Quá dự sinh 7 ngày mẹ bầu vẫn ung dung ở nhà, lúc mổ đẻ cả phòng sinh bốc mùi nồng nặc

Thảo Nguyên - Ngày 24/10/2022 14:00 PM (GMT+7)

Dù đã quá ngày dự sinh nhưng thai phụ này vẫn ở nhà đợi, vì thế khi đi sinh suýt xảy ra biến cố.

Đó là câu chuyện về người phụ nữ tên Tiểu Linh kết hôn với chồng học cùng thời đại học. Sau đám cưới hạnh phúc, do ở quê chỉ có mình mẹ chồng sống thui thủi 1 mình nên cặp đôi này quyết định về quê sống cùng bà. Dẫu yêu thương con cái nhưng do là người phụ nữ nông thôn, bà có suy nghĩ lạc hậu.

Lúc Tiểu Linh mang thai, mẹ chồng cô đã vui mừng khôn xiết. Bà đã mua nhiều đồ ngon về bồi bổ cho con dâu, ngóng chờ ngày cháu trai chào đời. Cũng may người vợ trẻ này có thai kỳ rất suôn sẻ và những tháng đầu cô đi khám thai thường xuyên.

Tuy nhiên, khi sức khỏe thai kỳ ổn định, Tiểu Linh không đi khám nữa vì nhà cô cách nơi khám khá xa. Chưa kể, mẹ chồng cô cho rằng thay vì đi khám thường xuyên, con dâu nên ở nhà nghỉ ngơi sẽ tốt hơn.

Mẹ chồng cho rằng thay vì đi khám thường xuyên, con dâu nên ở nhà nghỉ ngơi sẽ tốt hơn (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng cho rằng thay vì đi khám thường xuyên, con dâu nên ở nhà nghỉ ngơi sẽ tốt hơn (Ảnh minh họa)

Mặc dù đã đến ngày dự sinh nhưng bà mẹ trẻ này vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì chuyển dạ. Vì thế khi quá ngày dự sinh 4 ngày, cô nhờ chồng chở đến bệnh viện khám nhưng mẹ chồng Tiểu Linh ngăn lại vì cho rằng không cần thiết. Bà còn bảo, con ở lâu trong bụng mẹ càng cứng cáp. Cứ khi nào có dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên thì đi đẻ.

Nghe lời mẹ chồng, Tiểu Linh ở nhà theo dõi thêm vài ngày, lúc này đã quá ngày dự sinh hơn 1 tuần. Cô cảm nhận thấy con ít đạp hơn bình thường nên được anh xã tức tốc đưa đến viện. Vừa nghe sản phụ trình bày, các bác sĩ lập tức đưa cô vào phòng mổ.

Lúc em bé được đưa ra khỏi cơ thể mẹ thì bé sơ sinh bị yếu do thiếu oxy, nước ối đục. Cả phòng sinh xộc lên một mùi rất khó chịu khắp cả phòng. Cơ thể bé lại bị tím tái, phổi có nguy cơ nhiễm trùng và phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt sau sinh. Cũng may mắn vẫn còn cứu được em bé.

Vợ chồng trẻ này đã hối hận và khóc không ngừng do thiếu hiểu biết tin theo những kinh nghiệm của mẹ chồng, không đi thăm khám định kỳ đều đặn, đặc biệt là những tháng cuối.

Vừa nghe sản phụ trình bày, các bác sĩ lập tức đưa cô vào phòng mổ (Ảnh minh họa)

Vừa nghe sản phụ trình bày, các bác sĩ lập tức đưa cô vào phòng mổ (Ảnh minh họa)

Đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, phải làm thế nào?

Nhiều người cho rằng, quá ngày dự sinh con vẫn chưa ra là chuyện bình thường và không cần lo lắng. Tuy nhiên, điều này không đơn giản như các mẹ vẫn tưởng.

Vì thế, khi thấy ngày dự sinh đã qua 2 -5 ngày, tốt nhất thai phụ nên thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được khám và theo dõi kỹ càng.

Nếu là lỗi sai do tính ngày dự kiến sinh thì sẽ không sao nhưng nếu thực sự là quá ngày thì thai phụ sẽ được chỉ định nhập viện để quan sát tình trạng và có thể phải mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thai quá ngày chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi khiến sản phụ có thể gặp một số rủi ro sau: Thai bị chết lưu; Thai nhi quá lớn nên khó sinh qua ngả âm đạo; Thai nhi hít phải nước ối có phân su, khiến cho thai nhi gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng sau sinh; Lượng nước ối giảm nghiêm trọng sẽ khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Thực tế, khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì thai phụ cần đi khám thai để được theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao.

Quá trình khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi tim thai, đánh giá lượng nước ối nhiều hay ít, bánh rau có bị xơ hóa hay không. Nếu phát hiện các vấn đề bất thường thì thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Quá dự sinh 7 ngày mẹ bầu vẫn ung dung ở nhà, lúc mổ đẻ cả phòng sinh bốc mùi nồng nặc - 3

Thai phụ đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì nếu không được đánh giá đúng mức độ và xử lý kịp thời thì sẽ khiến cho bánh nhau bị thoái hóa, thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng nên dẫn đến suy thai và tử vong trong bụng mẹ.

Một số trường hợp khác, thai nhi dù quá ngày nhưng nhau thai vẫn hoạt động tốt, em bé vẫn phát triển nhưng quá nặng cân khiến quá trình sinh nở của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn.

Nếu quá ngày dự kiến sinh nhưng cổ tử cung thuận lợi, bác sĩ tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hay sẽ dùng phương pháp kích thích chuyển dạ tạo điều kiện để bà mẹ sinh thường qua ngả âm đạo.

Đa số thai phụ đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường muốn sinh con bằng hình thức mổ đẻ nhiều hơn so với việc áp dụng phương pháp khởi phát chuyển dạ để đẻ thường.

Thực tế, thai quá ngày dự sinh không hẳn là thai già tháng, do vậy thai phụ cần có kiến thức nhất định về các vấn đề thai sản để đưa ra nhận định thay vì lo lắng thái quá. Bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi tình trạng thai nhi thông qua việc thăm khám lâm sàng và đánh giá các chỉ số siêu âm. Nếu kết quả cho thấy thai nhi vẫn an toàn và không bị suy thì mẹ bầu vẫn nên kiên nhẫn chờ chuyển dạ hoặc áp dụng phương pháp gây chuyển dạ.

Bác sĩ sản khoa hơn 20 năm kinh nghiệm chỉ cách tính ngày dự sinh chính xác nhất
Bác sĩ Lê Văn Hiền cho biết có rất nhiều cách tính tuổi thai và ngày dự sinh nhưng không có bất cứ phương pháp nào có độ chính xác 100%.

Bài chuyên gia

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con