Khác với hình dung của nhiều người rằng cơm cữ chỉ đơn điệu với rau ngót, thịt nghệ, hội các mẹ sau sinh khoe mâm cơm cữ khiến người không chửa đẻ nhìn cũng phát thèm.
Mới đây trên 1 diễn đàn mạng, một sản phụ sau sinh khoe ảnh mâm cơm cữ với rau ngót nấu, thịt nghệ, trứng gà và thịt luộc của mình. Hiện bà mẹ này vừa sinh con trong tháng 10 nên đang ở cữ.
Sau khi khoe hình ảnh mâm cơm cữ kể trên, rất nhiều bà mẹ khác cũng cho biết, họ đang ở cữ và cũng đang ăn uống kiêng khem sau sinh. Nhiều chị em cho biết, ở cữ ngày nào cũng ăn thịt và cá nên nhìn mâm cơm cữ mà sợ luôn.
Một mẹ khác cũng chia sẻ: “Em ăn thịt nghệ và rau ngót tính đến hôm nay cũng được gần tháng rồi”.
Nhiều chị em khác thì kêu ca, chán ăn cơm cữ đến tận cổ nhưng sau sinh ăn uống chịu khó kiêng khem chút để sau này tốt cho bản thân và con mới sinh.
Bên cạnh đó, nhiều sản phụ đang nằm ổ cũng khoe những hình ảnh về mâm cơm cữ của mình do tự tay mẹ chồng hoặc anh xã chuẩn bị cho với rất nhiều món ngon như thịt gà luộc, thịt bò xào, canh rau và các loại hoa quả. Những mâm cơm cữ này vừa đơn giản mà lại đầy đủ dưỡng chất trong thời gian ở cữ sau sinh.
Mẹ bỉm sữa đồng loạt khoe cơm cữ của mình.
Một số sản phụ thì cho biết, nhìn cơm cữ ngon bao nhiêu cũng chẳng muốn ăn, chỉ thèm ăn bún riêu, mỳ cay, trà sữa, lẩu… nhưng cũng đành phải bóp mồm bóp miệng để đợi qua cữ.
Hiện chủ đề trên vẫn đang thu hút sự chú ý của dân mạng. Nhiều sản phụ khác cho rằng, cơm cữ dành cho mẹ sau sinh nên phải được nấu đa dạng các món ăn cũng như thay đổi liên tục giúp mẹ bỉm sữa ăn ngon miệng để có thể “nạp” đầy đủ năng lượng, dưỡng chất, có sữa nuôi em bé.
Theo kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa trải qua thời kỳ sinh nở thì khi nấu cơm cữ dành cho mẹ sau sinh chỉ cần lưu ý một số điểm sau:
Trong mâm cơm cữ là những thực phẩm chín và vắng bóng các thực phẩm gây mất sữa như dâu ta, ngọn bí đỏ, lá lốt, măng tre hay các loại thức ăn tái, sống, thức ăn nhanh, đồ muối chua, đồ hộp.
Nhiều mẹ sau sinh có kinh nghiệm cho biết, cơm cữ có 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản: đạm, tinh bột – đường, chất béo và chất xơ.
- Món ăn trong mâm cơm cữ cần có 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản: đạm, tinh bột – đường, chất béo và chất xơ.
- Tránh sử dụng những thực phẩm gây mất sữa như dâu ta, ngọn bí đỏ, lá lốt, măng tre hay các loại thức ăn tái, sống, thức ăn nhanh, đồ muối chua, đồ hộp.
- Không nên ăn mãi mấy món như trứng luộc, chân giò hầm, thịt rang, xôi nếp… khiến mẹ ám ảnh và có thể khiến con bị táo bón.
- Với những mẹ sinh mổ thì nên kiêng các món ăn như lòng trắng trứng, món ăn từ gạo nếp, rau muống… để nhanh lành sẹo.
Bà đẻ sau sinh nên ăn uống thế nào để chuẩn nhất?
Theo các bác sĩ dinh dưỡng và sản phụ khoa khuyến cáo, dù sản phụ sau sinh có thể ăn thoải mái 4 nhóm chất trên nhưng họ cũng đưa ra lời khuyên là: "Bà đẻ chỉ nên ăn các món ăn mềm, ấm và dễ tiêu hóa. 1-2 ngày đầu sau sinh nên ăn các loại thức ăn nhẹ như cháo, súp, mì, trứng gà… Có thể bổ sung thức ăn giàu năng lượng như canh gà, xương tuy nhiên không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và không tốt cho vết mổ lại thêm khó chịu".
Nói chung sản phụ sau sinh có thể ăn đa dạng các món ăn khi đường ruột đã hồi phục. Nhưng các bà đẻ vẫn tuyệt đối tránh thực phẩm cay nóng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa và sức khỏe của mẹ; không uống caffein vì có thể gây khó ngủ cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ; những hực phẩm chứa nhiều gia vị như tỏi, cà ri cũng nên loại bỏ vì chúng có thể tồn tại rất lâu trong sữa mẹ, làm trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí bỏ bú vài ngày.