Dù đã trải qua các lớp học tiền sản, xin kinh nghiệm của không ít tiền bối đi trước, thậm chí đọc thuộc tất cả các cuốn sách về mang thai và sinh đẻ, bạn cũng sẽ bất ngờ với vô số tình huống oái ăm phía sau cánh cửa phòng sinh.
Có cơn co vẫn bị bác sĩ đuổi về nhà
Khi mang bầu lần đầu ở những tháng cuối, điều mẹ quan tâm nhất là các dấu hiệu chuyển dạ. Thậm chí bác sĩ theo dõi thai kỳ cũng dặn đi dặn lại rằng có cơn co thì phải vào bệnh viện ngay. Ấy vậy mà đôi khi sự thật lại không phải vậy đâu nhé!
Nhiều trường hợp oái ăm mẹ bầu xuất hiện cơn co và đã đến ngày dự sinh, nhưng khi bác sỹ thăm khám lại không thấy tử cung có biến chuyển gì, hoặc cơn co quá nhẹ. Khi đó bác sỹ thường yêu cầu mẹ bầu về nhà, dặn chỉ quay lại khi xuất hiện cơn co nhanh và mạnh hơn.
Xấu hổ vì trong phòng sinh có quá nhiều người
Nếu bạn xem phim sẽ thấy cảnh trong phòng đẻ chỉ có bác sĩ, y tá. Ê-kíp đỡ đẻ tuy cũng đông thật đấy, nhưng sự thật còn khiến bạn bất ngờ hơn gấp nhiều lần. Nếu bạn đi đẻ đúng ngày có đoàn thực tập sinh thì xin chúc mừng bạn, ngoài ê-kip bác sĩ, y tá đỡ đẻ thì có có vô số thực tập sinh đừng nhìn bạn sinh con nữa cơ.
Có nhiều người chạm vào chỗ nhạy cảm
Nếu bạn là người may mắn dễ đẻ, quá trình chuyển dạ nhanh thì không sao. Nhưng nếu cơn chuyển dạ kéo dài cả ngày trời thì một sự thật nữa bạn nên biết sớm để chuẩn bị tinh thần. Đó là cứ 1 vài tiếng lại có người đến thăm khám chỗ nhạy cảm.
Nhưng bạn yên tâm, thăm khám tử cung là việc các y tá và hộ sinh phải làm để kiểm tra xem tử cung của bà bầu đã mở bao nhiêu phân rồi để mời bạn nằm lên giường đẻ bắt đầu công cuộc chào đón em bé ra đời.
Bác sỹ có thể không ở bên cạnh bạn
Nếu như trên phim, vâng lại là trên phim, bạn thấy bà bầu đi đẻ luôn được bao nhiêu người vây quanh hỏi thăm, động viên, theo dõi. Thế nhưng sự thật không giống trên phim đâu, trên thực tế, chỉ có y tá, hộ sinh theo dõi quá trình chuyển dạ của mẹ. Đối với những trường hợp đặc biệt, bác sỹ mới là người trực tiếp chỉ đạo. Thậm chí nếu quá trình chuyển dạ diễn ra chậm, đôi khi bạn sẽ nằm 1 mình trong phòng sinh nữa cơ. Tuy nhiên mẹ hoàn toàn yên tâm vì mọi chuyện đều nằm trong tầm kiểm soát của bác sỹ nhé!
Đặt ống thông tiểu
Nếu mẹ bầu chọn cách sinh con không đau tức là sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc sinh con bằng phương pháp mổ thì mẹ sẽ được các bác sĩ đặt ống thông tiểu. Bởi tác dụng của thuốc mê sẽ khiến mẹ không hay biết gì về việc cần phải đi tiểu nên ống thông tiểu chính là giải pháp tối ưu. Cảm giác lúc đặt ống thông tiểu sẽ khá lạ, mẹ nên chuẩn bị tinh thần trước nhé!
Đại tiện
Khi thuốc gây mê màng cứng còn tác dụng, mẹ sẽ không có cảm giác mình đã đi đại tiện. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường hết nhé mẹ ơi, chẳng có gì phải xấu hổ cả. Và hầu hết sản phụ đều đại tiện trên bàn sinh dù đã được thụt tháo trước đó nên nếu có "bĩnh" ngay ra trên bàn đẻ thì cũng là điều hết sức bình thường mẹ bầu nhé!
Rạch tầng sinh môn
Đây là vấn đề hều hết các mẹ sinh thường đều biết và quan tâm nhưng có nhiều mẹ do không tìm hiểu trước nên cũng khá bất ngờ. Rạch tầng sinh môn là nơi bác sĩ thực hiện một vết cắt từ cửa âm đạo hướng xuống hậu môn để hỗ trợ cho quá trình sinh nở được dễ dàng. Nên yêu cầu bác sĩ tiêm tê để rạch tầng sinh môn cho đỡ đau hay "khâu sống" sẽ tốt hơn?
Mẹ bầu không nên quá lo lắng nhé, vì nếu được gây tê ngoài màng cứng thì lúc khâu tầng sinh môn hầu hết sản phụ đều không thấy đau. Có bệnh viện bác sĩ sẽ chọn tiêm tê tại chỗ cần khâu để giảm đau cho sản phụ. Tuy nhiên, có 1 sự thật rằng, cho dù được tiêm tê hay khâu sống, thì cảm giác đó cũng không đau bằng những cơn đau đẻ đâu!
Bác sĩ nam xuất hiện trong phòng sinh
Sự xuất hiện trong phòng sinh của các bác sĩ nam luôn khiến sản phụ sinh con lần đầu cảm thấy ngại ngùng, nhưng sự thật thì đây là một lợi thế rất lớn. Bởi bác sĩ nam có tay nghề cao, thể lực tốt, nhiều trường hợp khẩn cấp gặp phải trong quá trình sinh nở thì hầu hết các bác sĩ nam đều xử lý những tình huống một cách hợp lý hơn.
Những người có kinh nghiệm trong công việc đỡ đẻ đều cho biết, tâm lý của bác sĩ nam rất vững vàng, họ có thể đùa giỡn, cười đùa với sản phụ trong khi đỡ đẻ để giải tỏa căng thẳng cho mẹ.