Mẹ 5 năm 4 lần sinh mổ, cả thanh xuân chỉ "ăn và đẻ", kinh tế đã có chồng lo

Ngày 14/08/2018 13:55 PM (GMT+7)

Mặc dù đã tìm hiểu kiến thức về việc sinh mổ để đảm bảo sức khỏe, không nên sinh mổ quá 2 lần và mỗi lần cách nhau 2-3 năm nhưng chị Võ Thu Giang đã liều lĩnh "dao kéo" tận 4 lần để có được những đứa bé đẹp tựa thiên thần.

Mang thai là điều hạnh phúc của các cặp vợ chồng nhưng cũng có nhiều lo lắng đi kèm, nhất là với những thai phụ đã có vết mổ cũ. Vậy nhưng, khi con đã tìm đến bên bố mẹ thì chẳng người cha người mẹ nào nỡ lòng rũ bỏ. Xuất phát từ suy nghĩ ấy mà bà mẹ trẻ Võ Thu Giang (29 tuổi - Hà Đông - Hà Nội) đã từng mạo hiểm sinh mổ tới 4 lần, sẵn sàng đối mặt với "cửa tử" để giữ con.  

Mẹ 5 năm 4 lần sinh mổ, cả thanh xuân chỉ amp;#34;ăn và đẻamp;#34;, kinh tế đã có chồng lo - 1

Bà mẹ trẻ Võ Thu Giang (29 tuổi - Hà Đông - Hà Nội) bên 3 thiên thần.

Dành cả thanh xuân để sinh nở, không kịp nghỉ ngơi

Nếu như những người phụ nữ khác dành cả tuổi trẻ để theo đuổi ước mơ, sự nghiệp thì bà mẹ Võ Thu Giang dành thanh xuân ấy để sinh nở và hưởng thụ hạnh phúc giản đơn bên người chồng cực kỳ tâm lý và 3 đứa con đẹp như tranh vẽ.

Chị Giang và chồng có một khởi đầu kém may mắn, sau khi bầu bé đầu vào năm 2012 thì chị gặp vấn đề về sức khỏe, phải nằm viện theo dõi vì mất quá nhiều máu. Tuy gia đình và bệnh viện đã cố gắng hết sức trong suốt 2 tuần điều trị nhưng bắt buộc phải mổ bắt con khi bé mới đang ở tuần thai thứ 28, vì không đủ cân nặng và tuần tuổi, bé đầu của anh chị đã không đủ duyên ở lại bên ba mẹ.

Một năm sau ngày xảy ra cú sốc tâm lý, phần cũng do nóng lòng có con, chị “thả” để có bầu. Chỉ trong vòng 3 năm liên tiếp sau đó chị đã có được 2 cô công chúa cùng một chàng hoàng tử.

Chị sinh bé Nhiên An năm 2014, lần lượt sau đó các bé Nhiên Anh (năm 2015) và một năm sau đó là bé Nhiên Ảnh (2016) chào đời.  Điều đặc biệt hơn cả, chính là cả 4 lần sinh của chị đều chỉ cách nhau khoảng 12 tháng và đều là sinh mổ. Nhìn cảnh đẻ liên tục, người ngoài không ít lần khuyên chị nên kế hoạch để tránh xảy ra nguy cơ tiềm ẩn.

Mẹ 5 năm 4 lần sinh mổ, cả thanh xuân chỉ amp;#34;ăn và đẻamp;#34;, kinh tế đã có chồng lo - 2

Vì sinh gần nhau nên các bé lớn ngang bằng.

Là người khá cẩn thận chị Giang không quên trang bị cho mình những kiến thức thai kỳ và sinh đẻ, trong đó có thông tin về việc sinh mổ để đảm bảo sức khỏe, các mẹ không nên sinh mổ quá 2 lần và mỗi lần cách nhau 2-3 năm. Thế nhưng, khi bé Nhiên An tròn 8 tháng, chị đi làm trở lại, vừa đi làm lại không lâu chị thấy có những dấu hiệu giống đang mang bầu nên mua que về thử thì phát hiện có thai.

Tâm trạng khó tả, vừa vui vừa lo vừa buồn. Chị cùng chồng đến bệnh viện để kiểm tra, nằm siêu âm và nghe anh chồng hỏi bác sĩ về việc, “Có sợ vỡ tử cung không”, “nếu sinh mổ sát nhau quá có ảnh hưởng gì không?”. Trong tình thế này, bác sĩ không quên cảnh báo về những nguy cơ xảy ra nếu nạo hút thai. Bởi vậy, anh chị quyết định để đẻ coi như ông trời cho thêm lộc.

