4 lần sinh thường không tiêm giảm đau nhưng mẹ bỉm vượt cạn nhanh chóng, không đau dạ con sau sinh

Thảo Nguyên - Ngày 24/09/2023 13:30 PM (GMT+7)

8 năm với 4 lần sinh thường nhưng nhờ một vài bí quyết trong thai kỳ và sau sinh mà mẹ bỉm 30 tuổi này không hề phải tiêm một mũi giảm đau nào nhưng vẫn vượt cạn nhanh chóng.

4 lần mang bầu chỉ hạn chế đồ ngọt, làm lụng khỏe mạnh đến tận ngày sinh

Chị Dương Thị Thu Hiền, 30 tuổi hiện đang sinh sống ở Long Biên, Hà Nội cho biết 8 năm qua bản thân chị đã trải qua 4 lần sinh thường và lần nào cũng vượt cạn nhanh chóng.

Khi có bầu con đầu lòng hay những con dạ về sau, bản thân chị cũng không có bất cứ bí quyết nào. Hàng ngày chị chỉ ăn uống theo nhu cầu của bản thân nhưng luôn ý thức hạn chế sử dụng đồ ngọt. Cả 4 lần mang bầu chị đều tăng khoảng 20kg và con sinh ra đều đạt từ 2,9 - 3,5kg.

4 lần sinh thường đều không tiêm giảm đau nhưng mẹ bỉm vượt cạn nhanh chóng, không đau dạ con sau sinh. (Ảnh: NVCC)

4 lần sinh thường đều không tiêm giảm đau nhưng mẹ bỉm vượt cạn nhanh chóng, không đau dạ con sau sinh. (Ảnh: NVCC)

“Lần mang bầu con đầu lòng năm 2016, con sinh ở quê và nặng 2,9kg. Lần sinh con thứ 2 năm 2017 ở một bệnh viện bên Long Biên với cân nặng 3,1kg. Lần sinh con thứ 3 năm 2021 tại Phụ sản trung ương, con được 3,4kg. Và lần sinh con thứ 4 là năm 2023 cũng tại viện Phụ sản trung ương, bé sinh ra được 3,5kg”, chị Hiền kể lại.

Mẹ bầu này cho biết, cả 4 lần mang thai trộm vía chị không bị nghén, cộng thêm sức khỏe tốt nên chị vẫn vận động và làm việc nhẹ nhàng đến tận ngày sinh. Thậm chí sau sinh, mẹ bỉm chỉ ăn uống đa dạng dưỡng chất và bổ sung thuốc bổ đầy đủ, tinh thần thoải mái không cần kiêng cữ quá nên thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh chóng.

4 lần sinh con, mẹ bỉm không tiêm một mũi giảm đau nào vẫn vượt cạn nhanh chóng

Chị Hiền cho biết, lần sinh con đầu lòng ở quê, chị bị giảm ối nên được truyền kích đẻ khi chưa có cơn đau nào. Thế nhưng may mắn sau đó cuộc vượt cạn vẫn diễn ra nhanh chóng và an toàn.

Lần sinh con thứ 2 chị Hiền nhập viện khi đi khám định kỳ, bác sĩ thông báo đã mở được 1 phân nhưng chưa có cơn đau. Lần này chị lại được truyền kích đẻ. Dù trải qua quá trình chuyển dạ đau đớn nhưng chị vẫn không tiêm giảm đau.

3 công chúa nhà chị Hiền. (Ảnh: NVCC)

3 công chúa nhà chị Hiền. (Ảnh: NVCC)

Lần sinh con thứ 3, mẹ bỉm này sinh con đúng dịp dịch Covid-19 căng thẳng. Đi khám thai ở phòng khám bên ngoài, bác sĩ thông báo đã mở 2 phân nhưng chị Hiền chưa có cơn đau, chưa có cơn gò nên lại đi về. Khi có dấu hiệu ra máu báo chị mới nhập viện và được truyền kích đẻ vì không xuất hiện cơn gò nên sau đó cũng vượt cạn nhanh chóng.

Lần sinh con thứ 4 chị Hiền nhập viện khi có dấu hiệu chuyển dạ và cổ tử cung đã mở 7 cm. Lần này đến viện chị lên bàn đẻ luôn mà không kịp làm giấy tờ. Chỉ vài phút sau con đã cất tiếng khóc oe oe chào đời.

Theo bà mẹ 4 con này cho biết, sau 4 lần đẻ thường khỏe mạnh, chị tự rút ra được những kinh nghiệm sau:

- Khi rặn đẻ, ngoài làm theo hướng dẫn của bác sĩ và y tá, các chị em nhớ ghì chặt cổ xuống ngực như thế sẽ không mất sức và kéo dài được cơn rặn giúp em bé được sinh ra nhanh nhất.

- Mỗi lần sinh con, chị Hiền luôn đặt tiêu chí an toàn cho 2 mẹ con lên trên đầu nên ưu tiên chọn bệnh viện tuyến đầu để được đỡ sinh bởi bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn.

- Không quá ưu tiên sử dụng nhiều các dịch vụ trong và sau sinh. 1 phần vì kinh tế gia đình còn hạn chế 1 phần nữa bản thân mẹ bỉm thấy không thực sự cần thiết. Dù không tiêm giảm đau trong đẻ và sau sinh nhưng do sinh thường nên ngay nửa ngày sau sinh Hiền đã có thể dậy đi lại và tự vệ sinh cá nhân được.

Vợ chồng chị Hiền bên 4 con nhỏ. (Ảnh: NVCC)

Vợ chồng chị Hiền bên 4 con nhỏ. (Ảnh: NVCC)

- Sau khi sinh xong, chị Hiền sẽ ăn cháo để uống thuốc. Mẹ bỉm cho biết luôn uống nửa lon bò húc để giúp tự đi tiểu nhanh, không bí tiểu và ăn 2 quả trứng gà luộc giúp không đau dạ con. Có lẽ nhờ bí quyết này mà 4 lần sinh mẹ bỉm vẫn chưa biết đau dạ con là gì và chưa phải dùng 1 lần giảm đau nào kể cả lúc đẻ và sau đẻ.

- Nếu cố gắng sinh thường được, các chị em nên sinh thường để vừa hồi phục sau sinh nhanh chóng, vừa tiết kiệm được 1 khoản tiền kha khá.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều chỉnh chi phí sinh con: Giảm giá 10 triệu đồng gói đẻ dịch vụ
Từ ngày 15/8/2023, chi phí dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có sự điều chỉnh. Trong đó, sự điều chỉnh bảng giá các gói đẻ và mổ ở khu dịch vụ nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ bầu.

Cẩm nang đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cẩm nang đi đẻ