Mẹ Hà Nội sinh mổ tập 3 hết 60 triệu đồng, kéo vali đi đẻ như đi nghỉ dưỡng, về nhà vẫn nhớ cơm viện

Thảo Nguyên - Ngày 11/10/2022 09:08 AM (GMT+7)

Bỏ ra 1 khoản chi phí lớn để được theo dõi thăm khám suốt thai kỳ và đi đẻ thuận lợi nhất, ngày vợ chồng chị kéo vali đi đẻ chẳng khác gì được đi nghỉ dưỡng.

Mẹ Hà Nội sinh mổ tập 3 hết 60 triệu đồng, kéo vali đi đẻ như đi nghỉ dưỡng, về nhà vẫn nhớ cơm viện - 1

Tính đến thời điểm này, chị Thu Hà ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội sinh con thứ 3 đã được 9,5 tháng. Thế nhưng khi nhắc tới lần bầu bí và đi đẻ lần 3, chị vẫn nhớ như in.

Hai con đầu, chị Hà thường tự đi khám và đi sinh, không theo một bệnh viện hay bác sĩ nào cụ thể. Cho đến khi quyết định sinh con tập 3, chị mới theo một bệnh viện tư để được thăm khám, sinh đẻ hoàn toàn từ A-Z theo gói thai sản của viện này.

Chị Thu Hà ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội và 3 lần sinh nở (Ảnh: NVCC)

Chị Thu Hà ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội và 3 lần sinh nở (Ảnh: NVCC)

“Do 2 lần đẻ mổ nên lần thứ 3 mang bầu mình sẽ vẫn phải mổ. Vì thế mình quyết định chọn một bệnh viện tư có dịch vụ chăm sóc tốt nhưng vẫn phải tính đến viện nào gần Viện  Nhi Trung ương hay Phụ sản Hà Nội để nếu có tai biến gì khi đẻ thì 2 mẹ con vẫn có thể nhanh chóng được chuyển tới viện tuyến trên xử lý sớm nhất”, chị Hà nói.

Mẹ Hà Nội sinh mổ tập 3 hết 60 triệu đồng, kéo vali đi đẻ như đi nghỉ dưỡng, về nhà vẫn nhớ cơm viện - 3

Vì sinh mổ lần thứ 3 nên chị Hà quyết định chọn một bệnh viện tư có dịch vụ chăm sóc tốt (Ảnh: NVCC)

Vì sinh mổ lần thứ 3 nên chị Hà quyết định chọn một bệnh viện tư có dịch vụ chăm sóc tốt (Ảnh: NVCC)

Cụ thể số tiền chị Hà bỏ ra trong suốt thai kỳ của mình như sau:

- Tiền mua thẻ chăm sóc thai kỳ từ tuần thứ 12 đến lúc sinh: 33 triệu đồng

Chị mua thẻ thai sản chăm sóc thai kỳ từ tuần thứ 12 cho đến lúc sinh. Thẻ này chị Hà mua với giá 33 triệu gồm tất cả những xét nghiệm bà bầu phải làm, nằm phòng tiêu chuẩn sau sinh…

- Tiền mua gói mổ đẻ cao cấp: 15 triệu đồng

Sau đó, chị Hà lại tiếp tục bỏ thêm 15 triệu mua gói mổ đẻ cao cấp gồm các dịch vụ: giảm đau, nằm phòng 1 mình, bữa ăn cho người nhà đi chăm, tắm gội khô cho bà đẻ, chiếu plasma sau sinh cho nhanh lành vết mổ…

- Tiền thăm khám thai ở các phòng khám bên ngoài: 5 triệu đồng

Mặc dù mua cả gói thai sản nhưng do ngôi thai ngược và nhiều lúc con không lên cân nên có những thời điểm, chị Hà còn đến siêu âm ở nhiều phòng khám sản khoa khác.

Đơn cử tháng cuối cùng của thai kỳ, chị thường xuyên đến 1 phòng khám ở Vạn Phúc, Hà Đông. Cứ vài 3 hôm chị lại khám tái 1 lần nên tiền thăm khám ngoài hết khoảng 2,5 triệu đồng. Tổng cộng khám các nơi khác trong thai kỳ cũng phải hết 2,5 triệu đồng nữa nên riêng khoản thăm khám này cũng tốn khoảng 5 triệu đồng.

