làng Địa Ngục tìm cách thoát khỏi họa sát thân. Tuy nhiên, nhân vật này không gây thiện cảm với dân làng do thân phận, hành tung bí ẩn.

Với vai ông lão ăn mày, Phú Đôn thường xuyên giúp đỡ làng Địa Ngục tìm cách thoát khỏi họa sát thân. Tuy nhiên, nhân vật này không gây thiện cảm với dân làng do thân phận, hành tung bí ẩn.

Một "cây hài" khác góp mặt trong Tết ở làng Địa Ngục là Võ Tấn Phát, vào vai Tam Quỷ. Lần đầu đóng phim kinh dị, vai diễn của anh có tạo hình ấn tượng, mang lại tiếng cười nhẹ nhàng giữa những câu chuyện căng thẳng. Tam Quỷ có vóc dáng mảnh khảnh nhưng nhanh nhẹn và có sức mạnh không ngờ. 

Bề ngoài có vẻ hài hước, mồm miệng nhanh nhảu, thường tán dóc và kể chuyện ma để mua vui cho mọi người xung quanh, nhưng thực tế Tam Quỷ lại rất mau nước mắt và yếu đuối.

Bề ngoài có vẻ hài hước, mồm miệng nhanh nhảu, thường tán dóc và kể chuyện ma để mua vui cho mọi người xung quanh, nhưng thực tế Tam Quỷ lại rất mau nước mắt và yếu đuối.

Người cuối cùng, đóng vai trò dẫn dắt chính trong Tết ở làng Địa Ngục là Lan Phương - "tắc kè hoa" của màn ảnh Việt. Vừa rời khỏi vai cô con dâu nhí nhảnh trong Gia đình mình vui bất thình lình, Lan Phương đã hóa thân vào vai Thập Nương với nội tâm phức tạp, tâm trí mưu mô, tư duy sắc sảo. Đây là cột mốc đánh dấu lần đầu thử sức với thể loại kinh dị, đồng thời có thể xem là vai diễn nhiều "máu me" nhất trong sự nghiệp diễn xuất của nữ diễn viên.  

Trên phim trường, khi Lan Phương xuất hiện cùng lớp hóa trang, diễn thử một cảnh, tất cả thành viên đoàn làm phim đã phải lặng người trong phút chốc, để rồi vỡ oà, vỗ tay thật lớn. 

Đạo diễn Trần Hữu Tấn đã mất rất nhiều thời gian để phân tích, thuyết phục Lan Phương nhận vai. Lúc đó, nữ diễn viên đã có sự chần chừ, bởi đây là vai diễn lạ và khác biệt nhất mà cô từng đóng.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn đã mất rất nhiều thời gian để phân tích, thuyết phục Lan Phương nhận vai. Lúc đó, nữ diễn viên "đã có sự chần chừ", bởi đây là vai diễn "lạ và khác biệt nhất" mà cô từng đóng. 

Ngoài dàn diễn viên chính, Tết ở làng Địa Ngục còn hấp dẫn bởi sự góp mặt của những ngôi sao tài năng và nổi tiếng khác ở cả 2 miền Bắc - Nam như: NSƯT Văn Báu - diễn viên gạo cội từ series phim Cảnh sát hình sự, NSƯT Hạnh Thúy, NSND Ngọc Thư, NSƯT Chiều Xuân, nghệ sĩ Viết Liên cùng dàn diễn viên GenZ như Hải Nam, Đình Khang, Huỳnh Như Đan.

Tất cả đều lần đầu cùng nhau góp mặt trong một bộ phim kinh dị với nhiều nút thắt bất ngờ, dễ gây ám ảnh tâm lý với tạo hình đặc biệt. Thậm chí, NSƯT Hạnh Thúy ban đầu còn từ chối vai diễn vì quá sợ những cảnh kinh dị trong phim. Nhưng sau cùng, cô cũng nhận lời vì quá thích kịch bản của Tết ở làng Địa Ngục.

NSƯT Hạnh Thúy trong vai Thị Lam, ban đầu còn từ chối vai diễn vì sợ những cảnh kinh dị trong phim.

NSƯT Hạnh Thúy trong vai Thị Lam, ban đầu còn từ chối vai diễn vì sợ những cảnh kinh dị trong phim.

Tết ở làng Địa Ngục: Phim truyền hình kinh dị cổ trang Việt Nam đầu tiên khiến khán giả mất ngủ
Lần đầu tiên truyền hình Việt Nam có một tác phẩm kinh dị cổ trang, được chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách, với sự tham gia của dàn sao đa thế hệ từ...

Phim truyền hình

Theo Hồng Trần
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phim truyền hình