Dù chưa có nhiều dụng cụ hỗ trợ sinh như hiện nay nhưng thời xưa nhiều bà đỡ đã biết tới một cách đơn giản và hiệu quả giúp sản phụ vượt cạn an toàn.
Nếu như từng theo dõi các bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc, khi đến cảnh sinh nở, mọi người sẽ đều thấy có chi tiết thai phụ sinh con tại nhà và người nhà cấp tập mời bà đỡ đến hỗ trợ việc sinh nở.
Thông thường trong thời điểm ấy, bà đỡ thường giục người nhà sản phụ đun nước. Đặc biệt, lúc nào bên cạnh sản phụ cũng phải đặt ít nhất một chậu nước nóng.
Thời xưa thai phụ sinh con tại nhà và người nhà cấp tập mời bà đỡ đến hỗ trợ việc sinh nở (Ảnh minh họa)
Những cảnh quay trên không phải chỉ là chi tiết trong phim mà phản ánh cảnh sinh nở thời xưa, các bộ phim này đều dựa theo ghi chép về những thói quen sinh hoạt cũng như các tình huống có thực trong đời sống thời xưa.
Theo nhiều tài liệu còn ghi chép lại, do khoa học kỹ thuật chưa phát triển nhưng phụ nữ thời xưa sinh con nhất định phải có chậu nước nóng bên cạnh. Dù việc làm này đa phần dựa trên thói quen và kinh nghiệm của những người đi trước nhưng việc sử dụng nước nóng trong trường hợp này tuy đơn giản lại mang nhiều lợi ích thiết thực với sản phụ và em bé sơ sinh.
Bà đỡ thường giục người nhà sản phụ đun nước. Đặc biệt, lúc nào bên cạnh sản phụ cũng phải đặt ít nhất một chậu nước nóng đã được đun sôi. (Ảnh minh họa)
Những lợi ích của nước nóng đối với sản phụ khi sinh nở
1. Đun nước nóng để khử trùng dụng cụ sinh nở
Dù khoa học kỹ thuật chưa phát triển nhưng người xưa đã hiểu được tầm quan trọng của việc khử trùng trong y học, không chỉ khử trùng các cây kim trong châm cứu mà còn biết dùng nhiệt để khử trùng các dụng cụ khác.
Trong một ca đỡ đẻ, nhất thiết phải có nước sôi để khử trùng kéo – vật dùng để cắt dây rốn của trẻ sơ sinh sau khi ra khỏi bụng mẹ.
2. Nước đun sôi dùng để vệ sinh cho sản phụ không bị nhiễm lạnh
Suốt quá trình chuyển dạ tại nhà, người mẹ sẽ bị mất sức và ra nhiều mồ hôi, mất nhiều máu… nếu sử dụng nước lạnh để lau chùi sẽ dễ nhiễm lạnh, gây bệnh. Hơn nữa e ngại nguồn nước thời đó không đảm bảo độ tinh khiết nên người ta đun sôi lên để diệt vi khuẩn.
Ngoài ra, họ còn dùng nước nóng để lau chùi cơ thể cho bà đẻ, tẩy trùng đôi tay bà đỡ, giảm thiểu tối đa nhiễm trùng cho mẹ sau sinh.
3. Nước nóng để tắm cho bé sơ sinh khi chào đời
Để tránh trẻ sơ sinh bị nhiễm phong hàn do nước lạnh, các bà đỡ thời xưa cũng cần nước nóng để lau chùi sạch các vết máu, vết bẩn còn dính trên em bé khi vừa chào đời.
Để tránh cho trẻ sơ sinh bị nhiễm phong hàn do nước lạnh, các bà đỡ thời xưa cũng cần nước nóng để lau chùi sạch các vết máu, vết bẩn còn dính trên em bé khi vừa chào đời. (Ảnh minh họa)
4. Nước ấm giúp sản phụ dễ đẻ hơn
Dùng nước nóng không ngừng lau người cho sản phụ sẽ kích thích tử cung mở rộng, giúp sản phụ dễ dàng hơn trong việc sinh nở.
5. Đun nước nóng khiến căn phòng sản phụ sinh ấm áp
Hơi nóng của nước sẽ lan tỏa ra khắp căn phòng khiến căn phòng trở nên ấm áp hơn. Nhất là trong điều kiện không có điều hòa nhiệt độ hay quạt sưởi như ngày nay thì đây là một cách rất hữu ích.