Mẹ Hà Nội sinh mổ tập 3 hết 60 triệu đồng, kéo vali đi đẻ như đi nghỉ dưỡng, về nhà vẫn nhớ cơm viện - 5

Dù phải chi trả một khoản chi phí kha khá nhưng chị không tiếc để 2 mẹ con khỏe mạnh nhất (Ảnh: NVCC)

Dù phải chi trả một khoản chi phí kha khá nhưng chị không tiếc để 2 mẹ con khỏe mạnh nhất (Ảnh: NVCC)

- Tiền mua quần áo cho mẹ bầu: 0 đồng

Do mang bầu vào mùa dịch Covid nên chị Hà không mua sắm quần áo mà vẫn mặc những quần áo cũ. Chị cũng không ra ngoài mùa dịch nên không tốn kém khoản này. Bạn bè tặng một vài bộ nên cũng đủ cho chị mặc suốt thai kỳ.

- Tiền mua quần áo sơ sinh cho bé: 1,3 triệu đồng

Dù sinh 2 con trước đó vài năm nhưng chị đã cho quần áo và các đồ dùng của con thứ 2 cho nhiều mẹ khác. Vậy là khi sinh lần 3, chị bỏ ra 1,3 triệu để mua sắm toàn bộ quần áo và vật dụng cho bé sơ sinh.

- Tiền triệt sản sau sinh: 2 triệu đồng

Sau sinh, chị có nhu cầu triệt sản nên bác sĩ tiến hành làm ngay khi mổ đẻ cho mẹ với chi phí là 2 triệu đồng.

Tổng các khoản chi phí: 57,8 triệu đồng

Kéo vali đi đẻ mà vợ chồng chị chẳng khác gì đi nghỉ dưỡng (Ảnh: NVCC)

Kéo vali đi đẻ mà vợ chồng chị chẳng khác gì đi nghỉ dưỡng (Ảnh: NVCC)

Chi gần 60 triệu đồng, mẹ bầu đi đẻ chẳng khác đi nghỉ dưỡng, về vẫn nhớ cơm viện

Sinh nở lần 3, mẹ bầu này đã chi 1 khoản tiền khủng để được chăm sóc suốt thời kỳ mang thai và đi đẻ nhằm được hưởng dịch vụ tốt nhất trong giai đoạn vượt cạn.

Theo đó, đến ngày khám thai, chị Hà đều được nhân viên bệnh viện gọi điện nhắc nhở đi khám đúng lịch. Ngày đi đẻ, vợ chồng kéo vali đi sinh mà chẳng khác gì như đi nghỉ dưỡng. Thậm chí những ngày vợ sinh, chồng chị phải đi công tác vắng mặt 1-2 ngày ở viện với vợ thì vẫn yên tâm vì mọi ăn uống, ngủ nghỉ của chị đều được phục vụ tận giường.

Không những thế, sau sinh về nhà, chị còn được các bác sĩ dinh dưỡng luôn đồng hành chỉ bảo ăn như nào để mẹ không tăng cân, không bị tiểu đường thai kỳ, con lớn nhanh như thổi. Từ đó mẹ bầu như chị có thể yên tâm về thai kỳ của mình.

Đặc biệt những ngày đẻ mổ nằm viện, chị cũng học được cách chăm sóc bản thân khi ở cữ, cách dọn dẹp phòng bà đẻ để thoáng đãng sạch sẽ nhất.

Lần ở cữ này, chị chăm con và ở cữ cực đơn giản nhưng vẫn khoa học (Ảnh: NVCC)

Lần ở cữ này, chị chăm con và ở cữ cực đơn giản nhưng vẫn khoa học (Ảnh: NVCC)

Hai lần trước mình ở cữ với hàng đống tã lót, khăn xô bừa bộn. Nhưng lần thứ 3 này, giường bà đẻ mình lúc nào cũng gọn gàng, con cũng chỉ mặc mỗi bộ body, không có 1 chiếc tã lót nào mà vẫn ăn ngon ngủ kỹ. Ở cữ nhàn tênh luôn khi kê cao gối ngủ, chẳng phải tốn công giặt”, chị Hà khẳng định.

Đặc biệt sau khi ở cữ, nhiều khi cả 2  mẹ con chị Hà đều nhớ bệnh viện: “Mẹ thì nhớ cơm bệnh viện rất thơm ngon còn con thì nhớ không gian và cái nôi ở viện. Mấy hôm đầu sau sinh về nhà, con quen nằm chiếc nôi dốc dốc và chăn lông ủ ấm nên hơi quấy khíc. Sau đó, con cũng quen dần và trộm vía rất ngoan”.

Kim Tae Hee sinh 2 con dáng vẫn đẹp mướt mải, ăn đứt golf thủ nghi đang hẹn hò Bi Rain
Phụ nữ thường lão hóa nhanh hơn sau khi bầu bí, sinh nở, nhưng dường như tượng đài nhan sắc Kim Tae Hee là một ngoại lệ.

Giảm cân sau sinh

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cẩm nang đi đẻ