“Khi bạn Nhiên An tròn 8 tháng, mình bắt đầu đi làm lại. Lên cơ quan mình suốt ngày buồn ngủ, mình nghi ngờ, chạy đi mua que thử nhưng vẫn tự tin là không có bầu được đâu. Ai ngờ thử lên 2 vạch nét căng. Dở khóc dở cười, mình đưa chồng xem và bảo giờ làm thế nào anh ơi. Lúc ấy đi siêu âm thai đã hơn 7 tuần. Mình nằm siêu âm nhưng vẫn nghe được cuộc nói chuyện của chồng mình và bác sỹ. Chồng mình cứ lo vết mổ có làm sao không? Có bị bục không?

Bác sĩ khuyên mình nên đi lại nhẹ nhàng, ăn uống bình thường, mỗi tháng qua kiểm tra một lần. Mình lên công ty viết đơn xin nghỉ tự túc. Thai kì lần này cũng nhẹ nhàng như trước đó. 1/4/2015 bé Nhiên Anh đòi ra gặp ba mẹ sớm, 37 tuần và bé được 3kg”, chị Giang kể lại.

Mẹ 5 năm 4 lần sinh mổ, cả thanh xuân chỉ amp;#34;ăn và đẻamp;#34;, kinh tế đã có chồng lo - 3

3 năm sinh nở được 3 thiên thần, tuy vất vả nhưng chị Giang luôn cảm thấy hạnh phúc.

Khi bé thứ 2 trong gia đình vừa trong 11 tháng cũng là lúc chị thấy trong người thèm ăn chua, biết con khá “mắn đẻ” mẹ chị liền hỏi về việc khả năng mang bầu đứa tiếp theo. Chị Giang cười trừ và nói “làm gì có chuyện đó”, thế nhưng chị vẫn mua que về thử cho yên tâm.

Nhìn que thử 2 vạch căng đét, chị vào nhà tắm ôm mặt khóc và không dám nói với mẹ, chỉ nhắn tin cho chồng. Trong lúc chị còn đang trong cơn bấn loạn, chồng chị chỉ đáp ngắn gọn duy nhất một câu “có bầu thì để đẻ, thêm con thêm lộc”.

Quả đúng như vậy, chỉ trong vòng hơn 3 năm, gia đình anh chị đã tiếp thêm 3 thành viên mới với đầy đủ những ánh mắt và nụ cười.

Lên bàn mổ 4 lần vẫn tự hào mẹ bỉm sữa may mắn nhất sức khỏe tốt, hậu phương vững

Thai kỳ là giai đoạn người mẹ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và những thay đổi về sức khỏe. Nếu không có một cơ địa ổn định và chỗ dựa vững chắc rất khó có thể vượt qua 9 tháng 10 ngày.

Thế nhưng, chị Giang là một bà mẹ bỉm sữa cực may mắn khi vừa có một người chồng hết mực thương yêu vợ, vừa có một người mẹ đẻ luôn ở bên sát cánh. Lại thêm một cơ thể khỏe mạnh với hệ thống xương khớp và cơ địa ổn định.

Mẹ 5 năm 4 lần sinh mổ, cả thanh xuân chỉ amp;#34;ăn và đẻamp;#34;, kinh tế đã có chồng lo - 4

Các bé đã tự biết chăm sóc cho nhau.

Chị Giang chia sẻ: “May mắn của mình là thai kì của mình diễn ra rất nhẹ nhàng, có chồng lo lắng kinh tế, có bà ngoại hết lòng vì con vì cháu ở bên. Như mọi người bảo, mình có chỗ dựa vững chắc cho nên việc sinh mổ mấy bé liên tục mình không cảm thấy nặng nề một chút nào. Mình chỉ đi lại nhẹ nhàng hơn, ăn uống bình thường, không kiêng khem bất cứ một cái gì, thích gì ăn nấy”.

