Dù mới kết hôn được 25 năm nhưng vợ chồng anh Long, chị Loan đã sinh tới 15 người con, trong đó, em bé nhất năm nay mới 3 tuổi.
Những ngày này, mạng xã hội đang xôn xao về trường hợp một gia đình ở Gia Lai sinh tới tận 15 người con dù mới kết hôn được 25 năm. Đó là câu chuyện của anh Siêu Long (52 tuổi) và chị Loan (46 tuổi), người dân tộc Gia Rai, ở thôn Plei Dung, xã La Hru, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Vợ chồng anh Long hiện đã lên chức ông bà ngoại, và người con lớn nhất năm nay 28 tuổi, con nhỏ nhất mới 3 tuổi.
Cả gia đình anh Long hiện đang sống trong một căn nhà cấp 4 lợp tôn xập xệ. Bên trong nhà hầu như không có đồ dùng nào giá trị. Cuộc sống khá khó khăn, cả nhà thậm chí không có đủ nước sạch để dùng. Các con của anh Long đều được đi học trường nội trú nhưng đến lớp 9 là nghỉ học. Hiện chỉ có 2 bé một lớp 3 và một lớp 1 là đang đi học. Một số người con khác thì đều đã đi làm.
Gia đình anh Long (áo vàng) và chị Loan (áo trắng) cũng các con nhỏ
15 lần sinh đều không đến bệnh viện
Mang thai và sinh con không phải hành trình đơn giản. Chị Loan vợ anh Long nói rằng vì không có tiền nên cả 15 lần đẻ con đều không đến bất cứ cơ sở y tế nào. 5 lần đầu tiên, mẹ là người đỡ đẻ cho chị Loan rồi sau khi bà qua đời thì chính anh Long trở thành “bà đỡ” cho vợ. Anh thường dùng dao lam để cắt rốn cho con rồi sau đó lấy dây buộc chặt lại.
Chị Loan không nhớ nổi năm sinh, tên của các con thì đứa nhớ đứa không: T’rơn, Chuê, Peo, Ruê, Đan, Ru, San, Si... Anh Long kể vợ từng nói sẽ không đẻ nữa kể từ khi đứa thứ 4 ra đời nhưng sau đó những đứa trẻ cứ nối tiếp nhau chào đời. Điều đặc biệt là họ đẻ nhiều không phải vì chủ đích hay thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản.
Anh Long là “bà đỡ”, từng đỡ đẻ cho vợ 10 lần.
Vợ anh Long từng uống thuốc tránh thai và đặt vòng nhưng cơ địa hãy ngủ riêng để tránh sinh thêm con nhưng ý anh thì lại muốn theo truyền thống. Vì từ thời ông bà anh đã nói với vợ chồng rằng không ngủ chung là chia tay luôn.
Đến hiện tại, quân số của nhà anh Long có lẽ sẽ dừng lại vì chị vợ nói đã quyết tâm triệt sản. Chị cũng khuyên con gái đừng nên đẻ nhiều vì quá vất vả.
Cuộc sống đông vui nhưng kèm theo đó cũng là sự thiếu thốn
Hiện tại vợ chồng anh Long chỉ có công việc làm nông hoặc đi phát rẫy, tra ngô cho người dân trong làng. Thu nhập của anh chị chỉ hơn 100 nghìn đồng mỗi ngày, rất khó để trang trải cuộc sống và cho những đứa trẻ được đầy đủ.
Căn nhà của anh không được chăm chút mà khá bừa bộn do phải kê rất nhiều giường mới đủ chỗ ngủ. Mỗi ngày, cả nhà anh ăn hết khoảng 24-27 lon gạo với thức ăn chỉ có đọt chuối nấu sắn, lá sắn xào. Thỉnh thoảng lắm mới có tiền, những lúc như vậy, anh chị mua thêm chút thịt đổi bữa cho con. Phần còn lại, anh mua sắm thêm nhu yếu phẩm còn quần áo hay đồ dùng học tập của các bé thì hầu hết đều là đi xin hoặc mặc lại của nhau.
Căn nhà có phần bừa bộn, xập xệ của chị Loan.
Dù khó khăn như vậy nhưng trộm vía là các con của anh Long, chị Loan đều khỏe mạnh, chẳng mấy khi ốm đau. Chúng cũng sống rất vui vẻ và nhường nhịn nhau. Đặc biệt, vợ chồng anh Long lại có suy nghĩ rất tân tiến, đó là dù nghèo đến đâu cũng vẫn cho con đi học, mong các con thoát nghèo.
Kể từ khi câu chuyện của anh Long chị Loan lên sóng, rất nhiều mạnh thường quân đã gửi những phần quà ý nghĩa, giúp anh chị trang trải một phần cuộc sống. Nhiều người tỏ ra cảm thông cho vợ chồng anh nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng trộm vía các lần sinh nở chị Loan và các con đều không bị nguy hiểm đến tính mạng. Bởi sinh con tại nhà mà không có sự giúp đỡ của y tế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Đẻ tại nhà dù được người có kinh nghiệm đến hỗ trợ thì vẫn có nguy cơ tử vong thai nhi và mẹ, tăng nguy cơ suy thai và bại não. Việc em bé được sinh và cắt dây rốn ở ngoại viện, không được tiêm uốn ván có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Sản phụ đẻ tại nhà có thể gặp phải trường hợp bị sót rau, rách tầng sinh môn, nhiễm khuẩn trong khi bé sơ sinh cũng cần được tiêm phòng để tránh nguy cơ mắc bệnh.