Đi sinh mẹ bầu chẳng cần phải mang quá nhiều vật dụng vì sẽ cồng kềnh quá khi vào viện, chỉ cần mang những đồ gọn nhẹ dưới đây đã có thể an tâm bước vào cuộc vượt cạn.
Mới đây, chị Quỳnh 29 tuổi ở Vĩnh Tuy, Hà Nội sau nhiều cân nhắc đã quyết định chọn Khoa phụ sản 2 - Bệnh viện Thanh Nhàn làm nơi sinh của mình.
Chị Quỳnh chia sẻ, khi đang đau đầu lựa chọn nơi sinh thì được 1 đồng nghiệp cùng công ty chia sẻ chuyến “vượt cạn” nhẹ nhàng tại viện Thanh Nhàn. Bởi thế, chị quyết định đến đây đăng ký hồ sơ sinh khi ở tuần 36.
“Khi vào viện làm hồ sơ sinh, mình càng yên tâm hơn vì nơi đây cũng được coi là 1 trong những bệnh viện thuộc nhóm bệnh viện hạng I của Hà Nội. Nhất là khoa sản phụ 2 có nhiều bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Đặc biệt, bệnh viện đã cải tạo lại các tòa nhà sang trọng, tiện nghi và và có công nghệ cắt laser để cắt dây rốn cho bé trong vòng 24 giờ sau sinh”, chị Quỳnh nhận xét.
=> Tìm hiểu thêm về cắt rốn bằng laser có lợi và hại như thế nào cho trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.
Rất nhiều sản phụ Hà Nội giờ chọn bệnh viện Thanh Nhàn làm nơi vượt cạn của mình.
Để đi đẻ tại đây theo chị Quỳnh tiết lộ mẹ bầu và người nhà không cần mang theo quá nhiều đồ dùng. Như bản thân chị chỉ mang các đồ dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
“Khi đi đẻ, hành trang của mình rất gọn gàng, đến nỗi người nhà cứ giục bảo hỏi lại bác sĩ xem đã đủ đồ chưa. Vì đồ đi sinh gọn như vậy nên từ trước ngày dự sinh khoảng 1 tháng, mình đã để sẵn trong 1 chiếc làn nhựa và chỉ việc xách đến viện khi có dấu hiệu chuyển dạ”.
Cụ thể những đồ vật mà chị Quỳnh mang theo khi đi đẻ:
Những đồ của bé:
- Quần áo mặc lúc ra viện (Khoa đã có quần áo cho bé khi ở viện).
- Bình sữa (Khoa đã có máy tiệt trùng, máy hâm sữa, nước nóng, nhiệt kế, máy vắt sữa).
- Sữa sơ sinh.
- Bỉm sơ sinh, giấy ướt.
- Nước muối nhỏ mắt/mũi, rơ lưỡi.
- Khăn sữa (dùng hàng ngày), chăn/chũn, khăn che (dùng khi ra viện).
- Băng rốn (24-48h sau sinh bé mới cắt rốn laze nên vẫn cần dùng).
Những đồ của mẹ:
- 1 bộ quần áo mặc lúc ra viện.
- 1 bịch bỉm người lớn.
- Tất chân, quần lót bầu hoặc quần lót giấy.
- Son môi, đồ vệ sinh cá nhân (viện cũng đã có đồ cá nhân dùng 1 lần).
- Giấy tờ (CCCD/CMT, ThẻBHYT, Sổ quản lý thai).
Để đi đẻ tại đây theo chị Quỳnh tiết lộ mẹ bầu và người nhà không cần mang theo quá nhiều đồ dùng.
Một số thủ tục hành chính khi thanh toán ra viện
Ngoài ra, mẹ bỉm Hà Nội này cũng lưu ý thêm cho các mẹ bầu sắp đi đẻ về những thủ tục hành chính sau khi sinh và thanh toán viện phí tại đây như:
“Các sản phụ sau khi thanh toán viện phí xong sẽ nhận về những giấy tờ sau từ bệnh viện:
- Giấy chứng sinh cho em bé (Đối với những sản phụ có CCCD gắn chíp đúng theo hộ khẩu của mình đang ở, nếu chưa có CCCD gắn chíp phải có giấy xác nhận địa chỉ hộ khẩu thường trú, mới viết được chứng sinh).
- Giấy ra viện.
- Giấy tiêm chủng của bé.
- Giấy chứng nhận phẫu thuật (Đối với những chị em mổ đẻ).
- Giấy hẹn khám lại.
- Đối với các sản phụ trong thời gian nằm viện chưa cung cấp được giấy tờ tuỳ thân để viết chứng sinh, sau khi ra viện tất cả thủ tục để viết giấy chứng sinh sau đấy các sản phụ phải xuống phòng công tác xã hội để làm thủ viết chứng sinh.
Vì thế sản phụ phải kiểm tra và giữ gìn cẩn thận nhé. Tuyệt đối đừng làm mất giấy chứng sinh, giấy ra viện của em bé vì sau về nhà còn đi làm giấy khai sinh cho con. Nếu kể mất giấy chứng sinh cho con, mẹ sẽ phải lên bệnh viện để xin cấp lại khá mất thời gian đi lại”, mẹ bỉm mách.