Khi được hỏi về quá trình thai kỳ và những khó khăn khi mang bầu, chia sẻ về kinh nghiệm cũng như chế độ sau sinh mổ, chị Giang không giấu giếm, việc bổ sung thêm vitamin tổng hợp, sắt, canxi là cực kỳ quan trọng, mẹ bỉm sữa thời nay không nên quá kiêng khem như các mẹ ngày xưa, sau sinh mổ nên ăn uống phong phú. Khi con ốm hoặc sốt virus cần những phương pháp can thiệp kịp thời để tạo cho con có sức đề kháng tốt nhất về sau.

Việc chăm con của bà mẹ này không quá vất vả bởi đến việc bữa ăn của các con cũng rất đơn giản, “ba mẹ ăn gì các con ăn nấy”.

Mẹ 5 năm 4 lần sinh mổ, cả thanh xuân chỉ amp;#34;ăn và đẻamp;#34;, kinh tế đã có chồng lo - 5

Chặng đường sinh nở vất vả nhưng Chị Võ Thu Giang luôn có người chồng tuyệt vời cùng đồng hành.

Nếu như cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng từ tỉnh lẻ ra thành phố lập nghiệp đầy những bon chen mệt mỏi thì với chị Giang điều đó trở nên đơn giản bởi luôn có nội ngoại hai bên đồng hành, “quá trình chăm con đều rất nhẹ nhàng khi mình có “mẹ Ngoại” và “mẹ Nội” ở cùng hỗ trợ, cùng ông xã vô cùng hiểu vợ, tâm lý và kinh tế thì một tay chồng lo tất cả”, mẹ bỉm sữa tâm sự.

Những nguy cơ khi sinh mổ liên tiếp

Theo bác sỹ Nguyễn Thùy Nhung (Phó trưởng khoa sản Bệnh viện E), Những trường hợp mổ đi mổ lại nhiều lần ngoài những nguy cơ của phẫu thuật nói chung như tai biến của gây tê, gây mê, nguy cơ chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng thì còn thêm nguy cơ tổn thương các tạng trong ổ bụng vì thường sẹo mổ cũ sẽ có nguy cơ dính các tạng vào vết mổ thành bụng, đặc biệt là bàng quang, vì thế những lần phẫu thuật sau bao giờ cũng nguy cơ cao hơn những lần phẫu thuật trước.

Ngoài ra, những bệnh nhân sinh mổ nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ chửa vết mổ, nguy cơ rau tiền đạo, nguy cơ rau cài răng lược, nguy cơ vỡ tử cung trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Đó là những nguy cơ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thai phụ.

Chính vì vậy, sản phụ nên đợi ít nhất 2 năm sau sinh để vết mổ lành hẳn mới mang bầu tiếp. 

Bác sĩ Dung cũng cho biết không có quy định tối đa cho việc sinh mổ nhưng thường khi bệnh nhân đã phẫu thuật lấy thai 2 lần thì đến lần phẫu thuật thứ 3 chúng tôi đều khuyên bệnh nhân nên thắt vòi tử cung để tránh thai.

Phát hiện mang thai sớm sau sinh mổ, mẹ nên làm gì?

Theo bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương), nếu người mẹ bị "vỡ kế hoạch", mang thai sớm sau khi đẻ mổ thì nên lưu ý: 

- Kiểm tra tại bệnh viện lại vết mổ cũ xem có đảm bảo an toàn cho thai kỳ này .

- Cần phải thông báo cho bác sĩ lý do bạn sinh mổ lần 1, những tai biến sau lần sinh mổ thứ nhất, các tiền sử bệnh án liên quan tới vết mổ.

- Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi vết mổ cũ có gây đau không? Nếu có bất kỳ dấu hiệu đau bất thường nào ở vết mổ cũ như đau nhói lên, đau liên tục, đau nang trên xương mu cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.

- Nên tới bệnh viện trước ngày dự sinh để được làm các xét nghiệm tiền phẫu, đánh giá xem có thể sinh mổ lần 2.

Nếu bác sĩ sản khoa khám thấy nguy hiểm cho tính mạng mẹ có thể phải đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt nguy cơ nứt vết mổ, vỡ tử cung,...

Bà mẹ liều mạng sinh mổ 4 lần, từng dặn mẹ có mệnh hệ gì hãy chăm sóc các cháu
Mang bầu sớm sau đẻ mổ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé nên chị Lan Anh nhiều lần được bác sĩ khuyên bỏ thai.
Bình An - Ảnh: NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề 9 tháng 10 ngày khổ tận cam lai